* Môi trường chính trị - pháp luật
Nền chính trị ở Việt Nam đƣợc đánh giá thuộc vào dạng ổn định trên thế giới. Đây là một yếu tố rất thuận lợi cho sự phát triển của ngành ngân hàng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Một nền chính trị ổn định sẽ giúp các doanh nghiệp phát triển và các doanh nghiệp nƣớc ngoài yên tâm đầu tƣ vốn vào các ngành kinh doanh trong nƣớc; giảm các nguy cơ khủng bố, đình công… qua đó giúp hoạt động kinh doanh tránh đƣợc rủi ro, thúc đẩy ngành ngân hàng phát triển. Các tập đoàn tài chính nƣớc ngoài đầu tƣ vào ngành ngân hàng Việt Nam dẫn đến cƣờng độ cạnh tranh trong ngành tăng tạo điều kiện thúc đẩy ngân hàng phát triển.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng chịu sự tác động mạnh mẽ của luật phátp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp kinh doanh trong ngành ngân hàng. Các chính sách tài chính và ngân sách quốc gia cũng tác động mạnh mẽ tới các ngân hàng nhƣ chính sách về thuế và các hệ thống thuế sẽ quyết định đến mức lợi nhuận và khả năng tích lũy để phòng chống rủi ro của các ngân hàng. Hệ thống thuế đánh vào các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cũng gián tiếp ảnh hƣởng đến ngân hàng và những thay đổi về chính sách thuế đối với các doanh nghiệp sẽ tác động trực tiếp tới chi phí sản xuất, giá thành và kế hoạch tài chính lợi nhuận. Nếu mức thuế tăng lên, việc trả nợ của các doanh nghiệp sẽ bị ảnh hƣởng. Chính sách giá cả của nhà nƣớc có vai trò
định hƣớng và điều tiết thị trƣờng hàng hóa. Sự thay đổi và biến động về giá cả đã đặt ra nhiều vấn đề cho các doanh nghiệp và các ngân hàng nhất là khi giá cả hàng hóa bị thả nổi, tốc độ tăng giá nhanh ảnh hƣởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Lạm phát tăng làm cho các ngân hàng huy động vốn khó khăn, rủi ro tín dụng tăng lên, tỉ giá và trạng thái ngoại hối sẽ biến động. Đối với các NHTM, gia nhập WTO đồng nghĩa với sự gia tăng áp lực cạnh tranh từ phía các ngân hàng nƣớc ngoài với năng lực tài chính tốt hơn, công nghệ, trình độ quản lý và hệ thống sản phẩm đa dạng, có chất lƣợng cao hơn và có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Các NHTM Việt Nam sẽ gặp khó khăn rất lớn do đồng thời phải hƣớng các hoạt động ra thị trƣờng bên ngoài và cạnh tranh với các ngân hàng nƣớc ngoài tham gia vào thị trƣờng Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam mới chỉ đề cập đến một vài nội dung của chính sách cạnh tranh, chƣa có chính sách thống nhất để quản lý có hiệu quả hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng và hầu nhƣ chƣa chú ý đến việc nghiên cứu xây dựng chính sách nhà nƣớc đối với cạnh tranh ngân hàng. Thậm chí, các ngân hàng cũng chƣa kịp thời chú trọng phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới, công nghệ chƣa đƣợc coi là công cụ hàng đầu để nâng sức cạnh tranh, dịch vụ cung cấp vì thế còn nghèo nàn, thiếu an toàn. Nhƣ vậy có thể thấy rằng những thay đổi của môi trƣờng pháp lý đã đem đến cho lĩnh vực kinh doanh ngân hàng một loạt các cơ hội mới và cả thách thức mới. Do vậy, các ngân hàng phải thƣờng xuyên nắm bắt đƣợc những thay đổi của các quy định pháp luật để chủ động điều chỉnh hoạt động kinh doanh cho phù hợp với những quy định mới. Bên cạnh đó, phải phân tích và dự báo xu hƣớng thay đổi của môi trƣờng luật pháp cũng nhƣ xu hƣớng toàn cầu hóa thị trƣờng tài chính ngân hàng sẽ tác động đến cách thức điều tiết, kiểm soát của ngân hàng trung ƣơng đối với các ngân hàng thƣơng mại và các quy định của các tổ chức tài chính thƣơng mại quốc tế có những liên quan đến hoạt động của ngân hàng nhƣ AFTA, WTO…
