XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM GIÚP NÔNG HỘ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng mía huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 58)

QUẢ TÀI CHÍNH

Trong tương lai để cây mía ở huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang phát triển bền vững và đạt hiệu quả tài chính cao thì nông hộ, các đơn vị liên quan nên chú ý phát huy đẩy mạnh lợi thế của cây mía đồng thời khắc phục những hạn chế nêu trên trong sản xuất để có thể đạt hiệu quả tài chính trong sản xuất cao hơn và ổn định hơn. Sau đây là một số giải pháp đề nghị:

5.2.1 Giải pháp về mặt sản xuất

Trong sản xuất mía thì giống là yếu tố đóng vai trò quan trọng và là tiền đề tạo năng suất, nâng cao phẩm chất cho sản phẩm, do lượng giống tỷ lệ thuận với năng suất nên khi lượng giống tăng thì năng suất tăng. Vì vậy khâu chọn giống rất quan trọng mà nông dân cần chú trọng. Theo kết quả điều tra đa phần nông dân chọn giống dễ trồng, thới gian ngắn để sản xuất và đó là giống mía ROC16 (chiếm 63%). Ngoài ra loại giống này thường chín sớm, tuy giá bán cao, được nông dân trồng nhiều nhưng khả năng kháng sâu bệnh thấp, năng suất tương đối thấp. Vì vậy nông hộ cần có kỹ năng chọn giống tốt, có chất lượng, khả năng kháng sâu bệnh cao, tỷ lệ nảy mầm, phát triển tốt và sạch bệnh để thích nghi với đất đai của địa phương. Ngoài ra chính quyền địa phương cần đầu tư xây dựng cơ sở nhân giống mía cung cấp nguồn giống chất lượng và ổn định cho nông hộ, tránh tình trạng thiếu giống, tiết kiệm chi phí vận chuyển từ nơi khác đến từ đó giúp nông dân giảm chi phí có lợi nhuận cao.

Tăng cường chú trọng hơn việc tập huấn kỹ thuật cho nông hộ, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ tập huấn kỹ thuật, tạo lòng tin cho người nông dân. Thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm sản xuất và phối hợp với nhau để nâng cao kỹ thuật sản xuất nhằm mang lại hiệu quả cao hơn. Từ đó có thể giúp nông hộ có thể tiếp cận với các KHKT mới trong sản xuất, giảm chi phí sản xuất nhằm đem lại lợi nhuận cao hơn.

Tăng cường áp dụng các KHKT vào trong sản xuất để có thể đạt năng suất cao nhất, bên cạnh đó vận động các nông hộ bảo thủ với phương thức sản xuất truyền thống thay đổi phương thức sản xuất theo hướng áp dụng KHKT để có thể đồng bộ trong sản xuất.

Thay đổi phương thức sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chuyển sang sản xuất hợp tác hay tập trung như mô hình “nông dân nhỏ cánh đồng lớn” để giảm thiểu chi phí đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng loạt nâng cao hiệu quả sản xuất của vùng.

48

Chính quyền địa phương cần đầu tư các máy móc, thiết bị để nông dân áp dụng vào sản xuất nhằm giảm thiểu chi phí lao động, tăng thu nhập cho nông hộ.

5.2.2 Giải pháp về mặt tiêu thụ

Phần lớn các nông hộ ở huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang đều bán mía cho thương lái. Thương lái dựa vào sự thiếu thông tin về thị trường của nông dân nên ép gía. Nông hộ tiếp cận thông tin về giá mía thông qua giá bán mía của các hộ lân cận để xác định giá mía phù hợp của hộ mình. Vì thế tránh trường hợp bị ép giá này nông hộ nên thường xuyên xem báo chí, ti vi, để biết giá mua bán mía trong mùa thu hoạch.

Đối với người nông dân là cần chủ động hơn trong mọi hoạt động từ sản xuất đến khâu tiêu thụ, chủ động tìm kiếm thị trường cho sản phẩm của mình, tránh tình trạng bị ép giá do cung vượt cầu, cần nhạy bén tìm hiểu và tiếp cận các nguồn thông tin về giá cả đầu ra cho mía để tránh tình trạng bán với giá thấp hơn giá thị trường ảnh hương đến lợi nhuận của nông hộ

Phía nông dân cần có những đại diện như trưởng ấp hay chủ nhiệm hợp tác xã để liên hệ nông dân với công ty đường tìm kiếm những hợp đồng bao tiêu có chất lượng cho nông dân. Đến mùa thu hoạch trưởng ấp hay người đại diện phía nông dân đảm nhận công việc thu mua từ nông dân và đem đến công ty mía đường thực hiện đúng như hợp đồng giao dịch tránh tình trạng thông qua thương lái giảm chi phí trung gian.,tăng thêm lợi nhuận cho nông hộ.

Bên cạnh đó các cán bộ nông nghiệp cần tổ chức nhiều cuộc tâp huấn về cách sử dụng cũng như cách tiếp cận các thiết bị về đo chữ đường để nông dân không còn tình trạng mập mờ phụ thuộc vào kết quả từ thương lái. Tạo được sự chủ động cho nông hộ trong mua bán tránh tình trạng bị thương lái ép giá mua thấp hơn giá mà nông dân được nhận. Góp phần cải thiện trong việc sản xuất mía của nông dân huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang đạt hiệu quả tài chính hơn.

