– Nhận tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ các loại kỳ hạn và khơng kỳ hạn.
– Nhận tiền gửi thanh tốn, tiền gửi chuyên dùng bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ các loại.
– Thực hiện các dịch vụ NH hiện đại.
phân biệt thành phần kinh tế).
– Thanh tốn quốc tế, thanh tốn trong nước. – Bảo lãnh (dự thầu, thực hiện hợp đồng....).
3.5 PHÂN TÍCH SƠ BỘ KẾT QUẢ HOẠT ðỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ðẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2006-2008
3.5.1 Phân tích kết quả kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường cĩ sự cạnh tranh gay gắt thì việc tạo ra lợi nhuận tối đa với chi phí thấp nhất là vấn đề quyết định. ðây chính là điều phản ánh rõ nét nhất hiệu quả sử dụng vốn. Ta hãy cùng tìm hiểu kết quả kinh doanh của BIDV Cần Thơ được thể hiện qua bảng 1.
Bảng 1: Kết quả kinh doanh của BIDV Cần Thơ từ 2006 – 2008
ðVT: Triệu đồng So sánh 2007 với 2006 2008 với 2007 Khoản mục Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Thu từ lãi 86.781 84.408 149.024 (2.373) (2,73) 64.616 76,55 Chi trả lãi 71.636 57.550 126.338 (14.086) (19,66) 68.788 119,52 Thu nhập lãi rịng 15.145 26.858 22.686 11.713 77,34 (4.172) (15,53)
Thu ngồi lãi 41.996 16.021 25.238 (25.975) (61,85) 9.217 57,53 Chi ngồi lãi 35.892 27.758 34.831 (8.134) (22,66) 7.073 25,48
Thu nhập ngồi lãi 6.104 (11.737) (9.593) (17.841) (292,28) 2.144 18,26
Lợi nhuận 21.249 15.121 13.093 (6.128) (28,84) (2.028) (15,49)
(Nguồn: Phịng Kế hoạch tổng hợp )
Từ năm 2006 đến năm 2008, nền kinh tế Việt Nam nĩi chung và cần Thơ nĩi riêng cĩ nhiều biến động, nhất là chịu ảnh hưởng bởi việc xuống dốc của thị trường chứng khốn. Vì vậy, theo xu hướng chung, lợi nhuận của BIDV Cần Thơ qua 3 năm cĩ sự sụt giảm rõ rệt.
Qua số liệu ở bảng 1 ta thấy lợi nhuận 2007 giảm 6.128 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm là 28,84%; chủ yếu là do thu từ lãi và thu ngồi lãi giảm 2,73% và 61,85%. Tuy nhiên, việc thu từ lãi và thu ngồi lãi cho vay tăng rất nhanh vào năm 2008, thu từ lãi tăng 64.616 triệu đồng và thu ngồi lãi tăng 9.217 triệu đồng, tỷ lệ tăng rất cao, đến 76,55% và 57,53% so với năm 2007. Thu từ lãi là
các khoản thu do NH cho vay các TCKT và cá nhân, vì vậy, thu từ lãi cĩ biến động như vậy là do doanh số cho vay của NH giảm vào năm 2007 và tăng vào năm 2008. Các khoản thu ngồi lãi là các khoản thu do NH thực hiện các dịch vụ NH như phí dịch vụ chuyển khoản, mua bán ngoại tệ, mở L/C. Nhưng chủ yếu thu ngồi lãi là các khoản thu được nợ xấu của các năm trước đĩ. Năm 2006 thu ngồi lãi ở mức cao chủ yếu do NH đã thu được các khoản nợ chưa thu được những năm trước. Năm 2007 và 2008 tình hình kinh tế biến động nên ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các DN, NH khơng thể thu hồi thêm được các khoản nợ xấu nên thu ngồi lãi hai năm này đều thấp so với năm 2006. Nhưng về thực chất thu ngồi lãi từ các hoạt động phi TC đều tăng lên. Năm 2008 NH tăng cường triển khai các dịch vụ phi TD như dịch vụ chuyển tiền với Western Union, mở rộng mạng lưới ATM...
