Giới tính, dân tộc, độ tuổi, trình độ học vấn của nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng mía huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 35 - 37)

Bảng 4.1: Giới tính, dân tộc, tuổi và trình độ học vấn của chủ hộ

Chỉ tiêu Tần số (hộ) Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 58 78,4 Nữ 16 21,6 Dân tộc Kinh 74 100 Tuổi <30 4 5,4 30 – 50 41 55,4 >50 29 39,2 Trình độ học vấn Không đi học 3 4,1 Cấp 1 27 36,4 Cấp 2 37 50,0 Cấp 3 6 8,1 Trên cấp 3 1 1,4 Tổng số 74 nông hộ

Nguồn: Kết quả khảo sát 74 nông hộ, 2014

Qua bảng 4.1 ta thấy, trong 74 hộ sản xuất mía thì có tới 58 hộ là do nam giới quyết định sản xuất chiếm tỷ lệ 78,4% là những người có nhiều kinh nghiệm trong các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, là người điều hành công việc sản xuất chính trong gia đình. Qua đó ta thấy đa phần quyết định sản xuất vẫn thuộc về nam giới, nữ giới chưa tham gia nhiều vào quyết định sản xuất chỉ có 16 hộ trong 74 hộ do nữ quyết định sản xuất chiếm tỷ lệ khoảng 21,6%. Tuy nam giới là người tham gia sản xuất chính nhưng qua quá trình tìm hiểu thì những nữ chủ hộ ở đây cũng đóng vai trò quan trọng không kém vào việc sản xuất mía vì đa phần họ đều khá lớn tuổi, một số họ có thể tự chăm sóc việc trồng mía, ít mướn nhân công, giảm khá nhiều chi phí.

Độ tuổi của nông hộ đa số tập trung từ 30 đến 50 tuổi, chiếm 55,4% trong tổng số, kế tiếp là độ tuổi trên 50 tuổi, chiếm 39,2%. Cho thấy đa số lao động ở độ tuổi thích hợp, có đủ thể lực để lao động chính trong sản xuất. Hơn nữa những người trong độ tuổi từ 30 đến 50 chiếm tỷ lệ cao cho thấy độ tuổi này nông hộ có nhiều kinh nghiệm, tích lũy và am hiểu hơn những đặc tính cũng như kỹ thuật trong việc sản xuất mía.

25

Từ kết quả điều tra cho thấy trình độ học vấn của các nông hộ chủ yếu chỉ học tới tiểu học và trung học cơ sở. Thể hiện rõ qua hình sau:

Nguồn: Kết quả khảo sát 74 nông hộ, 2014

Hình 4.1 Trình độ học vấn của chủ hộ

Theo hình 4.1 thì có tới 37 hộ đạt trình độ học vấn là cấp 2 chiếm 50%, kế tiếp có 27 chủ hộ có trình độ học vấn ở mức tiểu học chiếm 36,4%, trình độ cấp 3 có 6 hộ chiếm 8,1%, ngoài ra chỉ có 1 hộ trên cấp 3 chiếm 1,4%. Theo thông thường thì những người có trình độ học vấn cao thì khả năng tiếp cận công nghệ mới cũng như khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng tốt hơn. Bên cạnh đó nếu có tham gia tập huấn thì những người có học vấn cao cũng dễ dàng tiếp thu hơn, thế nhưng trình độ học vấn ở đây chỉtập trung vào cấp 1 và cấp 2, gây không ít khó khăn cho việc tiếp nhận cái mới của người dân cũng như khó khăn cho những người tuyên truyền kiến thức và tập huấn cho nông dân. Trình độ thấp sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông dân do những suy nghĩ và nhận thức cũng như khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật hạn chế, mà sản xuất ngày nay đòi hỏi người nông dân phải nhạy bén nắm bắt thông tin và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất để nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường.

Không đi học 4% Cấp 1 36% Cấp 2 50% Cấp 3 8% Trên cấp 3 1%

26

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng mía huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)