CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ LỢI NHUẬN TRỒNG

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng mía huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 52)

TRỒNG MÍA HUYỆN PHỤNG HIỆP TỈNH HẬU GIANG

Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất mía nói riêng, khi áp dụng một mô hình sản xuất thì lợi nhuận là mục tiêu cuối mà nông dân muốn có được. Thường thì năng suất và giá bán là hai nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, năng suất càng cao thì lợi nhuận nông hộ thu về càng nhiều nhưng phải kèm theo giá bán ở mức cao. Ngoài ra còn có các khoản khác như: chi phí phân, thuốc, giống, số ngày công lao động, tập huấn, kinh nghiệm, vay vốn cũng có tác động lớn đến mức sinh lời của nông hộ sản xuất, chi phí bỏ ra càng nhiều thì sẽ làm năng suất tăng lên nhưng sẽ làm giảm lợi nhuận của các nông hộ, chúng có mối quan hệ tác động lẫn nhau. Vì thế, ta đưa các yếu tố trên vào phương trình hồi quy để phân tích mức độ ảnh hưởng của chúng đến lợi nhuận của nông hộ sản xuất mía.

42

Sau khi chạy mô hình hồi quy và kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi và hiện tượng đa cộng tuyến thì ta thấy mô hình không bị hiện tượng đa cộng tuyến và không bị hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Sau đây là bảng 4.11 thể hiện kết quả mô hình hồi quy:

Bảng 4.11:Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận

Yếu tố Hệ số Mức ý nghĩa Sai số chuẩn

Hằng số 17,040 0,000 1,969 LnPN -0,506*** 0,062 0,266 LnPP -0,650ns 0,249 0,614 LnPK -0,349*** 0,093 0,205 LnPG -0,704*** 0,052 0,355 LnT -0,116*** 0,095 0,069 LnF -0,669* 0,000 0,135 LnKN 0,028ns 0,733 0,084 TH -0,175** 0,049 0,087 TD 0,049ns 0,582 0,090 Hệ số R2 F 0,4703 6,31 Prob > F 0,0000

Qua kết quả ước lượng từ phần mềm Stata từ bảng 4.11 ta thấy Frob > F = 0,000 rất nhỏ từ đó có cơ sở kết luận rằng mô hình có ý nghĩa ở mức 1% và các kiểm định cho thấy có cơ sở kết luận rằng các yếu tố ảnh hưởng có mối tương quan rất chặt chẽ với lợi nhuận. Hệ số R2 bằng 0,4703 nghĩa là sự thay đổi của lợi nhuận thu được từ nông hộ trồng mía do ảnh hưởng bởi các yếu tố được xác định trong mô hình là ở mức độ 47,03%, còn lại 52,97% ảnh hưởng bởi các yếu tố khác.

Theo kết hồi quy với 9 biến được đưa vào mô hình thì chỉ có 6 biến có ý nghĩa. Ở mức ý nghĩa 1% thì có 3 biến có ý nghĩa đó là giá chuẩn hóa của phân N, chi phí thuốc BVTV và số năm kinh nghiệm trồng mía của nông hộ. Ở mức ý nghĩa 5% thì có 2 biến có ý nghĩa đó là giá chuẩn hóa phân P và biến vay vốn (TD) của nông hộ còn ở mức ý nghĩa 10% thì chỉ có 1 biến có ý nghĩa đó là giá chuẩn hóa của giống mía khi mua để sản xuất. Còn lại 3 biến không có ý nghĩa là giá chuẩn hóa phân P, kinh nghiệm sản xuất và nguồn vốn vay (tín dụng). Với mỗi mức ý nghĩa thì có những biến có ý nghĩa khác nhau là do mỗi nông hộ khi tham gia sản xuất sử dụng chi phí, mức giá, khả năng áp dụng

43

tập huấn vào sản xuất khác nhau nên sự tác động của các biến đến lợi nhuận cũng khác nhau. Sự tác động của các biến được giải thích như sau:

Hệ số ước lượng của biến LnPN có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% và có giá trị âm, cho thấy giá chuẩn hóa của phân đạm nguyên chất có ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ. Phân đạm là loại phân giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, tăng năng suất nên được nông hộ sử dụng với số lượng khá nhiều. Vì giá phân cao là yếu tố quyết định cho phí phân sử dụng của nông hộ, mà chi phí phân đạm là loại chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí phân trồng mía nên những biến động của giá phân đạm sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận đạt được của nông hộ, cụ thể là nếu trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi giá phân đạm tăng 1% sẽ làm cho lợi nhuận giảm đi 0,506%.

Hệ số ước lượng của biến LnPP không có ý nghĩa thống kê, vì vậy giá của phân lân nguyên chất không ảnh hưởng tới lợi nhuận. Mặc dù loại phân này đóng vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện năng suất nhưng nông hộ sử dụng với số lượng không nhiều. Tuy nhiên, do sự biến động trong mẫu điều tra của giá phân lân tương đối cao nên ta có kết quả ước lượng là giá phân lân không ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Hệ số ước lượng của biến LnPK có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10% và có giá trị âm nên giá của phân kali nguyên chất ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ trồng mía, do phân kali là loại phân có vai trò quan trọng giúp cây mía cứng cây ít đổ ngã nên loại phân này được nông hộ sử dụng với số lượng lớn. Hệ số ước lượng cho biết, trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, khi giá chuẩn hóa phân kali nguyên chất tăng 1%, thì lợi nhuận của nông hộ vẫn tăng 0,349%.