Bên cạnh thu nhập cĩ được, NH cịn phải cĩ khoản chi phí phải trả. Năm 2007 việc chi trả lãi giảm 14.086 triệu đồng so với năm 2006 đĩ là do nguồn vốn huy động đã giảm. Tuy năm 2008 thu nhập tăng nhanh nhưng đồng thời chi phí trả lãi cũng tăng nhanh do NH phải trả lãi cho TG vì tiền cho vay chủ yếu lấy từ tiền huy động và từ vốn điều chuyển. Cụ thể NH phải trả lãi TG năm 2008 tăng 68.788 triệu đồng, tăng đến 119,52%. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2008 lãi suất TG ngắn hạn rất cao do lạm phát tăng, vì vậy chi trả lãi mới tăng đột biến vào năm 2008. Tương tự thu ngồi lãi, chi ngồi lãi bao gồm chi phí hoạt động và chi phí quản lý. ðiều đặc biệt ở BIDV Cần Thơ là khi thu được nợ xấu trong những năm trước các NH chi nhánh phải chuyển về hội sở chính một phần nào đĩ, và khoản chuyển về hội sở chính được tính là chi ngồi lãi. Vì vậy, năm 2006 chi ngồi lãi ở mức cao nhất trong 3 năm là do năm này NH thu được nhiều khoảng nợ xấu trong những năm trước thì phải chuyển về hội sở. Năm 2007, 2008 so về số tuyệt đối thì chi ngồi lãi giảm so với năm 2006, về thực chất là chi phí năm 2007 và 2008 đều cĩ tăng lên. Năm 2008 chi trả ngồi lãi tăng 7.073 triệu đồng, tăng 25,48% so với năm 2007. Chi trả ngồi lãi tăng vào năm 2008 là do các chi phí phát sinh trong hoạt động của NH tăng. Do NH tăng các khoản cho vay vào năm 2008 vì vậy tăng chi phí cho việc in ấn, lập hồ sơ vay và chi phí giám sát hiệu quả sử dụng vốn vay của các DN.
Mặt khác, do khoản trích dự phịng rủi ro của NH trong 3 năm qua tăng rất nhanh và nợ xấu cũng cao trong năm 2008, dẫn đến lợi nhuận của NH năm 2008 cũng giảm 2.028 triệu đồng, tương ứng giảm 15,49% so với năm 2007.
Nhìn chung lợi nhuận của BIDV Cần Thơ giảm từ năm 2006 đến 2008. Thế nhưng, đứng trước tình hình kinh tế bị khủng hoảng như hiện nay, lợi nhuận của NH chỉ giảm tỷ lệ thấp là do NH đã cĩ chính sách phù hợp với cơ chế thị trường nhằm hạn chế phần nào ảnh hưởng của sự biến động kinh tế, nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với quy định của NHNN.
3.5.2 Thuận lợi và khĩ khăn
3.5.2.1 Thuận lợi
_ Cần Thơ là vùng kinh tế trọng điểm của ðồng bằng Sơng Cửu Long, hiện nay cĩ rất nhiều cơng trình như cầu Cần Thơ, khu cơng nghiệp và khu dân cư mới Nam Cần Thơ, khu dân cư mới Nam Long… nhất là Cần Thơ đã trở thành Thành phố trực thuộc Trung Ương và ngày càng phát triển về cơ sở hạ tầng, mà khối xây lắp vẫn là khách hàng truyền thống của BIDV Cần Thơ.
_ Việc triển khai thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư thương mại - dịch vụ với một số nước, chương trình hợp tác giữa TP Cần Thơ với TP Hồ Chí Minh và các tỉnh ðồng Bằng Sơng Cửu Long mở ra triển vọng mới cho TP Cần Thơ trong phát triển kinh tế xã hội.
_ Cơ sở vật chất kỹ thuật tại chi nhánh được trang bị khá đầy đủ.
