4.2.1 Chi phí sản xuất
Trong sản xuất, chi phí đầu tư ban đầu rất quan trọng bởi vì nó ảnh hưởng đến lợi nhuận. Việc sử dụng chi phí đầu vào hợp lí sẽ giúp cho lợi nhuận tăng. Trong mỗi loại hình sản xuất nông nghiệp, thì chi phí khác nhau cho các yếu tố đầu vào. Đối với sản xuất mía, chi phí đầu vào chủ yếu làchi phí mía giống, chi phí lao động gia đình và chi phí lao động thuê, chi phí thuốc BVTV, chi phí phân bón, chi phí lãi vay và một số loại chi phí khác. Để biết cụ thể từng khoản mục chi phí trên, chúng ta đi vào phân tích cụ thể từng khoản mục chi phí tham gia vào hoạt động sản xuất mía qua bảng sau:
33
Bảng 4.8: Tổng hợp một số khoản mục chi phí sản xuất mía của nông hộ
Khoản mục Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Độ lệch
chuẩn
Chi phí giống 2.769,2 726,9 1.750,9 506,5
Chi phí phân 2.216,7 638,1 1.398,1 331,2
Chi phí thuốc BVTV 292,3 15,1 100,7 59,9
Chi phí nhiên liệu và máy móc
1.042,3 0 267,9 219,5
Chi phí lao động thuê 5.100 1.211,5 3.034,7 797,8
Chi phí lao động gia đình
3.494,5 61,5 870,8 799,2
Chi phí lãi vay 1.250 0 136,3 224,7
Tổng 16.165 2.653,1 7.559,4
Nguồn: Kết quả khảo sát 74 nông hộ, 2014
Qua kết quả khảo sát và phân tích ở bảng 4.8 ta thấy có sự chênh lệch về các khoản chi phí như lao động, giống, phân bón, thuốc BVTV, chi phí lãi vay và chi phí nhiên liệu, máy móc. Trong sản xuất mía tại huyện Phụng Hiệp các khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí sản xuất là chi phí giống, chi phí phân bón, lao động thuê, lao động gia đình và chi phí lãi vay. Các khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng thấp là chi phí thuốc BVTV và chi phí nhiên liệu, máy móc. Sau đây là cơ cấu chi phí trong sản xuất mía của nông hộ:
34
Nguồn: Kết quả khảo sát 74 nông hộ, 2014
Hình 4.4: Cơ cấu chi phí bình quân sản xuất mía của nông hộ trên 1000m2
Chi phí giống
Giống là yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất của nông hộ, nếu chọn lựa giống không tốt sẽ ảnh hưởng tới sản lượng mía và ngược lại. Nông hộ thường chọn mua mía giống dễ trồng, thời gian ngắn nhưng cho năng suất cao, lợi nhuận cao, hay là những giống quen thuộc mà họ đã sử dụng nhiều năm,… lượng giống dùng để gieo trồng nhiều hay ít tùy thuộc vào kỹ thuật trồng của từng người, của từng khu vực và cũng vì tùy thuộc vào từng loại giống mà họ sử dụng, giống chín trễ, chín trung bình hay chín sớm có mật độ trồng khác nhau nên lượng giống mà các hộ mua cũng khác nhau. Nông hộ thường lựa chọn giống có năng suất cao, thời gian ngắn và dễ bán nên chi phí đầu tư giống cho một vụ khá cao. Chi phí giống trung bình là 1.750,9 ngàn đồng/công, chi phí giống cao nhất là 2.769,2 ngàn đồng/công và chi phí giống tối thiểu là 726,9 ngàn đồng/công. Đa phần nông hộ chọn phương thức thanh toán bằng tiền mặt là chủ yếu.
