GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ MÍA

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng mía huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 27 - 28)

- Mía là tên gọi chung của một số loài trong Chi Mía (Saccharum), bên cạnh các loài lau, lách. Chúng là các loại cỏ sống lâu năm, thuộc tông Androgoneae của họ Hòa Thảo, bản địa khu vực nhiệt đới và ôn đới ấm Cựu thế giới. Chúng có thân to mập, chia đốt, chứa nhiều đường, cao từ 2-6m. Chúng được trồng để sản xuất đường.

- Tính chất: trên cây mía, thông thường phần ngọn sẽ nhạt hơn phần gốc (trong chiết nước mía). Đó là đặc điểm chung của thực vật, chất dinh dưỡng (ở đây là hàm lượng đường) được tập trung nhiều ở phần gốc (vừa để nuôi dưỡng cây vừa để dự trữ). Đồng thời, do sự bốc hơi nước của lá mía, nên phần ngọn cây lúc nào cũng phải được cung cấp nước đầy đủ để cung cấp cho lá, gây ra hàm lượng nước trong tỉ lệ đường/nước phần ngọn sẽ nhiều hơn phần gốc, làm cho phần ngọn cây mía nhạt hơn.

Giá trị kinh tế của cây mía:

- Mía là nguồn nguyên liệu liệu chính của ngành công nghiệp chế biến đường. Đường mía hiện chiếm trên 60% tổng sản lượng đường thô của toàn

17

thế giới. Mía là loại cây có nhiều chất dưỡng chất như đạm, canxi, khoáng, sắt, nhiều nhất là đường, giúp con người thanh nhiệt, giải khát, xóa tan mệt mỏi, trợ giúp tiêu hóa và cung cấp năng lượng cho cơ bắp hoạt động. Ngoài sản xuất đường, mía còn là nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp khác như giấy, ván ép, điện từ bả mía, chăn nuôi bò từ lá, ngọn mía,…Thân mía chứa khoảng 80 - 90% nước dịch, trong đó chứa khoảng 16 - 18% đường. Từ nước dịch mía được chế lọc và cô đặc thành đường.

- Ngoài sản phẩm là đường, cũng còn nhiều phụ phẩm của mía nữa là: Bã mía có thể dùng làm nguyên liệu đốt lò, hoặc làm bột giấy, ép thành ván dùng trong kiến trúc, cao hơn nửa là làm ra Furfural là nguyên liệu cho ngành sợi tổng hợp. Từ mật gỉ cho lên men chưng cất rượu rum, sản xuất men các loại. Từ bùn lọc có thể rút ra sáp mía để sản xuất nhựa xerin làm sơn, xi đánh giày… Sau khi lấy sáp, bùn lọc làm phân bón rất tốt. Mía còn là loại cây có tác dụng bảo vệ đất rất tốt, bộ lá giao nhau thành thảm lá xanh dày nên vào mùa mưa nước mưa không thể rơi trực tiếp xuống đất, tránh xói mòn cho đất. Hơn nữa, mía là cây rễ chùm sau khi thu hoạch, bộ rễ để lại trong đất cùng với bộ lá là chất hữu cơ quý làm tăng độ phì của đất.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng mía huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 27 - 28)