_ Các quy chế, quy trình được chuẩn hĩa nhằm thiết lập nền tảng tốt, ổn định cho chi nhánh hoạt động.
_ Sản phẩm dịch vụ dựa trên cơng nghệ hiện đại phát triển khá nhanh. _ Qua nhiều năm hoạt động, NH đã xây dựng được hệ thống cơng nghệ hồn chỉnh trong nghiệp vụ kế tốn, TD.
_ Cơng tác đào tạo cán bộ được chú trọng và chuẩn hĩa dần.
3.5.2.2 Khĩ khăn
Tuy cĩ nhiều thuận lợi, song hoạt động NH khơng tránh khỏi những khĩ khăn xảy ra, làm hạn chế hiệu quả hoạt động của NH.
_ Số lượng và mạng lưới hoạt động của các TCTD càng được mở rộng tạo sức ép cạnh tranh ngày càng lớn trong tất cả các mặt hoạt động.
_ Vấn đề quản lý vĩ mơ của Nhà nước, nhiều văn bản luật, dưới luật ra đời rồi sửa đổi thường xuyên.
_ Ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao, dẫn đến việc xử lý các mĩn nợ quá hạn của NH bị hạn chế, kém hiệu quả.
_ Cuối năm 2007, đầu năm 2008 nền kinh tế chịu ảnh hưởng của sự tụt dốc trên thị trường chứng khốn. Và năm 2008, Việt Nam chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ. Thực tế, trong năm 2008, thị trường tiền tệ và hoạt động NH trên địa bàn TP Cần Thơ diễn biến rất phức tạp: lãi suất liên tục biến động, tăng nhanh và tăng cao; huy động vốn của các NH gặp khĩ khăn do sự dịch chuyển tiền gửi của khách hàng gắn liền cuộc “chạy đua lãi suất” giữa các NH; nhu cầu thanh khoản cao... và hoạt động của các NHTMCP cũng khơng nằm ngồi quá trình đĩ.
Mặc dù cĩ nhiều khĩ khăn nhưng với nỗ lực của NH cùng với kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm hoạt động BIDV Cần Thơ luơn tìm được chỗ đứng cho mình trong lĩnh vực tiền tệ và TD trong khu vực.
3.6 PHƯƠNG HƯỚNG TRONG NĂM 2009 CỦA NGÂN HÀNG ðẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH CẦN THƠ
ðịnh hướng chung của BIDV Việt Nam là trở thành tập đồn tài chính – ngân hàng đa sở hữu, hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực: ngân hàng, bảo hiểm, chứng khốn, tài chính, vươn lên ngang tầm các tập đồn tài chính – ngân hàng tiên tiến trong khu vực ASEAN.
ðịnh hướng của BIDV Cần Thơ trong năm 2009 là:
_ Giữ vững và nâng cao vị thế, thị phần, giữ vững vai trị chủ lực trong đầu tư phát triển. ðồng thời nâng cao sức mạnh trong điều kiện hội nhập và cơng nghệ phát triển.
_ Tạo chuyển biến về lượng và chất trong việc huy động vốn. _ Tăng trưởng ổn định, an tồn, phù hợp với nguồn vốn huy động.
_ Tăng tổng tài sản, tăng huy động vốn, tăng khách hàng, tăng thu dịch vụ, giảm nợ xấu.
