Sinh viên là những người đã trưởng thành về thể chất và có sự phát triển tương đối hoàn thiện về mặt sinh lý. Họ có hệ xương, hệ cơ phát triển ổn định và đồng đều. Các tố chất thể lực như sức nhanh, sức mạnh, sức bền, dẻo dai và khéo léo đều phát triển mạnh nhờ sự phát triển ổn định của các tuyến nội tiết và sự tăng trưởng các hooc môn nam và nữ. Theo pháp luật Việt Nam: Nữ từ 18 tuổi và nam từ 20 tuổi được phép kết hôn. Luật pháp cho phép kết hôn có nghĩa những người ở lứa tuổi đó đã chín muồi về sự phát triển thể chất, đủ làm cha, làm mẹ. Trên lý thuyết, tuổi thấp nhất của sinh viên Việt Nam bước vào học Cao đẳng, Đại học là 18 tuổi. Cho nên sinh viên Việt Nam đều đã là người có đủ điều kiện để thực hiện các nghĩa vụ và quyền lợi của một công dân.“ Theo Tâm lý giáo dục học Đại học của Trần Quốc Thành, Nguyễn Thị Thanh Bình, Trịnh Thúy Giang”
* Những đặc điểm tâm lý cơ bản của sinh viên.
Tâm lý học Mác xít cho rằng cần phải nghiên cứu tuổi thanh niên một cách phức hợp, phải kết hợp quan điểm tâm lý xã hội học với việc tính đến những quy luật bên trong của sự phát triển, đó là vấn đề phức tạp và khó khăn. Bởi vì không
phải lúc nào nhịp độ các giai đoạn phát triển của sự phát triển tâm lý cũng trùng hợp với các giai đoạn trưởng thành về mặt xã hội. Theo tác giả Phạm Ngọc Viễn:
“ Sự bắt đầu trưởng thành của một con người như là một cá thể, một nhân cách, một chủ thể nhận thức và một chủ thể lao động là không trùng hợp nhau về thời gian”
Xét về nội dung và tình cảm của hoạt động lứa tuổi này phức tạp hơn nhiều so với lứa tuổi thanh niên ở giai đoạn trước. Ở tuổi này không những đòi hỏi về mặt học tập mà còn đòi hỏi tính năng động, sáng tạo ở mức độ cao hơn nhiều, đồng thời cũng đòi hỏi muốn nắm được chương trình học tập một cách sâu sắc thì cần phát triển tư duy về lý luận. Khi tuổi càng trưởng thành thì kinh nghiệm sống càng phong phú, họ càng ý thức được rằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa của một cuộc đời. Do vậy, thái độ ý thức học tập của các em lứa tuuôỉ này phát triển cao. Các em được thúc đẩy bởi động cơ học tập và đã nhận thức được ý nghĩa xã hội của môn học, của nghề nghiệp mình lựa chọn, đó cũng là điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy và huấn luyện.
- Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ cảm xúc: Có nhiều quan điểm khác nhau về trí tuệ cảm xúc. Theo Nguyễn Huy Tú: “Trí tuệ cảm xúc là một phẩm chất phúc hợp, đa diện, đại diện cho những nhân tố khó thấy, khó nắm bắt như tự ý thức, tự nhận biết, tự tin, tính lạc quan, sự thấu cảm, tính kiên nhẫn, tính tích cực hoạt động xã hội…” ( Nguyễn Huy Tú – Trí tuệ cảm xúc – bản chất và phương pháp chẩn đoán” Tạp chí Tâm lý học số 6/2000, trang 78 – 80).
Trí tuệ cảm xúc có vai trò rất quan trọng đối với sự thành công hay thất bại trong hoạt động của con người nói chung và với sinh viên nói riêng. Vì thế, rất cần quan tâm đến sự phát triển trí tuệ cảm xúc ở sinh viên.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy, khi bước chân vào trường Cao đẳng, Đại học, trí tuệ cảm xúc của sinh viên đã phát triển. Sinh viên đã có những kinh
nghiệm nhất định về các lĩnh vực tình cảm. Một số phẩm chất ý chi như: Tính độc lập, khả năng tự kiềm chế… đã được củng cố và phát triển. Do đó, sinh viên có khả năng kiềm chế bản thân trước những ham muốn tiêu cực, biết phân tích và đánh giá các hiện tượng trong đời sống xã hội và các vấn đề của bản thân. .“ Theo Tâm lý giáo dục học Đại học của Trần Quốc Thành, Nguyễn Thị Thanh Bình, Trịnh Thúy Giang”
- Sự phát triển nhận thức: Sự hoàn thiện về cấu trúc và chức năng của hệ thần kinh làm cho hoạt động nhận thức của sinh viên nhanh và mạnh. Khả năng cảm giác và tri giác phát triển đến trình độ tinh tế. Tri giác có chủ định chiếm ưu thế, thể hiện ở khả năng quan sát có hệ thống và toàn diện các sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan.
Trí nhớ của thanh niên sinh viên phát triển mạnh trên cả hai phương diện: Tăng khối lượng ghi nhớ và phương thức ghi nhớ. Ghi nhớ có ý nghĩa chiếm ưu theestrong hoạt động nhận thức của sinh viên.
