Kỹ thuật di chuyển trong Cầu lông bao gồm một nhóm các loại hình di chuyển như di chuyển bước đơn, di chuyển nhiều bước và di chuyển bước nhảy. Dựa vào phương hướng di chuyển người ta lại chia các loại hình di chuyển đó ra thành các kỹ thuật di chuyển tiến, lùi, sang trái, sang phải, di chuyển chéo sân (giáo trình Cầu lông).
Trong tập luyện và thi đấu Cầu lông VĐV không thể chỉ đứng tại chỗ thi đấu dù quả cầu đó đối phương có đánh vào giữa người mình, những trường hợp như vậy VĐV vẫn phải di chuyển một bước hoặc tiến, hoặc lùi, hoặc sang trái, hoặc sang phải để đảm bảo tư thế thi đấu hợp lý. Với những quả cầu đối phương đánh ở xa vị trí chuẩn bị của mình, VĐV không thể chỉ di chuyển một bước mà với tới thì việc thực hiện di chuyển 2 - 3… bước hoặc sử dụng bước nhảy dài là điều bắt buộc phải làm. Tuy nhiên trong tất cả kỹ thuật di chuyển dù là đơn bước, đa bước hay bước nhảy trong tập luyện và thi đấu Cầu lông đều có một điểm chung là trước khi thực hiện động tác đánh cầu dù bên phải hay bên trái thì chân cùng với tay cầm vợt cũng luôn ở phía trước. Còn với những động tác thi đấu trên cao (cả những động tác phối hợp bật nhảy) thì chân ngược với tay cầm vợt lại luôn ở phía trước. Điều này cho thấy mặc dù di chuyển trong Cầu lông bao gồm nhiều các kỹ thuật khác nhau song nhìn chung đây là nhóm kỹ thuật có thể tiếp thu một cách dễ dàng nếu như người tập có sự chú ý ngay từ những buổi tập đầu.
Sự kém hoàn thiện về kỹ thuật di chuyển bước chân cũng dẫn đến tình trạng người tập không phát huy được tính chủ động trong thi đấu, để điều chỉnh quả cầu theo ý muốn, hoặc VĐV không thể phát huy được lực tối đa trong những quả cầu cần sử dụng đến sức mạnh tổng hợp của toàn bộ cơ thể. Như vậy muốn thi
đấu có hiệu quả thì điều đầu tiên là phải hoàn thiện về tất cả các kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật di chuyển.