Những khó khăn, tồn tạ

Một phần của tài liệu Đảm bảo bình đẳng giới trong lao động việc làm ở tỉnh Nghệ An (Trang 61)

14 Giáo dục và đào tạo 50330 13269 37061 65110 19907 45203

2.3.4 Những khó khăn, tồn tạ

Nghệ An vẫn đang là một tỉnh nghèo, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế không nhiều, khả năng đầu tư và thu hút đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh còn hạn chế. Trình độ dân trí không đồng đều giữa các vùng miền, chịu ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo còn nặng nề. Địa bàn miền núi rộng lớn, cơ sở hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi, điện, thông tin... ở các vùng sâu vùng xa còn khó khăn, làm ảnh hưởng lớn đến phát triển sản xuất, sinh hoạt, đời sống, tiêu thụ sản phẩm, cũng như khả năng tìm việc làm và tự tạo việc làm đối với người lao động, trong đó có lao động nữ. Mặt khác, chịu sự tác động lớn của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, thiên tai, dịch bệnh làm ảnh hưởng đến đời sống người dân và việc làm của người lao động nói chung. ....đây cũng chính là những điều kiện trở ngại đối với việc thực hiện bình đẳng giới trên các lĩnh vực chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội nói chung và bình đẳng trong lĩnh vực lao động, việc làm nói riêng. Qua đánh giá bước đầu cho thấy, hiện nay, công tác bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, việc làm trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn, tồn tại.

Tư tưởng mang tính định kiến về giới còn tồn tại khá phổ biến trong nhân dân, kể cả trong một bộ phận cán bộ, công chức. Đó là những định kiến về giới và tư tưởng trọng nam hơn nữ trong xã hội, như " Đàn ông việc nhà, đàn bà việc cửa", " việc bếp núc là của đàn bà", " đàn ông là trụ cột gia đình", " phụ nữ không cần học nhiều"... Phần lớn các gia đình đều thích có con trai hơn con gái, coi công việc gia đình, nội trợ, chăm sóc con, người già, người ốm là công việc của phụ nữ,…Thời gian làm việc của phụ nữ thường kéo dài hơn nam giới khoảng 4 giờ trong ngày. Ngoài việc tham gia công việc xã hội, phụ nữ phải gánh vác công việc ở nhà. Phụ nữ ít có thời gian nghỉ ngơi, học tập nâng cao trình độ hơn nam giới, nhất là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc bồi dưỡng, phát triển cán bộ nữ ở nơi này, nơi kia vẫn còn hạn chế, một số đơn vị kinh tế ,thậm chí, không muốn nhận lao động nữ vì ngại thực hiện chế độ thai sản và những lý do khác. Trong lao động việc làm,

mặc dù chênh lệch về tỷ lệ không nhiều nhưng thu nhập thực tế của nam giới vẫn cao hơn nữ giới.

Việc lồng ghép giới trong Chương trình việc làm chưa được các ngành quan tâm đúng mức. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cấp huyện, xã chưa gắn với mục tiêu giải quyết việc làm có yếu tố giới. Số lượng lao động nữ được giải quyết việc làm hàng năm còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu thực tế. Đồng thời, trong khi điều kiện giải quyết việc làm tại chỗ còn nhiều hạn chế, một bộ phận người lao động, trong đó có lao động nữ ở vùng nông thôn, miền núi không muốn đi làm việc xa nhà, đặc biệt là xuất khẩu lao động, nên giải quyết việc làm còn gặp khó khăn.

Hiện nay, số phụ nữ có trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp thấp còn nhiều, thu nhập hạn chế, đời sống khó khăn, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động khu vực nông thôn mới đạt 80%. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi chất lượng lao động ngày càng phải được nâng cao, nhưng trình độ hiểu biết pháp luật của đa số lao động nữ quá thấp, sự tụt hậu về tay nghề so với yêu cầu ngày một cao, làm cho vị thế của lao động nữ trên thị trường bị sút giảm, dẫn đến tỷ lệ phụ nữ thất nghiệp, thiếu việc làm, nhất là ở khu vực nông thôn còn ở mức cao.

Vì bị phụ thuộc kinh tế, bị hạn chế tiếp cận những thông tin nên phụ nữ hạn chế với việc phòng tránh, chữa trị cũng như việc tìm kiếm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đặc biệt ở những vùng nông thôn, các vùng sâu, vùng xa.

Do tỷ lệ cán bộ nữ tham gia lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách thấp hơn nam giới, nên các chính sách còn thiếu “ nhạy cảm giới” và chưa chú ý đến đặc thù của lao động nữ, các chính sách đối với lao động nữ tính khả thi chưa cao.

Việc thiếu thông tin dữ liệu tách biệt theo giới tính trong lĩnh vực lao động việc làm gây khó khăn cho việc đánh giá chính xác đến vấn đề liên quan đến vấn đề bình đẳng giới trong lao động, việc làm và đưa ra những biện pháp hữu hiệu trong việc đảm bảo bình đẳng giới và đạt mục tiêu bình đẳng trong lĩnh vực này.

Nguồn lực đầu tư cho giải quyết việc làm nói chung và hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm phát triển kinh tế vẫn còn hạn chế.

Nhận thức rõ những khó khăn, tồn tại để các ngành, các cấp, các cơ quan đoàn thể, các địa phưong và bản thân lao động nữ có sự thay đổi phù hợp, vận hành trong cơ chế, điều kiện mới để tiếp tục phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Đảm bảo bình đẳng giới trong lao động việc làm ở tỉnh Nghệ An (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)