Chi phí phân bón
Phân bón là những dưỡng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của cây mía. Việc bón phân đúng thời điểm và đúng liều lượng không những giúp cho cây mía có hiệu quả hơn mà còn tiết kiệm được chi phí. Tuy nhiên đa phần người nông dân sử dụng phân để bón đều dựa trên kinh nghiệm
Chi phí giống 23% Chi phí phân 18% Chi phí thuốc BVTV 1% Chi phí nhiên liệu
và máy móc 4% Chi phí lao động thuê 40% Chi phí lao động gia đình 12%
Chi phí lãi vay 2%
35
cá nhân. Chính việc sử dụng phân bón dựa trên kinh nghiệm bón phân không đúng không những làm lãng phí phân bón mà còn làm cho chi phí tăng lên cao.
Qua khảo sát bảng 4.8 ta thấy chi phí phân bón chiếm tỷ trọng khá cao trên tổng chi phí là vì phân bón được bón định kỳ ở mỗi vụ, đa số hộ thường bón 3-4 lần trong vụ. Các loại phân thường được sử dụng ở các hộ là: NPK 20-20-15, NPK 25-25-5, NPK 16-16-8, urê, DAP,… Chi phí phân bón trung bình là 1.398,1 ngàn đồng/công, trong đó thấp nhất là 638,1 ngàn đồng/công và cao nhất là 2.216,7 ngàn đồng/công. Ở đây có sự chênh lệch giữa chi phí cao nhất và thấp nhất là do tùy thuộc vào liều lượng bón, cách bón cho từng giai đoạn của mía và mật độ trồng ở mỗi hộ khác nhau. Ngoài ra do việc sử dụng phân bón theo kinh nghiệm cá nhân, một số hộ cho rằng việc bón phân nhiều sẽ giúp cây phát triển tốt nên sự dụng lượng phân nhiều hơn so với những hộ khác. Mặt khác là do sự biến động của giá cả phân bón nên dẫn đến sự chênh lệch như vậy.
Chi phí phân bón trong sản mía của nông hộ tại huyện Phụng Hiệp gồm có chi phí phân Ure, chi phí phân DAP, chi phí phân NPK và chi phí phân bón khác như super lân.
Chi phí thuốc BVTV
Tùy theo loại giống nông hộ trồng mà có lượng sử dụng thuốc BVTV nhiều hay ít. Cây mía thường bị sâu đục thân, dế, rệp, bệnh than…để giảm những bệnh phát sinh này trong quá trình trồng nông dân thường sử dụng thuốc Basudin rải lúc đặt học hoặc trộn với phân để rải. Những loại giống chữ đường cao thì dễ sâu bệnh nên nông hộ sẽ sử dụng nhiều thuốc hơn. Còn những loại ít sâu bệnh thì chỉ cần dùng thuốc diệt cỏ, có khi không sử dụng thuốc diệt cỏ mà nông hộ tự làm hoặc thuê người làm cỏ.
Qua khảo sát bảng 4.8 ta thấy chi phí trung bình thuốc BVTV cho mía là 100 ngàn đồng/công, tùy thuộc vào mức độ sử dụng của nông hộ mà chi phí thuốc cũng khác nhau, nông hộ sử dụng cao nhất là 292,3 ngàn đồng/công, nhỏ nhất là 15,1 ngàn đồng/công. Theo các nông hộ cho biết nếu sử dụng thuốc BVTV càng nhiều thì năng suất đôi khi sẽ giảm vì kỹ thuật trồng mía tuy đơn giản nhưng rất cần đúng liều lượng, đúng thời điểm, đúng cách và nếu nông hộ sử dụng càng nhiều chi phí cho khoản mục này thì lợi nhuận sẽ giảm và ảnh hưởng đến chất lượng cây mía.
