trong sản xuất
Trong quá trình sản xuất mía, ngoài kinh nghiệm mà các nông hộ học hỏi, tích lũy được từ các nguồn khác thì vấn đề tập huấn cũng góp phần quan trọng trong quá trình sản xuất. Nó thể hiện rõ rệt sự khác nhau về năng suất và sản lượng giữa những hộ có tập huấn với không được tập huấn. Bảng dưới đây cho biết được tình hình tham gia tập huấn của nông hộ:
27
Bảng 4.3: Công tác tập huấn của chủ hộ
Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%)
Có tham gia tập huấn 27 36,5
Không tham gia tập huấn 47 63,5
Tổng 74 100
Nguồn: Kết quả khảo sát 74 nông hộ, 2014
Qua bảng 4.3 ta thấy có đến 47 hộ trong 74 hộ khảo sát là không tham gia tập huấn kỹ thuật mới, các nông hộ chỉ chủ yếu sản xuất vào kinh nghiệm của bản thân và sự trao đổi kinh nghiệm qua lại giữa các hộ sản xuất trong địa bàn. Đa số những người đi tập huấn đều là trưởng ấp, còn những người dân thì ít hơn, một phần do họ không quan tâm, một phần do ở một số vùng chưa có những biện pháp mời gọi những người dân tham gia, hoặc có cũng chỉ mời những người nông dân trồng giỏi, những trưởng ấp, những người có kinh nghiệm cao để tham gia tập huấn.
Có thể nói truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm sản xuất cho từng hộ nông dân, từ đó giúp hộ đưa ra những quyết định đúng đắn trước những tình huống bất ngờ trong quá trình sản xuất là mục tiêu, nội dung chủ yếu của chính sách khuyến nông. Các hình thức chủ yếu hiện nay là các lớp tập huấn, hội thảo, các chương trình trực tiếp….với mục đích giúp nông hộ có thể ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật như cách cải tạo đất, sử dụng các giống mới sạch bệnh, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng loại, đúng liều lượng…và đem đến kết quả mong muốn cuối cùng là tăng năng suất sản xuất trên cùng diện tích đất canh tác. Sau đây là hình thống kê tình hình tham gia tập huấn của các nông hộ tại địa bàn nghiên cứu:
Nguồn: Kết quả khảo sát 74 nông hộ, 2014
Có tham gia tập huấn 36,5% Không tham gia tập huấn 63,5%
28
Hình 4.2: Tình hình tham gia tập huấn của nông hộ
Hoạt động tấp huấn hướng dẫn các kỹ thuật sản xuất trên địa bàn huyện Phụng Hiệp tương đối chưa cao lắm chỉ chiếm 36,5% hộ có tham gia tập huấn, có đến 63,5% hộ không được tập huấn các kỹ thuật mới, nguyên nhân chủ yếu là các nông hộ sản xuất mía còn tương đối bảo thủ với phương thức sản xuất mía của mình.Mặt khác không tham gia tập huấn là do họ không có thời gian để tham dự và không nắm được thông tin cụ thể về thời gian và địa điểm diễn ra tập huấn. Từ đó, đòi hỏi chính quyền các cấp cần phải quan tâm nhiều hơn nữa trong quá trình phổ biến kiến thức về sản xuất hiệu quả cho nông dân.
4.1.4 Lý do chọn sản xuất mía
Trong nông nghiệp, có rất nhiều loại hình canh tác khác nhau. Mỗi loại hình canh tác sẽ đem lại lợi ích khác nhau cho mỗi nông hộ. Có nhiều lý do để nông hộ chọn cho mình loại hình canh tác thích hợp. Tại huyện Phụng Hiệp, một lượng lớn nông dân có truyền thống trồng mía từ lâu đời, trong đó cũng có không ít những hộ đã chuyển từ cây trồng khác qua cây mía trong những năm gần đây do nhận thấy cây mía thích hợp với vùng đất địa phương, phát triển tốt, cho năng suất cao và dễ bán vì có các nhà máy đường đóng trên địa bàn tỉnh, do đó cũng chính là nguyên nhân chính để các nông hộ lựa chọn mô hình sản xuất mía trong những năm vừa qua.