Hệ số ước lượng của biến LnPG có ý nghĩa thống kê ở mức 10% và có giá trị âm, điều này chứng tỏ giá giống sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận của nông hộ, vì giá giống là yếu tố quyết định cho chi phí giống của nông hộ, mà chi phí giống là loại chi phí chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí trồng mía, nên những biến động của giá giống sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận đạt được của nông hộ. Bên cạnh đó nếu sử dụng lượng giống nhiều trồng với mật độ dày không phù hợp sẽ khiến cây mía sinh trưởng kém dẫn đến năng suất thấp ảnh hưởng đến lợi nhuận. Cụ thể là nếu trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi giá giống tăng 1% sẽ làm cho lợi nhuận giảm đi 0,704%.

Hệ số ước lượng của biến LnT là chi phí thuốc BVTV có ý nghĩa ở mức 10% và mang giá trị âm từ đó cho thấy chi phí thuốc cũng là một yếu tố tác động lớn đến lợi nhuận của nông hộ. Mặt dù trong quá trình sản xuất đa phần

44

nông hộ chỉ sử dụng thuốc cỏ và thuốc sâu với số lượng không nhiều nhưng nó cũng tác động rất lớn đến lợi nhuận của nông hộ, cụ thể là nếu trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi chi phí thuốc BVTV tăng 1% sẽ làm cho lợi nhuận giảm đi 0,116%.

Hiện tại sản xuất mía ở huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang các khâu từ làm đất đến thu hoạch đa phần đều phụ thuộc vào sức lao động của con người là chính, mà LĐGĐ lại không đủ để sản xuất nên hầu hết các nông hộ trồng mía phải thuê lao động vì thế trong cơ cấu chi phí thì khoản mục lao động chiếm tỷ trọng rất cao. Vì thế những hộ có nhiều LĐGĐ tham gia trồng mía sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn (không kể phần chi phí cơ hội). Hệ số ước lượng của biến LnF có ý nghĩa ở mức 1% cho thấy ngày công lao động ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ trồng mía. Với các yếu tố khác không đổi khi tăng 1% ngày công lao động sẽ làm giảm 0,669% lợi nhuận của nông hộ.

Hệ số ước lượng của biến LnKN không có ý nghĩa thống kê đối với mô hình. Phần lớn các nông hộ ở huyện Phụng Hiệp đều sản xuất mía theo kinh nghiệm từ cha ông truyền lại vì thế kinh nghiệm hầu như là như nhau nên không có ý nghĩa trong mô hình. Mặt khác, mía là cây ngắn ngày, là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, không như những loại cây lâu năm phải có kỹ thuật cao và kinh nghiệm lâu năm, chỉ cần hiểu được đặc tính của cây mía là có thể trồng được và cho năng suất cao.

Hệ số ước lượng của biến TH có ý nghĩa ở mức 5% đối với mô hình từ đó cho thấy việc tham gia tập huấn có ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ. Tuy nhiên do chất lượng tập huấn chưa cao, qua khảo sát cán bộ hướng dẫn chủ yếu là nhân viên các công ty BVTV, cán bộ xã còn thiếu kiến thức chuyên môn thực tế, không mang lại hiệu quả gì làm mất thời gian của những hộ tham gia tập huấn, thay vì thời gian đó nông dân dùng để sản xuất sẽ tiết kiệm được chi phí ngày công lao động. Bên cạnh đó do trình độ học vấn của nông dân chưa cao nên khả năng tiếp thu những kiến thức tập huấn còn hạn chế nên khi áp dụng vào sản xuất đã làm giảm lợi nhuận. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi những nông hộ có tham gia tập huấn thì lợi nhuận đem lại cho nông hộ này sẽ giảm 0,175% so với những hộ không tham gia tập huấn.

Hệ số ước lượng của biến TD không có ý nghĩa. Vì trong 74 nông hộ có đến 47 hộ sử dụng vốn tự có chiếm 63,5%, còn lại 27 nông hộ vay vốn. Bên cạnh đó vốn trong sản xuất mía không phải yếu tố quan trọng vì trên địa bàn nghiên cứu các cửa hàng vật tư nông nghiệp sẽ bán phân thuốc cho nông dân với hình thức trả sau, nghĩa là khi bán mía nông dân mới trả tiền phân thuốc mà nông dân mua sử dụng trong suốt quá trình canh tác mía, giá bán chịu cũng

45

không chênh lệch so với chi phí lãi vay. Vì thế biến TD không ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ sản xuất mía huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang.

Nhìn chung qua kết quả hồi quy cho thấy sự tăng hay giảm lợi nhuận của nông hộ phụ thuộc vào các yếu tố như: Giá phân đạm, giá phân kali, chi phí thuốc BVTV, giá giống, lao động và tập huấn. Các yếu tố này tác động trực tiếp vào lợi nhuận, chỉ cần thay đổi nhỏ các yếu tố này thì lợi nhuận sẽ thay đổi. Vì vậy các nông hộ nên chú ý đến các nhân tố này, có thể nâng cao năng suất mía, mang lại lợi nhuận và hiệu quả kinh tế.

46

CHƯƠNG 5 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng mía huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)