36
Chi phí máy móc và nhiên liệu bao gồm chi phí thuê máy móc, chi phí khấu hao máy nhà và chi phí nhiên liệu của nông hộ để phục vụ việc tưới tiêu và bơm sình cho cây mía. Tùy vào mục đích, đất và công suất của may mà nông hộ sử dụng ít hay nhiều, chi phí lớn nhất mà nông hộ bỏ ra là 1.042,3 ngàn đồng/công, chi phí trung bình là 267,9 ngàn đồng/công và có hộ thì không phải tốn cho chi phí này nên chi phí nhỏ nhất là 0 ngàn đồng/công. Đó là vì mỗi hộ có kỹ thuật và cách sử dụng khác nhau nên việc tiết kiệm chi phí trong sản xuất là rất quan trọng.
Chi phí lao động thuê
Lao động thuê và lao động nhà (hay còn gọi là LĐGĐ) là 2 loại lao động quan trọng trong sản xuất mía. Chi phí lao động thuê trung bình là 3.034,7 ngàn đồng/1.000m2. Hầu hết các khâu chuẩn bị đất đến thu hoạch gia đình không đủ nhân lực để làm nên họ phải thuê lao động ngoài.
Theo điều tra, giá thuê lao động làm đất và thu hoạch lúc nào cũng cao hơn so với các khâu còn lại. Nguyên nhân là do vào hai thời điểm này các nông hộ đều làm đồng loạt nên lao động thuê sẽ thiếu và khó mướn hơn. Vì vậy mà giá mướn cao hơn mọi thời điểm khác. Giá lao động thuê từ 130 ngàn đồng/ngày đến 150 ngàn đồng/ngày đối với lao động nam và 100 ngàn đồng/ngày đến 120 ngàn đồng/ngày cho lao động nữ. Lao động khan hiếm dẫn đến chi phí lao động thuê khá cao, lớn nhất 5.100 ngàn đồng/1000m2, nhỏ nhất 1.211,5 ngàn đồng/10002 .
Chi phí lao động gia đình
Để tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận và tăng thu nhập thì có một số hộ thường làm dàn công cho nhau trong tất cả các khâu như làm cỏ, bón phân, bón thuốc, đánh lá mía ngoại trừ chi phí khi thu hoạch. Giá LĐGĐ tính được dựa trên giá lao động thuê của nông hộ. Qua bảng 4.12 ta thấy chi phí LĐGĐ trung bình là 870,8 ngàn đồng/1000m2, lớn nhất là 3.494,5 ngàn đồng/1000m2, nhỏ nhất 61,5 ngàn đồng/1000m2. Điều này cho thấy chi phí LĐGĐ và chi phí lao động thuê tỷ lệ nghịch với nhau và phụ thuộc vào số lượng LĐGĐ có ở mỗi hộ. Hộ có nhiều lao động gia đình và chỉ tập trung vào sản xuất thì chi phí lao động thuê thấp và chi phí LĐGĐ cao. Ngược lại, hộ không có nhiều LĐGĐ sản xuất sẽ sử dụng chủ yếu lao động thuê cao và chi phí lao động gia đình thấp.
Chi phí lãi vay
Trong quá trình trồng mía đa phần nông hộ sử dụng vốn tự có của mình, sản xuất vụ này thì đầu tư vào vụ tới nên nông hộ ít vay và nếu có vay thì đa
37
phần nông hộ vay của NHNN vì thủ tục khá đơn giản và lãi suất thấp sẽ tiết kiệm chi phí nâng cao thu nhập cho mình. Vì vậy mà chi phí lãi vay của nông hộ cao nhất là 1.230,8 ngàn đồng/công, trung bình là 147,8 ngàn đồng/công và những hộ sử dụng vốn tự có nên chi phí lãi vay thấp nhất là 0 ngàn đồng/công.
4.2.2 Phân tích năng suất, giá bán và thu nhập của nông hộ từ hoạt động sản xuất mía động sản xuất mía
Theo đặc tính cây mía, mỗi năm chỉ trồng được một vụ nên nông dân càng mong đợi thu hoạch được năng suất mía là tối đa sau một mùa lao động vất vả. Tuy nhiên, được mùa phải được giá thì doanh thu đạt được sẽ cao. Điều này cho thấy năng suất và giá bán là hai yếu tố quan trọng quyết định đến doanh thu của nông hộ sản xuất mía.