_ Hồn chỉnh cơ cấu mới.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG ðẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
CHI NHÁNH CẦN THƠ
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ðỘNG VỐN 4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng
Nguồn vốn của BIDV Cần Thơ được hình thành từ hai nguồn chính: nguồn vốn huy động bao gồm TG tiết kiệm, TG của TCKT, phát hành giấy tờ cĩ giá và phần lớn vốn điều chuyển từ Hội sở. Hiện nay, NH đang tăng cường huy động từ nguồn TG thanh tốn của các đơn vị, TCKT và TG tiết kiệm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và đồng thời mở rộng các nghiệp vụ cĩ liên quan. ðể hiểu rõ cơ cấu nguồn vốn của BIDV Cần Thơ biến động qua các năm ra sao, chúng ta cùng xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn của BIDV Cần Thơ từ 2006 – 2008
ðVT: Triệu đồng
So sánh
2007 với 2006 2008 với 2007 Khoản mục Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Vốn huy động 505.869 424.409 488.344 (81.460) (16,1) 63.935 15,06 Vốn điều chuyển 292.978 492.708 564.876 199.730 68,17 72.168 14,64 Vốn và quỹ tại chi nhánh 20.530 15.245 13.118 (5.285) (25,74) (2.127) (13,95) Vốn khác 18.630 14.176 13.727 (4.454) (23,91) (449) (3,17) Tổng vốn 838.007 946.538 1.080.065 108.531 12,95 133.527 14,11 (Nguồn: Phịng Kế hoạch tổng hợp )
Nhìn chung tổng nguồn vốn của BIDV Cần Thơ qua 3 năm 2006 – 2008 cĩ sự gia tăng đáng kể. Năm 2006, tổng vốn của NH là 838.007 triệu đồng, năm 2007 đã tăng thêm 108.531 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 12,95% so với năm 2006. ðến năm 2008, khoản mục này càng tăng hơn nữa, tổng vốn là 1.080.065 triệu đồng, tăng 14,11% so với năm 2007. Tổng vốn của NH thay đổi đã dẫn đến sự thay đổi trong cơ cấu nguồn vốn của NH, ta hãy cùng xem xét sự thay đổi tỷ trọng từng khoản mục nguồn vốn qua 3 năm:
Hình 1: Cơ cấu nguồn vốn của BIDV Cần Thơ từ 2006 – 2008
(Nguồn: Phịng Kế hoạch tổng hợp)
Từ hình trên, ta thấy nguồn vốn chủ yếu của NH là vốn huy động và vốn điều chuyển từ Hội sở.
Vốn điều chuyển là vốn do BIDV Hội sở điều chuyển cho BIDV Cần thơ, nhằm giúp cho các chi nhánh trực thuộc cĩ đủ nguồn vốn để cung cấp TD cho khách hàng của mình khi vốn huy động tại chi nhánh cịn hạn chế. ðây là nguồn vốn cần thiết để chi nhánh hoạt động liên tục, Qua biểu đồ, ta nhận thấy BIDV Cần thơ vẫn cịn phụ thuộc rất nhiều vào vốn điều chuyển từ NH cấp trên, năm 2006 nguồn vốn này là 292.978 triệu đồng, chiếm 34,96% trong tổng nguồn vốn tại chi nhánh. Năm 2007, tỷ trọng của vốn điều chuyển càng gia tăng, 492.708 triệu đồng, chiếm 52,05% trong tổng nguồn vốn. ðến năm 2008, vốn điều chuyển tiếp tục tăng, tăng thêm 72.168 triệu đồng, chiếm 52,3% trong tổng
Năm 2006
Năm 2007
nguồn vốn. Nguồn vốn này cĩ thể xin điều chuyển bất cứ lúc nào và chỉ chịu lãi xuất nhỏ hơn hoặc bằng so với khoản đi vay đối với các TCTD khác. ðiều đặc biệt ở BIDV là vốn điều chuyển cho các chi nhánh khơng cĩ hạn mức nhất định, mà chỉ cĩ lãi suất trần, và lãi suất này ở thay đổi tùy theo từng thời kỳ và mức chấp nhận được để các chi nhánh cĩ thể cho vay ra khách hàng. Việc vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng cao qua 3 năm khơng phải là khơng tốt cho quá trình hoạt động của BIDV. Vì ở BIDV hội sở cĩ chức năng như là nơi điều hịa vốn giữa các chi nhánh với nhau. Vì vậy, BIDV Cần Thơ sử dụng nhiều vốn điều chuyển là do tại địa bàn cĩ nhu cầu cao về cung cấp vốn TD.
