Cơ sở thực tiễn lựa chọn bài tập phát triển tốc độ di chuyển trong thi đấu.

Một phần của tài liệu Luận văn: Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển tốc độ di chuyển trong thi đấu cho đội tuyển cầu lông Trường Cao đẳng Tuyên Quang (Trang 53 - 56)

Trong thi đấu cầu lông hiệu quả của một pha đánh cầu biểu hiện ở những động tác nhanh, mạnh như: đập cầu, phông cầu, bạt cầu,… những động tác này luôn có tác dụng rất lớn đến hiệu quả thi đấu, đó là những động tác mang tính dứt điểm. Để đạt được các động tác nhanh và mạnh đó không thể kể đến vai trò của bước chân di chuyển, bước chân di chuyển tốt thì mới thực hiện được các kỹ thuật đánh cầu có hiệu quả. Chính vì vậy để nâng cao hiệu quả trong tập luyện và thi đấu thì các bài tập phải đảm bảo yêu cầu và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em. Qua quan sát giờ huấn luyện đội tuyển cầu lông, đề tài nhận thấy các em di chuyển đánh cầu với tốc độ chậm chưa di chuyển đến điểm hợp lý để đánh cầu, ví dụ như: Còn di chuyển thiếu bước hay thừa bước, bước chân di chuyển chưa rõ ràng. Nguyên nhân là do các em chưa được tập luyện các bài tập di chuyển nhiều, các huấn luyện viên, giáo viên chưa chú trọng đến việc phát triển tốc độ di chuyển bước chân cho các em. Xét về tổng thể, đa số các động tác kỹ thuật trong cầu lông đều đòi hỏi sức nhanh và sức mạnh chuyên môn.

Di chuyển bước chân là một yếu tố hợp thành quan trọng trong nhóm tố chất chuyên môn của VĐV Cầu lông. Trong nhóm này còn có năng lực phản ứng, năng lực phán đoán, tính linh hoạt, tính nhịp điệu, sức mạnh bột phát, tốc độ bước chân di chuyển và sức bền chuyên môn.

Khi huấn luyện di chuyển bước chân phải tập luyện một cách sinh động và kết hợp với huấn luyện kỹ thuật. Với những hình thức tập luyện trên ta có thể huấn luyện bằng các phương pháp: phương pháp lặp lại, cách quãng, thay đổi, phương pháp thi đấu.

2.2.2. Cơ sở thực tiễn lựa chọn bài tập phát triển tốc độ di chuyển trongthi đấu. thi đấu.

Việc lựa chọn bài tập nhằm nâng cao tốc độ di chuyển trong thi đấu cho VĐV Cầu lông đã được các giáo viên, HLV rất quan tâm. Trước thực trạng di chuyển của đội tuyển Cầu lông Trường Cao đẳng Tuyên Quang còn yếu kém thể hiện qua thành tích tập luyện và thi đấu. Kết hợp cơ sở lý luận thực tiễn của kỹ thuật di chuyển và các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ di chuyển trong thi đấu: thể lực, kỹ - chiến thuật, tâm lý… và thực trạng việc sử dụng các bài tập của các giáo viên, HLV khác, đề tài thấy các bài tập lựa chọn phải đảm bảo yêu cầu các nguyên tắc và phương pháp huấn luyện trong tập luyện và thi đấu Cầu lông. Từ những cơ sở và thực tiễn nêu trên cho phép đề tài đi đến nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nâng cao tốc độ di chuyển trong thi đấu cho đội tuyển Cầu lông Cầu lông Trường Cao đẳng Tuyên Quang.

Để có thể lựa chọn được các bài tập đề tài đề ra các nguyên tắc sau:

* Nguyên tắc 1: Các bài tập lựa chọn phải nhằm mục đích là nâng cao được

tốc độ di chuyển bước chân cho các VĐV.

* Nguyên tắc 2: Các bài tập được lựa chọn phải đảm bảo độ tin cậy và

mang tính thông báo cần thiết đối với đối tượng nghiên cứu.

* Nguyên tắc 3: Các bài tập phải mang tính khoa học, phù hợp với đối

tượng nghiên cứu, hình thức tập luyện đơn giản.

Dựa vào các nguyên tắc đã đề ra, đề tài tiến hành lựa chọn được một số bài tập và để đảm bảo độ tin cậy chính xác của các bài tập đã lựa chọn và phù hợp cho việc huấn luyện di chuyển tốc độ cho đội tuyển Cầu lông Trường Cao đẳng Tuyên Quang, đề tài đã tiến hành phỏng vấn 15 giáo viên, cán bộ, HLV, các chuyên gia có kinh nghiệm và đề tài thu được ở bảng 2.5:

Bảng 2.5: Đặc điểm đối tượng phỏng vấn ( n = 15).

Trình độ Thâm niên công tác

Trên đại học Đại học Cao đẳng 15 - 20 năm 10 - 14 năm Dưới 10 năm Số lượng 2 13 0 1 4 10 Tỷ lệ % 13,3 86,7 0 6,7 26,7 66,6

Mặc dù kết quả phỏng vấn dựa vào nhận định chủ quan của đối tượng, song với số lượng như trên cùng với trình độ và kinh nghiệm của họ cũng có thể cho chúng ta những thông tin xác thực giúp việc lựa chọn bài tập được tập trung hơn. Để thuận tiện cho việc trả lời, đề tài quy định trong phiếu hỏi về mức độ hiệu quả của bài tập được đánh giá theo thang điểm sau:

+ Ưu tiên 1: 3 điểm. + Ưu tiên 2: 2 điểm. + Ưu tiên 3: 1 điểm.

Sau khi xử lý các phiếu phỏng vấn về lựa chọn bài tập đề tài thu được kết quả sau:

Bảng 2.6: Kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập nâng cao tốc độ di chuyển trong thi đấu cho đội tuyển Cầu

lông Trường Cao đẳng Tuyên Quang (n = 15). STT

Mức độ ưu tiên 3 điểm 2 điểm 1 điểm Tổng

điểm Tên bài tập Số người % Số người % Số người % 1 Bật cóc 20m 13 86,6 1 6,7 1 6,7 42 2 Nhảy dây tốc độ 1 phút (lần) 11 73,3 3 20 1 6,7 40 3 Chạy 30m 8 53,3 4 26,7 3 20 35

4 Di chuyển ngang sân đơn 12 80 2 13,3 1 6,7 41

5 Di chuyển 6 điểm trên sân 9 60 2 13,3 4 26,7 35

Một phần của tài liệu Luận văn: Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển tốc độ di chuyển trong thi đấu cho đội tuyển cầu lông Trường Cao đẳng Tuyên Quang (Trang 53 - 56)