Bài tập chuyên môn: gồm 2 loại:

Một phần của tài liệu Luận văn: Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển tốc độ di chuyển trong thi đấu cho đội tuyển cầu lông Trường Cao đẳng Tuyên Quang (Trang 36 - 38)

+ Các bài tập chuyên môn nhóm I: là các bài tập có quá trình chuyển động gần giống bài tập thi đấu nhưng đặc điểm lượng vận động lại khác bài tập thi đấu hoặc chỉ chứa các yếu tố riêng lẻ hay các nhóm thuộc tổ hợp các bài tập thi đấu. Hình thức cơ bản trong quá trình vận động của các bài tập ở nhóm này phù hợp

với môn thi đấu của lượng vận động. Sự khác biệt so với yêu cầu thi đấu không chuyên môn thể hiện trong đặc điểm của lượng vận động cũng như trong phạm vi của nhiệm vụ đặt ra. Lượng vận động được sắp xếp như sau: cường độ của lượng vận động tập luyện nhằm mục đích là phát triển sức bền cơ sở, tạo điều kiện lặp lại nhiều lần động tác nhằm hoàn thiện quá trình vận động. Thông qua khối lượng vận động lớn nhằm đạt đến giới hạn của khả năng chịu đựng lượng vận động. Các điều kiện này cũng có thể được tạo với mức khó hơn với thi đấu như phải thực hiện các lượng vận động riêng lẻ với cường độ cao hơn trong thi đấu (thi đấu trong sân hẹp nhằm phát triển khả năng phối hợp vận động).

Các hình thức của lượng vận động với các bài tập chuyên môn nhóm 1 bao gồm cả các cuộc thi và khối lượng thành tích trong điều kiện thay đổi nhiệm vụ thi đấu so với các yêu cầu môn thể thao chuyên sâu như các cuộc thi đấu tập kéo dài hoặc rút ngắn thời gian trong các môn thể thao đối kháng hai người. Các bài tập luyện với hình thức vận động của bài tập thi đấu nhưng thay đổi có đặc điểm của lượng vận động có ý nghĩa quan trọng vì đó có thể bồi dưỡng có trọng điểm các năng lực phối hợp vận động và thể lực riêng lẻ. Các yếu tố chiến thuật, thể lực và kỹ thuật thể thao cũng như các cơ sở của năng lực tâm lý trong những động tác chung tổng hợp các yếu tố của năng lực thể thao chuyên sâu. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự chuyển hoá lên trình độ năng lực cao hơn của một tố chất hoặc một kỹ xảo riêng lẻ trong tổ hợp các năng lực thể thao. Trong nhiều môn thể thao, khối lượng tập của các bài tập trong tất cả các thời kỳ tập luyện của phần cuối giai đoạn huấn luyện VĐV trẻ và các giai đoạn huấn luyện VĐV cao cấp đều lớn hơn khối lượng tập với các bài tập khác.

+ Các bài tập chuyên môn nhóm II: Là những bài tập chứa các chuyển động bộ phận của quá trình chuyển động riêng biệt của kỹ thuật thể thao và trong đó yêu cầu một hay nhiều nhóm cơ có phương thức hoạt động, phương hướng hoạt động,

quá trình dùng sức gần giống khi thực hiện động tác thi đấu. Với sự hỗ trợ của các bài tập này các năng lực quyết định thành tích riêng lẻ được phát triển một cách có trọng điểm mà không ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố khác trong tổ hợp các yếu tố của năng lực thể thao. Qua đó một mặt cho phép lựa chọn các hình thái vận động và các mức độ của lượng vận động có hiệu quả đặc biệt đối với sự phát triển các kỹ xảo và tố chất riêng lẻ, mặt khác giải quyết nhiệm vụ chuyển lên trình độ cao hơn một tố chất riêng lẻ hoặc một thành phần của động tác trong thành tích của môn thể thao chuyên sâu.

Sự phát triển hiện nay là nâng cao hiệu quả quá trình huấn luyện bằng cách lựa chọn các bài tập và lượng vận động sao cho cùng một lúc có thể giải quyết được nhiều nhiệm vụ chính của sự chuẩn bị các tố chất thể lực kỹ - chiến thuật và tâm lý. Trong phần cuối giai đoạn huấn luyện VĐV và trong giai đoạn huấn luyện VĐV cao cấp thì trọng điểm các bài tập như vậy trong thời kỳ chuẩn bị, thời kỳ thi đấu khối lượng của lượng vận động với các bài tập này giảm đi, nhiệm vụ cụ thể là củng cố trình độ đã đạt được của các tố chất riêng lẻ, thành phần động tác và của kỹ xảo.

Một phần của tài liệu Luận văn: Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển tốc độ di chuyển trong thi đấu cho đội tuyển cầu lông Trường Cao đẳng Tuyên Quang (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w