Các yếu tố cấu thành khả năng cạnh tranh

Một phần của tài liệu Chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh của Xí nghiệp Xây lắp điện- Công ty Điện lực 1.docx (Trang 47 - 51)

II. Nguồn kinh phí

7. Tỷ suất lợi nhuận so với vốn CSH

2.3.2. Các yếu tố cấu thành khả năng cạnh tranh

2.3.2.1. Những nhân tố bên ngoài

Từ khi nước ta chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, xuất phát từ những vấn đề đáp ứng nhu cầu xây dựng, hệ thống các doanh nghiệp làm công tác xây lắp ở Việt Nam ngày càng được củng cố và mở rộng. Ngoài các doanh nghiệp xây lắp trực thuộc những Tổng Công ty và những Công ty lớn còn có sự góp mặt của hàng loạt các doanh nghiệp tư nhân với mô hình hoạt động khá đa dạng. Chính vì vậy, Chính phủ và những hoạt động của Chính phủ sẽ ảnh hưởng rất lớn và mang tính chất quyết định đến cuộc chơi của doanh nghiệp. Hiện nay, thị trường xây lắp vận động dựa trên các Nghị định, văn bản, quy chế… quyết định nhiều đến tầm hoạt động cũng như khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp cụ thể như:

- Quy chế đấu thầu trong nước và quốc tế còn có nhiều bất cập, các doanh nghiệp thi nhau hạ giá để thắng thầu, điều này có thể mang lại cho Nhà nước hiệu quả tiết kiệm vốn đầu tư nhưng nó lại để lại hậu quả lâu dài về mặt kinh tế, xã hội. Các doanh nghiệp có thể dẫn đến việc thua lỗ, khả năng phá sản, thu nhập người lao động thấp, tiêu cực xã hội, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái…

- Các quy chế, chính sách về tài chính chưa tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhất là chính sách ưu đãi về lãi suất, nguồn vốn ưu đãi cho vay và các thủ tục giải ngân còn phức tạp…

- Ngoài ra các chương trình về thành lập tập đoàn, phát huy vai trò hiệp hội xây lắp, hiệp hội nhà thầu cũng chưa phát huy được bao nhiêu, trong khi nhu cầu ở nước ta hiện nay vấn đề này rất cần thiết nhằm tăng cường sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nhất là những dự án đấu thầu quốc tế.

a. Các đối thủ cạnh tranh hiện có

Lĩnh vực xây lắp điện là một trong những lĩnh vực rất năng động, nó đòi hỏi trình độ hiểu biết ở nhiều mặt, lượng vốn đầu tư lớn và mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp. Vì vậy, lĩnh vực này ngày càng thu hút nhiều doanh nghiệp tạo ra một thị trường xây lắp lớn mạnh.

Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp xây lắp tham gia trên thị trường xây lắp điện toàn quốc. Đó là:

- Các công ty thuộc Tổng Công ty Cơ khí xây dựng ( KOMA )

- Các công ty xây lắp điện thuộc Tổng Công ty Xây dựng công nghiệp.

- Các công ty thuộc các Tổng Công ty xây dựng của Quân đội ( Binh đoàn 11, 12...)

- Các công ty xây dựng, xây lắp điện thuộc các tỉnh thành trên toàn quốc. - Các công ty, xí nghiệp xây lắp thuộc các ngành thuỷ lợi, nông nghiệp phát triển nông thôn, địa chất - khoáng sản...

- Các doanh nghiệp xây lắp tư nhân và các loại hình doanh nghiệp khác có chức năng xây lắp.

Những đơn vị trên, với truyền thống kinh nghiệm thế mạnh về trang bị kỹ thuật và khả năng tài chính; cùng các cơ chế hoạt động linh hoạt, mềm dẻo, là những lực lượng chủ yếu tham gia có hiệu quả các công trình phát triển lưới điện; đồng thời họ cũng là những đối thủ cạnh tranh quyết liệt trên lĩnh vực xây lắp đối với Xí nghiệp Xây lắp điện - Công ty Điện lực I.

Nhiều doanh nghiệp xây lắp có khả năng đầu tư trọn gói, chìa khoá trao tay nhiều công trình có giá trị lớn, có độ phức tạp cao về công nghệ; nhiều doanh nghiệp đã thi công thành công và hiệu quả các công trình điện tầm cỡ quốc gia và khu vực: Hệ thống TBA - đường dây tải điện 500kV Bắc Nam, các nhà máy nhiệt điện, nhà máy tuốc bin khí... ( như các Tổng Công ty LILAMA, KOMA, Sông Đà, Xây dựng công nghiệp Việt Nam ).

