Phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Chiến lược marketing mix tại các Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trường hợp Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội (Trang 71 - 74)

Để định hƣớng trở thành một ngân hàng có tầm cỡ, kinh doanh đa năng, hội nhập với cộng đồng ngân hàng quốc tế thì một yếu tố không thể thiếu đó chính là con ngƣời. Một ngân hàng có thể trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị trong một thời gian ngắn nhƣng không thể một lúc có ngay đội ngũ cán bộ tƣơng xứng để tổ chức, vận hành và quản lý các nghiệp vụ của ngân hàng. Do đó, đào tạo và phát triển nhân viên là công tác đƣợc ƣu tiên hàng đầu của SHB.

nghiệp vụ, chuẩn mực trong đạo đức kinh doanh, chuyên nghiệp trong phong cách làm việc và nhiệt tình phục vụ khách hàng. Các nhân viên trong hệ thống SHB đƣợc khuyến khích đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ chuyên môn phù hợp với chức năng công việc nhằm thực hiện tốt các dịch vụ đa dạng của ngân hàng và luôn hoàn thiện để có thể thực hiện những công việc có trách nhiệm cao hơn.

Đội ngũ nhân viên của SHB không ngừng đƣợc bổ sung và củng cố. Tính đến cuối năm 2011, tổng số nhân viên của toàn hệ thống SHB là 2.840 ngƣời tăng thêm hơn 40% so với năm 2010 (2.022 ngƣời); và tăng thêm 111% so với năm 2009 (1.348 ngƣời). Tại các địa bàn thành phố loại I, các nhân viên có trình độ khá cao, chiếm đến trên 90% có trình độ đại học và trên đại học. Trong toàn hệ thống, số có trình độ đại học chiếm 83%, trên đại học chiếm 3%. Do SHB là một ngân hàng trẻ, nhân viên trẻ nên trình độ trên đại học còn chƣa cao. Tuy nhiên, đây cũng là nguồn nhân lực chất lƣợng cao, nhiệt tình với công việc và khả năng nhanh nhạy, nắm bắt, xử lý vấn đề tốt.

Bên cạnh đó, SHB luôn chú trọng đến công tác đào tạo. Năm 2010, SHB chính thức thành lập Trung tâm đào tạo tách riêng ra khỏi phòng Tổ chức và Đào tạo. Trƣớc nhu cầu bức thiết là hội nhập kinh tế quốc tế, Ban lãnh đạo SHB đã hoạch định chiến lƣợc phát triển đúng đắn, có lộ trình thực hiện và bƣớc đi thích hợp. Trong chiến lƣợc phát triển của mình, SHB chú trọng đến nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực tƣơng xứng với các ngân hàng tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Tại Trung tâm đào tạo, SHB tập trung đào tạo những chƣơng trình nghiệp vụ mới, chƣơng trình chuyên sâu nhằm nâng cao và cập nhật kiến thức cho nhân viên liên tục phục vụ công việc đƣợc tốt nhất. Những nghiệp vụ đƣợc SHB chú trọng đào tạo là kỹ năng thẩm định dự án, phân tích tài chính, quản lý tín dụng doanh nghiệp, nâng cao chất lƣợng hoạt động khối nguồn vốn, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng, nâng cao kỹ năng tin học ứng dụng đặc biệt là nhuần nhuyễn hệ thống công nghệ lõi của ngân hàng….Tuy nhiên, trong chƣơng trình đào tạo còn khuyết chƣa đào tạo về năng lực Marketing nhằm tăng khả năng nhận thức và vận dụng Marketing vào công việc của nhân viên.

Bảng 2.11: Kết quả đào tạo của SHB giai đoạn 2009 - 2011

Tiêu chí 2008 2009 2010 2011

Tổng số lớp học đã tổ chức (lớp) 22 61 340 858 Tổng số lƣợt nhân viên tham dự (lƣợt) 530 600 2.400 8.700

Nguồn: Báo cáo tổng kết SHB giai đoạn 2008-2011

Năm 2008, SHB vẫn đi tìm kiếm và ổn định đội ngũ nhân sự trên toàn hệ thống. Do đó, các khóa học tổ chức thƣờng là các khóa học cho nhân viên tân tuyển để họ tiếp cận và hiểu hệ thống SHB. Đến năm 2009, nhân sự đi vào ổn định, SHB mở rộng chƣơng trình đào tạo sâu và rộng hơn cho từng nhân viên nghiệp vụ do đó số lƣợng nhân viên và số lớp học tăng lên. Năm 2010 là năm SHB triển khai phần mềm Core Banking, các lớp đào tạo dày đặc liên tục trên toàn hệ thống nhằm hƣớng dẫn nhân viên hiểu và tác nghiệp trên Core. Chất lƣợng đào tạo ngày càng đƣợc chú trọng, các lớp đào tạo đều có các hình thức kiểm tra kết quả của những học viên tham gia. Và đến năm 2011, SHB củng cố đội ngũ nhân viên, bên cạnh các khóa đào tạo nội bộ, Trung tâm đào tạo còn liên hệ với các Tổ chức đào tạo có uy tín bên ngoài tổ chức các khóa đào tạo thiết thực để nâng cao chất lƣợng cán bộ SHB.

Để tạo sự gắn bó giữa nhân viên và Ngân hàng, SHB luôn quan tâm tới nâng cao thu nhập và đời sống cán bộ. Cụ thể là mức lƣơng bình quân của cán bộ nhân viên luôn gia tăng qua các năm (bảng 2.12) và đƣợc coi là tƣơng đối khá so với các NHTM khác.

Bảng 2.12: Thu nhập bình quân của CBNV SHB giai đoạn 2009 - 2011

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Tổng số lao động 1.348 2.022 2.595

Thu nhập bình quân/LĐ/tháng(1000đ/ngƣời) 7.91 10.7 14.01

Nguồn: Phòng Tổ chức và Nhân sự của SHB năm 2011

Bên cạnh đó, SHB còn chú trọng tới chế độ khen thƣởng, chế độ phụ cấp bảo hiểm xã hội, sinh hoạt đoàn thể và các chính sách khác. Chế độ khen thƣởng cho nhân viên của SHB gắn liền với kết quả hoạt động kinh doanh và chất lƣợng công

việc thực hiện. Hàng năm, ngoài tiền lƣơng, thƣởng trong các dịp Lễ, Tết của quốc gia SHB thƣởng cho các đơn vị, cá nhân tiêu biểu, thƣởng sáng kiến để kích thích và thúc đẩy ngƣời lao động.

Ngoài ra, SHB còn thƣờng xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt đoàn thể nhằm tạo không khí vui tƣơi, thân thiện cho nhân viên. Hàng năm, SHB thực hiện chế độ nghỉ mát, đồng phục cho nhân viên, tổ chức khám sức khỏe định kỳ. Đặc biệt, SHB rất chú trọng đến tổ chức các hoạt động cứu trợ, xã hội, từ thiện,... thông qua đó xây dựng tinh thần hỗ trợ, đùm bọc trong tập thể nhân viên SHB với nhau và với xã hội.

Một phần của tài liệu Chiến lược marketing mix tại các Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trường hợp Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội (Trang 71 - 74)