Vốn huy động tại địa phương của NH năm 2006 là 505.869 triệu đồng, chiếm 60,37% trong tổng nguồn vốn. Năm 2007 là 424.409 triệu đồng, chiếm 44,84% trong tổng nguồn vốn. Ta thấy vốn huy động năm 2007 giảm 16,1% so với năm 2006. Nguyên nhân là do năm 2007 là năm các NHTM nhà nước dư thừa vốn khả dụng nhiều và kéo dài, vì vậy NH khơng gia tăng vốn huy động tại địa phương là điều tất yếu. ðến năm 2008, vốn huy động tăng một cách đáng kể, 488.344 triệu đồng, chiếm 45,21% tổng nguồn vốn, tăng đến 15,06% so với năm 2007. Năm 2008 do BIDV cĩ chính sách mới, đĩ là các chi nhánh sẽ tăng cường vốn huy động tại địa phương, hạn chế sử dụng vốn điều chuyển và tăng tính cạnh tranh cho các NH chi nhánh. Mặt khác do năm 2008 là năm xảy ra lạm phát rất cao. Vì vậy, NHNN đã đưa ra các chính sách nhằm kiềm chế lạm phát như việc mua tín phiếu bắt buộc và trên địa bàn thành phố đã xuất hiện cuộc chạy đua lãi suất. Mục tiêu của năm là hút tiền từ thị trường vào để giảm lạm phát, vì vậy BIDV đã thực hiện linh hoạt hơn các hình thức huy động truyền thống như kỳ hạn gởi và rút tiền linh hoạt hơn, tiết kiệm dự thưởng, phát hành giấy tờ cĩ giá ngắn hạn, phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn 3 đến 5 năm,... ðồng thời NH đã nâng lãi suất tiết kiệm nhằm thu hút nguồn vốn trong dân cư.
Về khoản mục Vốn và quỹ tại chi nhánh, đây là vốn do BIDV Cần Thơ được giữ tại chi nhánh. Năm 2006 vốn này là 20.530 triệu đồng, chiếm 2,45% tổng nguồn vốn. Tỷ trọng này trong năm 2007 cĩ sự thay đổi, giảm 25,74% so với năm 2006, chiếm 1,61% tổng nguồn vốn. ðến năm 2008 vốn và quỹ này tiếp tục giảm. Vốn và quỹ tại chi nhánh là 13.118 triệu đồng, chiếm 1,21% tổng
nguồn vốn, tỷ lệ giảm thấp hơn so với năm 2007. Nguyên nhân chủ yếu là NH đã trích lập rủi ro nhiều vào năm 2008 và đầu tư vào tài sản cố định tại chi nhánh.
Cuối cùng là Vốn khác, gồm: thu nhập giữ lại, hao mịn tài sản cố định, thuê TC và các quỹ và vốn khác tại chi nhánh. Khoản mục này giảm dần năm 2007 và 2008. Năm 2006 vốn khác là 18.630 triệu đồng, chiếm 2,22% tổng nguồn vốn, năm 2007 là 14.176 triệu đồng, giảm 23,91%. ðến năm 2008, vốn khác giảm nhẹ, chỉ giảm 449 triệu đồng, giảm 3,17% so với năm 2007, tỷ trọng của khoản mục này cũng giảm, chiếm 1,27% vào năm 2008. Trong đĩ, thu nhập giữ lại là khoản nguồn vốn quan trọng để NH cĩ thể mở rộng hoạt động kinh doanh tại chi nhánh. Năm 2007 và 2008 vốn này giảm do NH đã sử dụng để tăng cường thêm tài sản cố định tại chi nhánh và tăng thuê tài sản TC tại chi nhánh.
4.1.2 Phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng
Với phương châm “ði vay để cho vay” trong những năm qua BIDV Cần Thơ luơn tập trung tăng cường cho cơng tác huy động vốn. Thực hiện nguyên tắc phấn đấu huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi tại địa phương để tái đầu tư phát