Năng suất cao hay thấp, cây khỏe mạnh hay bị bệnh phụ thuộc nhiều vào giống ban đầu. Các giống mía được các nông hộ trồng phổ biến như là:
ROC16, K88, K92, Hòa Lan Tím,ROC13, R22, PD22, ROC22...tình hình sử dụng giống của các nông hộ được thể hiện rõ qua bảng sau:
Bảng 4.4: Các giống mía được nông hộ sử dụng trong mẫu điều tra
Giống Số quan sát Tần số Tỷ lệ (%) ROC16 74 46 62,1 K92 74 17 22,9 K88 74 2 2,7 HòaLanTím 74 2 2,7 ROC13 74 2 2,7 R22 74 2 2,7 ROC11 74 1 1,4 PD22 74 1 1,4 ROC22 74 1 1,4 Tổng 74 74 100
29
Bảng 4.4 cho thấy giống mía ROC16 và K92 chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm 62,1% và 22,9%) trong tổng số giống mía mà nông hộ trồng. Giống mía này được nông hộ chọn trồng nhiều bởi vì bán được giá, ngoài ra giống mía này rất phù hợp với vùng đất Phụng Hiệp gồm những đặc tính ưu việc như chín sớm (thời gian thu hoạch 8– 9 tháng) nên nông hộ có thể luân canh một vụ lúa để tăng thu nhập, tỷ lệ nảy mầm cao, đẻ nhánh tốt, sinh trưởng khỏe, kháng sâu-bệnh tốt, không bị đỗ ngã, ít bị trỗ cờ và năng suất trên 120 tấn/ha. Giống ROC13, Roc11, Hòa Lan Tím, Roc22 ... ít được trồng là do đa số nông hộ có nhiều kinh nghiệm trồng nhận thấy giá bán thấp và thời gian kéo dài từ 10 đến 11 tháng nên một năm chỉ trồng được một vụ mía không thể luân canh thêm cây khác nên không đáp ứng nhu cầu ổn định cho cuộc sống.
Về lý do chọn mía thì ngoài những lý do nêu trên, còn có một số lý do khác để các nông hộ chọn trồng các giống mía đó là:
Bảng 4.5: Lý do và nguồn gốc của giống mía mà nông hộ chọn trồng
Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%)
Lý do chọn giống mía
Dễ trồng 43 58,1
Năng suất cao 22 29,7
Lợi nhuận cao 15 20,3
Thời gian ngắn 45 60,8
Chữ đường cao 9 12,2
Dễ chăm sóc 14 18,9
Nguồn gốc giống mía
Cơ sở địa phương 3 4,1
Cơ sở tỉnh khác 70 94,5
Giống tự có 1 1,4
Nguồn: Kết quả khảo sát 74 nông hộ, 2014
Trả lời câu hỏi lý do chọn giống mía của các nông hộ, đa số cho rằng họ chọn giống mía thời gian ngắn, dễ trồng, năng suất cao (lần lượt chiếm 60,8%, 58,1%, 29,7%). Lý do nữa là lợi nhuận cao (chiếm 20,3%), dễ chăm sóc (chiếm 18,9%). Còn nguyên nhân chữ đường cao chỉ chiếm 12,2%, tuy chiếm tỷ lệ không cao nhưng cung góp phần vào quyết định chọn giống mía trồng của nông dân nơi đây.
Khi được hỏi về nguồn giống mà các nông hộ ở đây lấy về trồng thì một số người họ lấy giống từ một nơi, một số họ lấy giống từ nhiều nơi. Nhưng đa phần nông hộ chọn mua giống từ những nơi khác chở tới. Sau đây là hình 4.3 mô tả nơi mua giống mía của nông hộ huyện Phụng Hiệp.
30
Nguồn: Kết quả khảo sát 74 nông hộ, 2014
Hình 4.3: Nguồn gốc giống của nông hộ
Hình 4.3 cho thấy nông hộ chọn mua giống từ địa phương khác (từ thương lái) là nhiều nhất. Trong 74 hộ thì hết 70 hộ chiếm 94,5% là mua từ địa phương khác vì nơi đây có số lượng giống nhiều và là loại giống mà nông hộ thích trồng nhất trong thời gian qua. Nông hộ không chọn giống từ địa phương và giống tự có là giống đã qua sử dụng nên năng suất đạt không cao, không đảm được chất lượng về giống.