Bảng 4.9 Các khoản mục năng suất, giá bán, doanh thu và thu nhập từ việc trồng mía của nông hộ
Khoản mục Đơn vị Giá trị lớn
nhất
Giá trị nhỏ nhất
Giá trị trung bình
Năng suất Kg/công 21.154 9.231 16.666
Giá bán Đồng/Kg 1000 700 846,4
Doanh thu Ngàn đồng/công 18.461,5 7.569,0 14.096,0
Lợi nhuận Ngàn đồng/công 11.003,0 877,0 7.407,3
Nguồn: Kết quả khảo sát 74 nông hộ, 2014
Năng suất mía
Năng suất mía được tính bằng số kg mía thu hoạch được trên 1 công (1.000 m2). Khi các chi phí cố định, giá bán không đổi. Nếu năng suất càng cao thì lợi nhuận đạt được càng lớn, vì vậy ta thấy năng suất và lợi nhuận tỉ lệ thuận với nhau. Năng suất phụ thuộc vào nhiều yếu tố đầu vào như giống, phân bón, thuốc… và còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết và kỹ thuật trồng của nông hộ.
Qua bảng 4.9 khảo sát 74 hộ ở huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang thì năng suất cao nhất mà nông hộ đạt được là 21.154 kg/công, năng suất thấp nhất là 9.231 kg/công và trung bình là 16.666 kg/công. Các yếu tồ đầu vào khác nhau, giống mía, kinh nghiệm sản xuất và kỹ thuật trồng khác nhau nên cho ra năng suất khác nhau. Các nông hộ ở huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang còn hạn chế trong việc áp dụng KHKT mới vào trong sản xuất và đa phần nông hộ trên địa bàn sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm sẵn có của bản thân và bảo thủ với phương thức canh tác truyền thống dẫn đến năng suất chưa cao.
38
Giá bán mía
Do thời gian thu hoạch của mỗi hộ thường khác nhau nên giá bán mía cũng liên tục thay đổi theo sự thay đổi của thị trường tiêu thụ. Vì vậy mà giá bán mía là một yếu tố đầu ra tác động không ít đến lợi nhuận của nông hộ trong quá trình sản xuất. Qua bảng 4.9 khảo sát các nông hộ trên địa bàn thì giá bán mía trung bình là 846,4 đồng/kg, tùy thuộc vào từng thời điểm và hình thức tiêu thụ mía mà giá bán khác nhau, vì vậy mà giá cao nhất ở đầu vụ là 1.000 đồng/kg và thấp nhất ở cuối vụ là 700 đồng/kg. Giá bán mía của nông hộ có sự chênh lệch rất lớn, thường thì nông hộ bán được giá vào đầu vụ, những hộ bán sau sẽ mất giá dần. Nguyên nhân là do càng về sau là càng vô vụ nên sản lượng càng nhiều mà thương lái thu mua không kịp nên dẫn đến thương lái ép giá.
Doanh thu
Doanh thu từ hoạt động sản xuất mía được tính bằng cách lấy giá bán nhân với năng suất. Doanh thu có mối quan hệ tỷ lệ thuận với năng suất và giá bán mía. Với 1 công sản xuất mía nếu năng suất cao và giá bán cao thì doanh thu từ hoạt động sản xuất mía càng cao và ngược lại, năng suất giảm, giá bán cũng giảm thì dẫn đến doanh thu của nông hộ sẽ giảm.
