HUYỆN PHỤNG HIỆP TỈNH HẬU GIANG THÔNG QUA CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH
Bảng 4.10: Phân tích các chỉ số tài chính từ hoạt động sản xuất mía
Chỉ tiêu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Đơn vị Thu nhập 877,0 11.003,0 7.407,3 Ngàn đồng/công Tổng chi phí 4.439,0 11.378,0 7.559,5 Ngàn đồng/công
Doanh thu 7.569,0 18.461,5 14.096,0 Ngàn đồng/công
Lợi nhuận 792,0 10.603,0 6.536,5 Ngàn đồng/công
Tổng chi phí* 4.000,0 10.240,0 6.688,7 Ngàn đồng/công Doanh thu/chi phí 1,0 3,0 1,94 Lần Doanh thu/chi phí* 1,0 4,0 2,19 Lần Lợi nhuận/chi phí 0,0 2,0 0,94 Lần Lợi nhuận/chi phí* 0,0 3,0 1,06 Lần Thu nhập/chi phí* 0,0 3,0 1,19 Lần
Lợi nhuận/doanh thu 0,0 1,0 0,46 Lần
Thu nhập/doanh thu 0,0 1,0 0,52 Lần
Nguồn: Kết quả khảo sát 74 nông hộ, 2014 Ghi chú: Tổng chi phí*: giá LĐGĐ bằng 0.
Tổng chi phí: giá LĐGĐ bằng giá LĐ thuê trên thị trường.
Chi phí*: giá LĐGĐ bằng 0
Thu nhập trung bình trên mỗi công sẽ bằng doanh thu trừ cho tổng chi phí không có LĐGĐ (giá 1 ngày công LĐGĐ bằng 0), do đó thu nhập trung bình sẽ lớn hơn lợi nhuận, bởi lợi nhuận bằng doanh thu trừ cho tổng chi phí có LĐGĐ (giá 1 ngày công LĐGĐ tính theo bằng với giá thuê thị trường). Qua bảng 4.16 ta thấy thu nhập trung bình là 7.407,3 ngàn đồng/công lớn hơn so với lợi nhuận trung bình là 6.536,5 ngàn đồng/công.
Ngoài ra còn có sự chênh lệnh giữa tổng chi phí và tổng chi phí*, tổng chi phí trung bình là 7.559,5 ngàn đồng/công so với tổng chi phí* trung bình là
6.688,7 ngàn đồng/công. Lợi nhuận của nông hộ sản xuất mía chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, nhưng trong đó chúng ta nhấn mạnh vào yếu tố chi phí LĐGĐ, vì đặc tính sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất mía nói riêng thì đa phần nông hộ “lấy công làm lời”, do nguồn nhân lực tương đối dồi dào nên phần chi phí LĐGĐ tham gia vào sản xuất tương đối lớn.
40
Qua bảng 4.10 cho thấy:
– Tỷ số trung bình của doanh thu/chi phí = 1,94, có nghĩa là cứ một ngàn đồng chi phí bỏ ra thì nông hộ thu 1,94 ngàn đồng doanh thu. Tỷ số này lớn hơn 1 chứng tỏ sản xuất mía ở huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang là có hiệu quả tài chính. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại chưa cao đồng nghĩa với việc nông hộ vẫn còn gặp khó khăn trong sản xuất và chưa khai thác hết giá trị của cây mía. Do doanh thu và chi phí tỷ lệ nghịch với nhau nên khi doanh thu tăng thì chi phí giảm và ngược lại. Cứ một ngàn đồng chi phí bỏ ra thì nông hộ có khả năng thu được mức cao nhất là 3,0 ngàn đồng doanh thu đối với những hộ có kỹ thuật canh tác tốt kết hợp với các điều kiện thuận lợi sẽ làm chi phí ở mức tối thiểu vì thế tỷ số doanh thu/chi phí sẽ tăng lên. Ngoài ra với một ngàn đồng chi phí bỏ ra thì nông hộ có khả năng thu được mức thấp nhất là 1,0 ngàn đồng doanh thu với những hộ sản xuất không có sự kết hợp tối ưu các yếu tố đầu vào cũng như gặp khó khăn về đầu ra sản phẩm.
-Doanh thu/chi phí* = 2,19 điều này có nghĩa là cứ một ngàn đồng chi phí bỏ ra (giá LĐGĐ bằng với giá lao động thuê) thì nông hộ thu được doanh thu trung bình là 2,19 ngàn đồng. Một ngàn đồng chi phí bỏ ra nông hộ có thể thu được doanh thu cao nhất là 4,0 ngàn đồng, ngoài ra một ngàn đồng chi phí bỏ ra nông hộ thu được doanh thu thấp nhất là 1,0 ngàn đồng.