* Môi trường văn hóa – xã hội
Năng lực cạnh tranh của ngân hàng bị chi phối khá nhiều bởi các yếu tố văn hóa. Mỗi đất nƣớc, mỗi vùng, mỗi miền có môi trƣờng văn hóa khác nhau. Nó có ảnh
hƣởng đến nhu cầu của khách hàng trong việc sử dụng các sản phẩm của ngân hàng. Do vậy, môi trƣờng văn hóa là một trong những yếu tố đƣợc các nhà kinh doanh ngân hàng nghiên cứu kỹ lƣỡng trong việc ra các quyết định kinh doanh của mình. Tại Việt Nam, ngƣời dân có thói quen tiêu tiền mặt, do vậy việc phát hành các loại hình thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng trong dân cƣ gặp nhiều khó khăn. Hoặc những ngƣời có thói quen ngại đến ngân hàng gửi tiền, điều này cũng làm giảm nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng. Đặc biệt, tâm lý ngƣời dân Việt Nam luôn biến động không ngừng theo những quy luật do sự biến động trên thị trƣờng mang lại nhƣ khi tình hình kinh tế lạm phát thì ngƣời dân chuyển gửi tiền mặt sang tiết kiệm vàng… Tốc độ đô thị hóa cao (sự gia tăng các khu công nhiệp, khu đô thị mới) cùng cơ cấu dân số trẻ khiến nhu cầu sử dụng dịch vụ tiện ích do ngân hàng cung ứng gia tăng. Văn hóa là rào cản rất lớn khi ngân hàng muốn thâm nhập vào thị trƣờng mới. Việc nghiên cứu các yếu tố thuộc môi trƣờng văn hóa không những để xác định rõ các tác động của chúng tới hành vi sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng và lựa chọn ngân hàng của khách hàng, mà còn giúp các nhà quản trị ngân hàng chủ động trong việc thiết kế mô hình tổ chức phù hợp với đặc điểm văn hóa từng vừng, từng khu vực thị trƣờng trong cả nƣớc và quốc tế, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
* Môi trường công nghệ
Sự thay đổi về công nghệ có tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế và xã hội. Nó làm thay đổi phƣơng thức sản xuất, cách thức tiêu dùng và cả phƣơng thức trao đổi của xã hội nói chung cũng nhƣ của ngân hàng nói riêng. Phƣơng thức trao đổi giữa khách hàng với ngân hàng trên thị trƣờng rất nhạy cảm với các tiến bộ về công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin. Ngân hàng là một trong những ngành rất quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh. Ngày nay, hoạt động của ngân hàng không thể tách rời khỏi sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Trên thực tế, những thay đổi của công nghệ thông tin đã tác động mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Công nghệ mới cho phép ngân hàng đổi mới không chỉ quy trình nghiệp vụ mà còn đổi mới cả cách thức phân phối, đặc biệt là phát triển dịch vụ mới nhƣ sự phát triển của mạng lƣới máy tính mạng cho phép ngân
hàng cung cấp dịch vụ ngân hàng 24/24. Những thay đổi công nghệ vừa tác động mạnh mẽ tới phƣơng thức sản xuất của các ngành sản xuất, vừa tác động tới cách thức sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng của dân cƣ, vừa tạo ra những nhu cầu, đòi hỏi mới về dịch vụ ngân hàng và hoạt động ngân hàng nhƣ sự ra đời và phát triển của thƣơng mại điện tử đã đặt ra yêu cầu mới cho ngân hàng trong việc cung ứng dịch vụ thanh toán… Công nghệ ngân hàng cũng có bƣớc phát triển đáng ghi nhận. Trong vài năm gần đây, các NHTM đã đẩy nhanh việc ứng dụng CNTT trong các dịch vụ ngân hàng hiện đại nhƣ: gửi tiền một nơi rút nhiều nơi bằng mạng online trực tuyến; dịch vụ thanh toán điện tử, với sự phổ biến trong việc ứng dụng công nghệ trong các hoạt động của nền kinh tế, nhƣ vấn tin số dƣ, thanh toán hàng hoá, dịch vụ qua Internet, qua Mobile; sử dụng thẻ thanh toán ngày càng tăng. Nhƣ vậy, việc nghiên cứu môi kỹ thuật công