Từ bảng 4.9 ta thấy doanh thu trung bình trên 1 công diện tích sản xuất mía là 14.096 đồng/kg, doanh thu nhỏ nhất của hộ là 7.569 đồng/kg và lớn nhất là 18.461,5 đồng/kg. Sự chênh lệch lớn giữa doanh thu lớn nhất và doanh thu nhỏ nhất là do doanh thu phụ thuộc vào giá bán và năng suất. Trên cùng diện tích đất sản xuất mía là 1.000 m2, năng suất mía của mỗi hộ cũng khác nhau. Những hộ có năng suất mía cao và chất lượng mía tốt (chữ đường cao) bán được giá cao nên doanh thu lớn hơn.
Lợi nhuận từ sản xuất mía
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của nông hộ có tiếp tục sản xuất nữa hay không đó chính là lợi nhuận. Bởi vì khi tham gia sản xuất mục đích duy nhất của nông hộ là doanh thu cao nhưng khi thu hoạch được mùa mà mất giá hay một yếu tố khách quan nào đó như sâu bệnh nhiều, thiên tai, khí hậu thay đổi ...dẫn đến không có lợi nhuận sẽ làm cho nông hộ bất mãn và có khả năng sẽ chuyển đổi canh tác cây khác do 1 phần đặc tính cây mía mỗi năm chỉ trồng được một vụ. Qua khảo sát 74 hộ thì ta thấy lợi nhuận cao nhất là 11.003.000 đồng/công, trung bình là 7.407.300 đồng/công và nhỏ nhất lá 877.000 đồng/công. Nguyên nhân lợi nhuận thấp là do những hộ này không có lao động gia đình nhiều nên phải tốn nhiều chi phí cho lao động thuê từ đó
39
dẫn đến chăm sóc không tốt ảnh hưởng đến năng suất giảm kéo theo nông hộ không đạt hiệu quả trong sản xuất.
4.3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH TRỒNG MÍA HUYỆN PHỤNG HIỆP TỈNH HẬU GIANG THÔNG QUA CÁC CHỈ HUYỆN PHỤNG HIỆP TỈNH HẬU GIANG THÔNG QUA CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH
Bảng 4.10: Phân tích các chỉ số tài chính từ hoạt động sản xuất mía
Chỉ tiêu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Đơn vị Thu nhập 877,0 11.003,0 7.407,3 Ngàn đồng/công Tổng chi phí 4.439,0 11.378,0 7.559,5 Ngàn đồng/công
Doanh thu 7.569,0 18.461,5 14.096,0 Ngàn đồng/công
Lợi nhuận 792,0 10.603,0 6.536,5 Ngàn đồng/công
Tổng chi phí* 4.000,0 10.240,0 6.688,7 Ngàn đồng/công Doanh thu/chi phí 1,0 3,0 1,94 Lần Doanh thu/chi phí* 1,0 4,0 2,19 Lần Lợi nhuận/chi phí 0,0 2,0 0,94 Lần Lợi nhuận/chi phí* 0,0 3,0 1,06 Lần Thu nhập/chi phí* 0,0 3,0 1,19 Lần
Lợi nhuận/doanh thu 0,0 1,0 0,46 Lần
Thu nhập/doanh thu 0,0 1,0 0,52 Lần
Nguồn: Kết quả khảo sát 74 nông hộ, 2014 Ghi chú: Tổng chi phí*: giá LĐGĐ bằng 0.
Tổng chi phí: giá LĐGĐ bằng giá LĐ thuê trên thị trường.
Chi phí*: giá LĐGĐ bằng 0
Thu nhập trung bình trên mỗi công sẽ bằng doanh thu trừ cho tổng chi phí không có LĐGĐ (giá 1 ngày công LĐGĐ bằng 0), do đó thu nhập trung bình sẽ lớn hơn lợi nhuận, bởi lợi nhuận bằng doanh thu trừ cho tổng chi phí có LĐGĐ (giá 1 ngày công LĐGĐ tính theo bằng với giá thuê thị trường). Qua bảng 4.16 ta thấy thu nhập trung bình là 7.407,3 ngàn đồng/công lớn hơn so với lợi nhuận trung bình là 6.536,5 ngàn đồng/công.