49

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Sản xuất mía là hoạt động chính mang lại thu nhập cho người dân huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang. Nhìn chung hoạt động sản xuất mía hàng năm trên địa bàn đều đem lại lợi nhuận cho người dân.

Mía được xem là cây trồng chủ lực trong sản xuất nông nghiệp của huyện. Với điều kiện đất đai phù hợp với khả năng sinh trưởng của cây mía. Đa phần nông hộ ở huyện Phụng Hiệp là nam độ tuổi phù hợp với lao động chính, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất mía. Nông hộ trồng mía nhận được nhiều sự hỗ trợ từ phía nhà nước, tuy nhiên chưa được chú trọng cao. Những điều trên là nguyên nhân chủ yếu để các nông hộ nơi đây chọn canh tác mía.

Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất các nông hộ còn gặp không ít khó khăn như: trình độ học vấn của nông hộ còn chưa cao, 85% nông hộ chỉ học từ cấp 1 đến cấp 2 trong tổng số 74 hộ điều tra. Điều này ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu công nghệ mới và áp dụng KHKT vào trong sản xuất, dẫn đến tình trạng canh tác theo truyền thống, lạc hậu ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận. Bên cạnh đó giá giống, giá phân bón đầu vào sản xuất mía cao, khan hiếm nhân công thu hoạch, giá cả biến động nhiều, phần lớn nông dân thiếu thông tin về thị trường, thường bị ngập úng với những loại giống mía dài ngày.

Qua kết quả phân tích ta thấy nông hộ tham gia sản xuất mía ở huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang đạt hiệu quả về mặt tài chính thông qua lợi nhuận trung bình của nông hộ là 6.536,5 ngàn đồng/công, thu nhập trung bình là 7.407,3 ngàn đồng/công và các chỉ số tài chính trung bình đều dương. Tuy nhiên do thời gian sản xuất quá dài, một năm chỉ có một vụ nên hiệu quả sản xuất của nông hộ trên cơ bản vẫn chưa cao.

Theo kết quả mô hình thì các yếu tác động đến lợi nhuận của nông hộ nhiều nhất là: giá phân đạm, phân lân, giá giống, chi phí thuốc BVTV, kinh nghiệm và khả năng vay vốn của nông hộ. Vì vậy cần chú trọng vào những yếu tố này để mô hình sản xuất đạt hiệu quả hơn.

6.2 KIẾN NGHỊ

Đối với nhà nước và chính quyền địa phương thì cần mở các lớp tập huấn rộng rải hơn nhằm tuyên truyền những kiến thức hữu ích cho nông hộ trên mỗi địa bàn. Cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng như: kênh gạch, giao thông, thủy lợi, đê bao, cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng vùng mía nguyên liệu.

50

Cần có những phương tiện thông tin về thị trường để nông dân nắm bắt kịp thời vế giá cả biến động như: truyền hình, báo đài, loa phát thanh từ các hợp tác xã…

Nhà nước và các cấp nên xem xét vấn đề xây dựng những “cánh đồng mẫu lớn” cho hoạt động sản xuất mía. Để đảm bảo đồng loạt về giống, kỹ thuật và nguồn cung thuốc BVTV, phân bón được ổn định giúp nông dân tiết kiệm được chi phí sản xuất, chất lượng mía cũng được nâng cao.

Phía nông dân nên tìm hiểu về một số giống mía mới và trồng thử nghiệm trên diện tích nhỏ để tìm ra những giống có chất lượng hơn, chữ đường cao để nâng cao nâng suất và thu nhập.

Chữ đường quyết định đến giá thu mua mía và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của hộ sản xuất mía. Do đó, công ty cần thể hiện sự minh bạch và chính xác trong quá trình kiểm tra chữ đường để xác định giá mía của nông hộ. Công ty cần đưa ra căn cứ và cơ sở để giải thích cho nông hộ về kết quả xác định chữ đường, giúp nông hộ hiểu và tin tưởng hơn vào công ty để cả hai hợp tác tốt hơn. Bên cạnh đó phía địa phương nên có những buổi tập huấn về cách xem các thiết bị đo chữ đường giúp nông dân nâng cao kiến thức hạn chế tình trạng ép giá về chữ đường của thương lái.