Từ 2 chỉ số trên ta cũng thấy được rằng khi chi phí bỏ ra của nông hộ không tính LĐGĐ thì doanh thu của nông hộ lớn hơn khi tính thêm chi phí LĐGĐ.
– Tỷ số trung bình lợi nhuận/chi phí = 0,94 điều này có nghĩa nếu nông hộ bỏ ra một ngàn đồng chi phí (giá LĐGĐ bằng với giá lao động thuê) thì lợi nhuận trung bình tăng 0,94 ngàn đồng. Theo bảng 4.10 thì, nếu một ngàn đồng chi phí bỏ ra thì lợi nhuận nông hộ có thể thu về lớn nhất là 2,0 ngàn đồng, cũng chính một ngàn đồng chi phí bỏ ra thì lợi nhuận thu lại nhỏ nhất là 0,0 ngàn đồng.
– Lợi nhuận/chi phí* = 1,06 nếu nông hộ chi tiêu thêm một ngàn đồng chi phí (giá LĐGĐ bằng 0) thì lợi nhuận trung bình của nông hộ tăng 1,06 ngàn đồng. Dựa vào bảng 4.10 cho thấy rằng, với một ngàn đồng chi phí bỏ ra thì nông hộ thu được lợi nhuận cao nhất 3,0 ngàn đồng, nhưng cũng một ngàn đồng chi phí bỏ ra mà lợi nhuận chỉ còn thu được 0,0 ngàn đồng và đây cũng là lợi nhuận thấp nhất của nông hộ.
Trong sản xuất nông nghiệp thì luôn tồn tại hai trường hợp đạt hiệu quả và không đạt hiệu quả, trong sản xuất mía cũng vậy có những hộ lợi nhuận rất cao bời vì những hộ này sử dụng LĐGĐ là chủ yếu và tiết kiệm nhiều chi phí
41
khác, chủ yếu sản xuất theo kinh nghiệm, lấy công làm lời. Những hộ không đạt hiệu quả sản xuất về mặt tài chính là do sử dụng lao động thuê nhiều, chi phí cao từ đó làm cho lợi nhuận giảm.
– Thu nhập/chi phí* = 1,19 điều này có nghĩa là cứ một ngàn đồng chi phí bỏ ra (giá LĐGĐ bằng 0) thì nông hộ thu được 1,19 ngàn đồng thu nhập. Qua bảng 4.10 ta thấy, một ngàn đồng chi phí bỏ ra thì thu nhập đem về lớn nhất là 3,0 ngàn đồng và nhỏ nhất là 0,0 ngàn đồng thu nhập. Chứng tỏ là thu nhập của nông hộ khi không tính LĐGĐ vẫn còn rất thấp.
– Lợi nhuận/doanh thu = 0,46 điều này cho thấy trong một ngàn đồng doanh thu thì nông hộ thu về 0,46 ngàn đồng lợi nhuận, với một ngàn đồng doanh thu thì lợi nhuận cao nhất có thể đạt 1,0 ngàn đồng và nếu tăng thêm một ngàn đồng doanh thu thì lợi nhuận giảm thêm 0,0 ngàn đồng. Từ thu nhập thấp đã dẫn đến lợi nhuận của nông hộ cũng thấp vì do lợi nhuận là có tính thêm chi phí LĐGĐ nên có thể nói nông hộ thu về lợi nhuận rất thấp hoặc không có lợi nhuận trong việc sản xuất mía nếu không có lao động nhà bỏ ra.
– Thu nhập/doanh thu = 0,52 cho thấy trong một ngàn đồng doanh thu thì thu nhập của nông hộ là 0,52 ngàn đồng. Qua bảng ta thấy trong một ngàn đồng doanh thu thì thu nhập có thể cao nhất là 1,0 ngàn đồng và thu nhập thấp nhất là 0,0 ngàn đồng.
Tóm lại, qua sự phân tích các chỉ số tài chính thì đa phần các nông hộ trồng mía trên địa bàn huyện Phụng Hiệp đạt hiệu quả về mặt tài chính nhưng thu nhập và lợi nhuận của các nông hộ trồng mía chưa cao là do chi phí sản xuất của nông hộ cao mà các nông hộ chỉ có năng suất trung bình và giá thấp. Ngoài ra, còn chịu tác động từ lũ lụt, sâu bệnh.