Khả năng tư duy trừu tượng của sinh viên phát triển đến trình độ cao. Tính độc lập, sáng tạo trong tư duy, khả năng lập luận và khái quát của tư duy ở sinh viên ngày càng hoàn thiện, khả năng phê phán và tính mềm dẻo trong tư duy cũng phát triển cao.
Ở Cao đẳng, Đại học, sinh viên phải học nhiều môn học thuộc nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, điều đó buộc sinh viên phải có sự mềm dẻo về trí tuệ để thích ứng với yêu cầu của từng môn học. Đồng thời yêu cầu của các môn học cũng tạo ra điều kiện để phát triển khả năng nhận thức của sinh viên. Nội dung và phương thức học tập ở Cao đẳng, Đại học đòi hỏi tính mềm dẻo của các thao tác tư duy như: Phân tích, so sánh, khái quát hóa...Trong hoạt động nhận thức, sinh viên thể hiện khả năng tiếp thu có phê phán những kiến thức khoa học mà giảng viên cung cấp hoặc sinh viên tự tìm hiểu được. Quá trình học tập và
nghiên cứu khoa học ở trường Cao đẳng, Đại học đã dần hình thành ở sinh viên sự hoài nghi khoa học tạo nên tính tích cực nghiên cứu, tìm tòi của sinh viên. .“ Theo Tâm lý giáo dục học Đại học của Trần Quốc Thành, Nguyễn Thị Thanh Bình, Trịnh Thúy Giang”
- Sự phát triển nhân cách: Qua thời kỳ thanh niên học sinh, chiều hướng phát triển nhân cách của sinh viên đã xác định hơn. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Quá trình phát triển nhân cách của con người có hai mốc quan trọng: Mốc thứ nhất là ở lứa tuổi lên 3, trẻ xuất hiện ý thức bản ngã. Đó là lúc trẻ bắt đầu tự nhận thức được bản thân mình. Mốc thứ hai là khi các em ở tuổi 17 – 18, tự ý thức và các đặc điểm tâm lý khác ở các em đã định hình rõ nét. Các em có khả năng nhận thức về bản thân khách quan hơn tuổi thiếu niên. Do đó các em xác định cho mình các bước đi tiếp theo rõ ràng hơn.
Khi bước sang tuổi sinh viên, sự phát triển nhân cách của sinh viên vẫn tiếp nối sự phát triển, hoàn thiện xu hướng nghề nghiệp mà họ đã chọn khi học phổ thông, các hoạt động của sinh viên ở trường Cao đẳng, Đại học đều hướng vào việc lĩnh hội hệ thống tri thức, kỹ năng và rèn luyện phẩm chất theo yêu cầu của một nghề cụ thể. Vì thế, sự phát triển nhân cách của sinh viên có nhiều điểm khác với sự hình thành nhân cách của học sinh. Một mặt, sinh viên phát triển nhân cách với tư cách của một công dân, mặt khác nhân cách của sinh viên phát triển hướng tới các yêu cầu của một người trí thức hoạt động trong một lĩnh vực chuyên môn, một nghề nào đó. .“ Theo Tâm lý giáo dục học Đại học của Trần Quốc Thành, Nguyễn Thị Thanh Bình, Trịnh Thúy Giang”
- Sự hình thành thế giới quan: Ở lứa tuổi này đã có sự hình thành thế giới quan, hệ thống quan điểm về tự nhiên, xã hội, về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử...Những điều đó được ý thức vào các hình thức tiêu chuẩn, nguyên tắc hành vi được xác định vào một hệ thống hoàn chỉnh.
Thành tích thi đấu của VĐV Cầu lông không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố kỹ thuật, chiến thuật, thể lực mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tâm lý. Tâm lý của VĐV Cầu lông là những rung động cảm xúc luôn nảy sinh trong tập luyện và thi đấu. Cảm xúc tâm lý luôn xuất hiện trong các tình huống thi đấu phức tạp, căng thẳng. Các cảm xúc tốt làm xuất hiện các trạng thái thi đấu tốt, cảm xúc xuất làm xuất hiện các trạng thái bất lợi làm ảnh hưởng đến kết quả thi đấu. Cầu lông là môn thể thao đòi hỏi ý chí, năng lực trí tuệ cao, bởi vậy việc chuẩn bị tâm lý cho VĐV là một quá trình sư phạm có tác dụng thúc đẩy nhanh hơn sự phát triển trình độ tâm lý VĐV.
Để có được thành tích VĐV không thể thiếu một trong những mặt (kỹ thuật, chiến thuật, thể lực, tâm lý). Bốn mặt năng lực này phải được rèn luyện ngay từ những ngày đầu bởi nó có vai trò quan trọng, tuy thể hiện những năng lực khác nhau nhưng có quan hệ khăng khít, thúc đẩy nhau phát triển để đạt thành tích thể thao cao.
Trong quá trình huấn luyện giáo viên (HLV) cần bình tĩnh, kiên nhẫn sử dụng đúng và tế nhị khi các em không thực hiện đúng yêu cầu và có thái độ sai cần có kế hoạch phù hợp với lứa tuổi, giới tính, tạo sự say mê và hứng thú tập luyện.