Mở rộng và phát triển hệ thống phân phối

Một phần của tài liệu Chiến lược marketing mix tại các Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trường hợp Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội (Trang 62 - 65)

Trong giai đoạn mở cửa cho các ngân hàng nƣớc ngoài, một hạn chế của họ là mở rộng mạng lƣới, ngƣợc lại đây lại là thế mạnh của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Ý thức đƣợc lợi thế này, SHB đã không ngừng mở rộng mạng lƣới kênh

STT Loại phí Mức phí (VNĐ)

1 Phí phát hành

Phát hành thường Miễn phí

Phát hành nhanh (trong vòng 24h) 100.000

2 Phí thƣờng niên Miễn phí

3 Phí thay thế thẻ (do thẻ bị mất, hỏng rãnh

từ,..) 50.000

4 Phí cấp lại PIN 20.000

5 Phí thay đổi tài khoản kết nối đến thẻ 30.000

6 Phí tra soát, khiếu nại Miễn phí

7 Phí giao dịch thẻ

7.1 Phí giao dịch trên thiết bị ATM A Giao dịch trên thiết bị của SHB Miễn phí B Giao dịch trên thiết bị của Ngân hàng

thuộc liên minh Miễn phí

phân phối của mình. Đến thời điểm 31/12/2011, ngoài Trụ sở chính tại Hà Nội và 26 chi nhánh, 113 phòng giao dịch, SHB còn có 01 công ty trực thuộc là Công ty khai thác và quản lý tài sản AMCSHB; 19 ATM đang hoạt động.

Là ngân hàng phát triển tại Hà Nội muộn (2006) nhƣng SHB luôn nỗ lực đặt mục tiêu mở rộng mạng lƣới, phủ sóng toàn quốc và cả quốc tế, hoạt động trên quy mô rộng là điều kiện thuận lợi để SHB phát triển dịch vụ thanh toán, quản lý vốn cho khách hàng, huy động vốn và cho vay. Hiện tại, SHB đã có 26 chi nhánh hoạt động (trong đó có 01 chi nhánh ở Campuchia, 01 chi nhánh ở Lào); các phòng giao dịch và 01 công ty con, việc phát triển hệ thống thể hiện rõ qua biểu sau:

0 20 40 60 80 100 120 Chi nhánh 17 19 26 PGD 78 97 113 2009 2010 2011 Hình 2.4: Số lƣợng các điểm giao dịch SHB từ 2009 đến năm 2011

Nguồn: Phòng phát triển hệ thống ngân hàng SHB

Là ngân hàng mới, dù đã nỗ lực phát triển số lƣợng các điểm giao dịch nhƣng do điều kiện giới hạn của Ngân hàng nhà nƣớc về số vốn để có thể mở thêm chi nhánh hay PGD (100 tỷ x N1 + 50tỷ x N2<C trong đó N1 là số chi nhánh đã mở và đề nghị mở ở Hà Nội và Hồ Chí Minh; N2 là số chi nhánh đã mở và đề nghị mở ở đơn vị hành chính sự nghiệp ngoài Hà Nội và Hồ Chí Minh; C là vốn điều lệ của ngân hàng và một số điều kiện nghiêm khắc khác theo Quyết định số 13/2008/QĐ- NHNN của Ngân hàng Nhà nƣớc ngày 29/04/2008 về việc ban hành Quy định về

mạng lƣới hoạt động của ngân hàng thƣơng mại) nên kết quả đạt đƣợc chƣa đƣợc nhƣ mong đợi, chƣa phủ rộng khắp cả nƣớc gây khó khăn cho phát triển các dịch vụ nhƣ chuyển tiền, thanh toán. Việc mở các điểm giao dịch hiện nay còn phụ thuộc vào khách hàng và sản phẩm tiềm năng của vùng miền đó: ví dụ nhƣ Chi nhánh Bình Dƣơng có thế mạnh về cây cao su, các khu công nghiệp; Chi nhánh Quảng Ninh có những khách hàng tiềm năng kinh doanh than, khoáng sản….

Không nằm ngoài tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, SHB mở rộng hệ thống ra ngoài lãnh thổ Việt Nam, SHB đã thành lập chi nhánh Campuchia và chi nhánh tại Lào, dự kiến sẽ thành lập chi nhánh tại Myanmar. Đây là một bƣớc ngoặt của SHB trong tiến trình hội nhập thị trƣờng quốc tế.

Để đƣa sản phẩm dịch vụ đến với khách hàng, ngoài kênh phân phối là các chi nhánh, phòng giao dịch, SHB còn sử dụng hệ thống phân phối sản phẩm dịch vụ thông qua ngân hàng lớn với hệ thống phủ sóng toàn quốc nhƣ Vietcombank, Agribank…nhằm sử dụng các dịch vụ chuyển tiền, thanh toán và các tiện ích khác nhƣ hệ thống chuyển tiền Money Gram, Western Union….

Bên cạnh kênh phân phối truyền thống, SHB đặc biệt quan tâm đến phát triển các kênh phân phối dịch vụ ngân hàng hiện đại nhƣ dịch vụ Phone Banking, E- Banking, hệ thống máy giao dịch tự động ATM, POS... để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng về các giao dịch ngân hàng hiện đại, tiết kiệm thời gian, công sức cho khách hàng.

Với chủ trƣơng phát triển mảng dịch vụ thẻ nhƣng số lƣợng máy ATM của SHB rất khiêm tốn (19 chiếc) do chi phí đầu tƣ một cây ATM lớn; SHB đã chọn phƣơng thức kết nối liên thông với mạng lƣới ngân hàng trên toàn quốc thông qua Công ty CP dịch vụ Thẻ Smartlink, theo đó, chủ thẻ Solid SHB có thể thực hiện nhanh chóng các giao dịch nhƣ rút tiền mặt, vấn tin số dƣ tài khoản…tại 13.000 ATM và 47.000 điểm chấp nhận thẻ trên toàn quốc của hầu hết các ngân hàng Việt Nam thuộc 03 mạng Smartlink - VNBC - BanknetVN bao gồm hơn 40 ngân hàng thƣơng mại. Trong năm 2012, SHB dự kiến sẽ đầu tƣ thêm 80 cây ATM.

ngân hàng điện tử (Phone banking, SMS banking, Mobile Banking…) áp dụng cho tất cả các mạng điện thoại di động tại Việt Nam: VinaPhone, Viettel, EVN Telecom, Sfone,... đem lại nhiều tiện ích nhất cho khách hàng. Chỉ cần một chiếc điện thoại đi động, khách hàng có thể truy vấn thông tin tài khoản, nạp tiền cho thuê bao di động trả trƣớc, chuyển khoản siêu nhanh qua tin nhắn SMS, mua hàng khuyến mại chỉ thanh toán qua mạng và mua các sản phẩm khác nhằm tiết kiệm thời gian... ; thậm chí không cần số tài khoản, chỉ cần số tài khoản thẻ khách hàng có thể chuyển khoản chỉ trong 01 giây. Với mục tiêu tạo ra một kênh thanh toán trực tuyến hiện đại, thực sự tiện lợi và đáp ứng tối đa nhu cầu thanh toán, kiểm soát các thông tin tài khoản của khách hàng, trong thời gian tới, SHB sẽ tiếp tục phối hợp với các công ty viễn thông di động mở rộng, triển khai thêm nhiều loại hình dịch vụ mới phù hợp với nhu cầu thực tế của khách hàng trong tƣơng lai, các giao dịch phát sinh trên tài khoản mọi lúc.

Một phần của tài liệu Chiến lược marketing mix tại các Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trường hợp Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)