51

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dương Thị Diễm Như (2011). Phân tích hiệu quả tài chính cảu sản xuất lúa

chất lượng cao ở huyện Cờ Đỏ, Thành phố Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp Đại

học Cần Thơ;

2. Đinh Phi Hổ (2003). Kinh tế nông nghiệp lý thuyết và thực tiễn. Nxb. Thống Kê;

3. Huỳnh Thị Đan Xuân (2010).Bài giảng phương pháp nghiên cứu kinh tế. Đại học Cần Thơ;

4. Lý Hoàng Thanh Duy (2012). Phân tích hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu

Huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang. Luận văn tốt ngiệp Đại học Cần Thơ;

5. Mai Văn Nam (2008), Giáo trình nguyên lý thống kê kinh tế, Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin.

6. Ngô Thị Chuyền (2011). Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất mía nguyên

liệu ở huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre. Luận văn tốt ngiệp Đại học Cần Thơ;

7. Nguyễn Thanh Xuân (2011). Phân tích hiệu quả tài chính mô hình nuôi tôm

công nghiệp ở huyện Bình Đại, tỉnh bến Tre. Luận văn tốt nghiệp Đại học Cần

Thơ;

8. Nguyễn Thị Tú Anh (2013). Phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài

chính của việc trồng khóm tại thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang. Luận văn

tốt nghiệp Đại học Cần Thơ;

9. Phòng Nông Nghiệp Huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang;

10. Phạm Lê Thông (2010). Hiệu quả kinh tế của nông dân trồng lúa và

thương hiệu lúa gạo của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đại học Cần Thơ;

11. Phạm Lê Thông (2011). Bài giảng kinh tế lượng, Đại học Cần Thơ;

12. Trần Thị Ái Đông (2008). Giáo trình kinh tế sản xuất, khoa kinh tế - QTKD, trường Đại học Cần Thơ;

13. Trần Thị Thảo (2011). Phân tích hiệu quả kỹ thuật về việc sản xuất mía ở

Thị Xã Ngã Bảy tỉnh Hậu Giang. Luận văn tốt ngiệp Đại học Cần Thơ;

14. Niên giám thống kê Huyện Phụng Hiệp năm 2013; 15. Vụ Kế Hoạch-Bộ Phát Triển Nông Thôn;

52

1. Bích Châu, 2014. Hậu Giang: Nâng cao giá trị cây mía. <http://www.tintucnongnghiep.com/2014/01/hau-giang-nang-cao-gia-tri-cay-

mia.html>. [Ngày truy cập: ngày 8 tháng 9 năm 2014]

2. Cổng thông tin điện tử Hậu Giang, <http://www.haugiang.gov.vn>. [Ngày truy cập: ngày 8 tháng 9 năm 2014]

3. Hữu Phước, 2013. Đổi thay vùng mía.

<http://www.baohaugiang.com.vn/newsdetails/1D3FE180A86/Doi_thay_vung _mia.aspx>. [Ngày truy cập: ngày 9 tháng 10 năm 2014]

4. Kỹ thuật trồng mía. Hội nông dân Cần Thơ.

<http://hoinongdan.cantho.gov.vn/Default.aspx?tabid=85&NDID=118&key= Ky_thuat_trong_mia>. [Ngày truy cập: ngày tháng 9 năm 2014]

53

PHỤC LỤC 1

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN NÔNG HỘ TRỒNG MÍA

Kết quả chạy hồi quy

. regress lnln lnn lnp lnk lng lnt lnf lnkn th vay

Source | SS df MS Number of obs = 74 ---+--- F( 9, 64) = 6.31 Model | 6.480617 9 .720068556 Prob > F = 0.0000 Residual | 7.30005147 64 .114063304 R-squared = 0.4703 ---+--- Adj R-squared = 0.3958 Total | 13.7806685 73 .18877628 Root MSE = .33773 --- lnln | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] ---+--- lnn | -.5061838 .2660732 -1.90 0.062 -1.037726 .0253586 lnp | -.6500227 .6142657 -1.06 0.294 -1.87716 .5771143 lnk | -.3492451 .2051071 -1.70 0.093 -.7589936 .0605034 lng | -.7042725 .3559959 -1.98 0.052 -1.415456 .0069111 lnt | -.1168397 .0690395 -1.69 0.095 -.254762 .0210827 lnf | -.6695418 .1350971 -4.96 0.000 -.9394293 -.3996543 lnkn | .0289334 .0843506 0.34 0.733 -.1395762 .197443 th | -.17575 .087677 -2.00 0.049 -.3509049 -.0005951 vay | .0499931 .0903063 0.55 0.582 -.1304146 .2304007 _cons | 17.04013 1.969996 8.65 0.000 13.10461 20.97565 ---

Kiểm định phương sai sai số thay đổi

. imtest, white

White's test for Ho: homoskedasticity

against Ha: unrestricted heteroskedasticity chi2(52) = 47.23

Prob > chi2 = 0.6615

Cameron & Trivedi's decomposition of IM-test --- Source | chi2 df p ---+--- Heteroskedasticity | 47.23 52 0.6615 Skewness | 7.82 9 0.5519 Kurtosis | 1.11 1 0.2913 ---+--- Total | 56.17 62 0.6845 ---

Kiểm đinh hiện tượng đa cộng tuyến

. vif

Variable | VIF 1/VIF ---+--- lnk | 3.15 0.317289 lnn | 2.86 0.349947 lnp | 1.53 0.655245 lng | 1.33 0.754579 vay | 1.23 0.815604 lnt | 1.21 0.824260 lnkn | 1.18 0.848730 th | 1.16 0.865257 lnf | 1.10 0.906480 ---+---

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng mía huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)