gia sản xuất
Bảng 4.2: Diện tích canh tác, kinh nghiệm và nhân lực tham gia trồng mía
Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất Trung bình
Số nhân khẩu Người/hộ 8 2 4,66
Số người trồng mía Người/hộ 7 1 2,49
Kinh nghiệm trồng mía Năm 40 6 19,55
Tổng diện tích sản xuất 1000m2 32.000 1.800 11.432,4
Diện tích trồng mía 1000m2 29.900 1.300 8.187,8
Nguồn: Kết quả khảo sát 74 nông hộ, 2014
Qua bảng 4.2 ta thấy tổng số nhân khẩu trung bình trên địa bàn huyện Phụng Hiệp khoảng 4,66 người/hộ, lớn nhất đạt 8 người/hộ và nhỏ nhất là 2 người/hộ. Phần lớn các hộ trồng mía đều tận dụng nguồn lao động gia đình để sản xuất, trong 74 hộ thì số nhân khẩu tham gia sản xuất mía đạt lớn nhất là 7 người/hộ, nhỏ nhất là 1 người/hộ và trung bình số người tham gia lao động sản xuất mía là 2,49 người/hộ.
Kinh nghiệm sản xuất là một nhân tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất mía. Qua khảo sát 74 nông hộ số năm kinh nghiệm trồng mía của nông dân đạt khá cao ở mức 40 năm và trung bình là 19,55 năm.
Với nguồn thu nhập chính chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp nên vào mùa vụ hầu như tất cả các nông hộ đều sử dụng đất của mình để trồng mía luân canh với lúa. Qua bảng số liệu ta thấy, diện tích đất mà các nông hộ sở hữu cũng tương đối nhiều, trung bình một hộ gia đình ở đây sở hữu 11,432 công đất sản xuất; trong đó có 8,188 công được sử dụng để canh tác mía vào mùa vụ. Ngoài ra, có sự chênh lệch rất lớn giữa hộ có diện tích trồng mía cao nhất (29,9 công) và thấp nhất (1,3 công).