nghệ bao hàm những nguồn lực có ảnh hƣởng đến khả năng sáng tạo những dịch vụ mới và cả kỹ thuật liên lạc giữa ngân hàng và khách hàng nhằm khai thác những cơ hội thị trƣờng để đƣa ra những chính sách phù hợp. Kỹ thuật – công nghệ là sức mạnh mãnh liệt nhất của hoạt động kinh doanh ngân hàng. Nó đem đến những điều kỳ diệu của nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng nhƣ chuyển tiền nhanh, máy gửi, rút tiền tự động ATM, thanh toán tự động, card điện tử, ngân hàng tự động, ngân hàng Internet… Chính vì vậy mà thái độ của khách hàng đối với một ngân hàng còn tùy thuộc rất lớn vào những kỹ thuật mà ngân hàng sử dụng và mức độ mà ngân hàng thỏa mãn cho những nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Điều kiện kinh doanh và môi trƣờng hoạt động nhƣ trên đã ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh cũng nhƣ việc hoàn thành các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận… của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội. Tận dụng các cơ hội và phát huy các tiềm năng sẵn có, khi mà nền kinh tế Việt Nam bƣơc vào giai đoạn công nghiệp hóa và hội nhập, quá trình tiền tệ hóa nền kinh tế ngày càng sâu sắc cùng với sự dịch chuyển thị phần của các ngân hàng diễn ra nhanh hơn, SHB cần tạo nên sự bứt phá, tuy nhiên, đây là quá trình dài, liên tục và đặt ra cho SHB không ít thách thức.
* Môi trường kinh tế
Môi trƣờng kinh tế bao gồm các yếu tố ảnh hƣởng đến sức mua và cơ cấu chi tiêu của ngƣời tiêu dùng. Chúng chịu tác động bởi các yếu tố sau đây: thu nhập hiện tại (mức thay đổi, tỷ lệ thay đổi và xu thế thay đổi của nó), tỷ lệ xuất nhập khẩu, tốc độ tăng trƣởng và phát triển kinh tế quốc dân, tỷ lệ lạm phát, sự ổn định về kinh tế, chính sách đầu tƣ, tiết kiệm của Chính phủ…
Đối với Việt Nam, nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2012 là ƣu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì mức tăng trƣởng một cách hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trƣởng và tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Kết quả thực hiện trong 9 tháng đầu năm 2012 đƣợc thể hiện qua các thông số nhƣ sau: Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) - lạm phát đã giảm mạnh so với năm 2011 (đặc biệt trong hai tháng 6 và 7 có mức tăng trƣởng âm). So với tháng 12 năm 2011. chỉ số CPI 9 tháng đầu năm 2012 tăng khoảng 5%. Tỷ giá hối đoái ít thay đổi. Thị trƣờng vàng không ổn định, tăng giảm bất thƣờng. Mặt bằng lãi suất có xu hƣớng giảm. Tổng đầu tƣ xã hội ƣớc 9 tháng đầu năm 2012 đạt 708,6 nghì tỷ đồng, bằng 35,2% GDP và tăng 8,6% so cùng kỳ năm 2011. Xuất khẩu 9 tháng 2012 ƣớc đạt 82 tỷ USD (tăng 16,4% so cùng kỳ năm 2011). Nhập khẩu ƣớc đạt 82,5 tỷ USD (tăng 5% so cùng kỳ năm 2011). Nhƣ vậy nhập siêu khoảng 0,5 tỷ USD. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đăng ký trong 8 tháng đầu năm 2012 đạt 8,5 tỷ USD, bằng 66,1% cùng kỳ năm 2011. Đầu tƣ trực tiếp thực hiện 8 tháng đầu năm 2012 đạt 7,28 tỷ USD, bằng 99,7% cùng kỳ năm 2011. Hạn chế tăng trƣởng tín dụng đối với từng nhóm ngân hàng, cơ cấu lại toàn ngành ngân hàng và xử lý nợ xấu tồn động của các ngành ngân hàng là nhiệm vụ tiên quyết của ngành ngân hàng trong năm. Từ đó, có thể tạm nhận xét rằng các chính sách kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô về cơ bản có phát huy tác dụng, mức lạm phát đã giảm và kinh tế vĩ mô giữ đƣợc ở mức khá ổn định trong tầm ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu xét về trung và dài hạn thì kinh tế vĩ mô vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn, khó lƣờng.