SHB cần sắp xếp mạng lƣới chi nhánh, nhất là trên địa bàn đô thị, các thành phố lớn và củng cố bộ máy Trụ sở chính phù hợp dần với mô hình NHTM hiện đại. Việc nâng cấp, điều chỉnh chi nhánh và phòng giao dịch phải xuất phát từ thực tế, hiệu quả kinh doanh và an toàn. Các ban, phòng phải đƣợc xác định rõ chức năng, quyền hạn, trách nhiệm xuất phát từ công việc và vì công việc. Đặc biệt, sau khi sáp nhập với Habubank, SHB cần quan tâm xây dựng mô hình tổ chức phù hợp nhất sao cho hệ thống vận hành thống nhất, hiệu quả, phát huy đƣợc vai trò của Marketing.
thế của Ngân hàng. SHB chƣa có phòng Marketing theo đúng nghĩa mà chỉ thực hiện một số hoạt động quảng cáo, tiếp thị,... dƣới tên phòng “Phòng phát triển thƣơng hiệu”, từ đó dẫn đến hoạt động Marketing không mang tính chuyên nghiệp và hiệu quả đem lại chƣa cao. Thực tiễn hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng những năm qua, SHB nhận thấy ngày càng rõ hơn vai trò của Marketing. Vì vậy, cần thiết phải sớm đƣa vào mô hình tổ chức của Ngân hàng bộ phận Marketing riêng biệt, độc lập, có vị trí ngang bằng với các bộ phận khác (về phƣơng diện tổ chức) để thực hiện đúng những chức năng vốn có của nó. Dựa vào mục tiêu hoạt động của Ngân hàng trong từng thời kỳ, phòng Marketing sẽ có những hành động phù hợp để tác động đến thị trƣờng và công chúng sao cho mang lại hiệu quả sâu rộng nhất. Đặc biệt, SHB cần chú trọng đến nghiên cứu thị trƣờng một cách cụ thể và bài bản để xây dựng các chiến lƣợc Marketing phù hợp và thoả mãn thị trƣờng.
Cùng với bộ máy tổ chức hiện tại của SHB, với mỗi Khối kinh doanh gồm Khối Nguồn vốn, Khối Khách hàng cá nhân, Khối Khách hàng doanh nghiệp đều phải có một phòng riêng thực hiện chức năng nghiên cứu và phát triển thị trƣờng, Khối hỗ trợ sẽ có Phòng quan hệ cộng đồng phối hợp chặt chẽ với các Phòng nghiên cứu phát triển thị trƣờng trên để có những hành động, chiến lƣợc đồng bộ trong từng bƣớc phát triển của ngân hàng SHB.