Nhiều doanh nghiệp xây lắp với quy mô tổ chức gọn nhẹ, tham gia thành công nhiều dự án nhỏ, các công trình cải tạo lưới điện trung áp và hạ áp, đấu thầu thành công nhiều dự án phát triển lưới điện nông thôn. Đây là những doanh nghiệp xây dựng tham gia xây lắp điện, những doanh nghiệp xây lắp địa phương, những doanh nghiệp cổ phần hoặc có vốn tư nhân. Họ có những khả năng tiềm tàng tranh chấp các thị trường xây lắp điện của hệ thống lưới điện phân phối cung cấp cho các khách hàng, các khu dân cư...

b. Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Trên thực tế tồn tại nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có tham vọng thâm nhập vào thị trường xây lắp. Những đối thủ này có thể chia làm 2 nhóm chính:

- Thâm nhập mới của các công ty nước ngoài - Thâm nhập mới của các công ty địa phương

* Liên quan đến loại thâm nhập thứ nhất, những Công ty này có ý định thâm nhập thị trường bằng cách:

- Có xu hướng hợp tác với các đối tác phía Việt nam. Đề nghị hợp tác dễ dàng được chấp nhận vì họ có ưu thế về tài chính và công nghệ hiện đại. Từ đó họ tiến tới hình thành các công ty liên doanh xây lắp.

* Liên quan đến loại xâm nhập thứ hai, những Công ty này có ảnh hưởng rất lớn trong đấu thầu xây lắp tại thị trường các địa phương bởi:

- Các công trình của địa phương thường có quy mô nhỏ, Xí nghiệp Xây lắp còn bỏ ngỏ thị trường này nên thiếu thông tin cần thiết và không có các chính sách, chiến lược phù hợp để ngăn cản các đối thủ này.

- Những Công ty địa phương am hiểu rất tường tận phong tục tập quán, nắm rất chắc về sự biến động giá cả vật liệu trong khu vực và có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương. Chính vì vậy, họ được sự ủng hộ rất lớn của chính quyền địa phương trong việc tham gia đấu thầu xây lắp các dự án thuộc khu vực này.

Tuy nhiên các công ty địa phương có những hạn chế khiến cho họ gặp khó khăn khi độc lập tham gia đấu thầu các dự án lớn, đặc biệt các dự án đấu thầu quốc tế. Những hạn chế đó là tài chính, trang thiết bị, máy móc, kinh nghiệm…

c. Những khách hàng

Như đã được đề cập đến trong phần chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động chính, khách hàng của Xí nghiệp xây lắp điện là những nhà đầu tư cụ thể là Nhà nước và đại diện của Nhà nước.

Vì Xí nghiệp Xây lắp điện là doanh nghiệp trực thuộc Công ty Điện lực 1 nên có sự ưu đãi trong đấu thầu và được nhận các công trình do các Điện lực trực thuộc quản lý. Quan trọng hơn cả là việc hoàn thành tiến độ và chất lượng các công trình trọng điểm có ý nghĩa đối với Nhà nước như: Đường dây 35kV Pa Háng – Sầm Nưa, Xây dựng đường dây và TBA 110kV Tiên Sơn – Bắc Ninh, Xây dựng đường dây và trạm 110kV Núi Một – Thanh Hoá…nhờ vậy Xí nghiệp đã tạo được uy tín và gây được sự chú ý của Nhà nước và các ban ngành.

d. Nhà cung cấp

Chi phí trực tiếp của công trình bao gồm chi phí vật liệu, máy và nhân công trong đó chi phí vật liệu và máy thi công chiếm tỷ lệ cao nhất. Do đó, những nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn đến việc cạnh tranh đấu thầu của Xí nghiệp. Vì khối lượng vốn đầu tư lớn, hầu hết các công trình khi thi công xong đều không được

Công ty khác cũng đều phải nợ (chiếm dụng) cả vốn lưu động và cố định do đó những nhà cho thuê vốn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhờ vào mối quan hệ thường xuyên lâu dài, hiện nay Xí nghiệp đã có những ngân hàng cho vay vốn lớn, có thể đảm bảo tài chính kịp thời khi cần thiết. Những nhà cho vay vốn chính của Xí nghiệp bao gồm:

- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam

2.3.2.2. Những nhân tố bên trong

a. Nguồn nhân lực và tổ chức quản lý doanh nghiệp

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Xây lắp, trình độ tay nghề, kinh nghiệm của người lao động liên quan đến việc thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh. Cụ thể, nó tác động đến tiến độ, biện pháp thi công và chất lượng công trình.

Với tổng số lao động của Xí nghiệp là 435 người trong đó:

Lao động gián tiếp: 127 người chiếm 29,2% bao gồm Đại học và trên Đại học chiếm 22,5%; trung cấp, cao đẳng chiếm 6,7%. Lực lượng này hầu hết được đào tạo chính quy với tuổi đời trung bình là 37 tuổi.

Lao động trực tiếp: 308 người chiếm 70,8% ( thợ bậc ≤ 3 chiếm 41,5%, thợ bậc > 3 chiếm 29,3%). Do yêu cầu và tính chát công việc nên hầu hết số lao động tuyển chọn vào Xí nghiệp đã được đào tạo qua các trường công nhân kỹ thuật, chủ yếu tại Trường công nhân kỹ thuật của Công ty. Hiện nay Xí nghiệp có đội ngũ thợ bậc cao lãnh nghề, có nhiều kinh nghiệm đủ khả năng triển khai và thực hiện tốt những công việc đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật cao, công nghệ tiên tiến.

Tuy nhiên , với nhiều dự án thi công tại những địa bàn phức tạp, thiết bị máy móc không thể tập kết đến công trường, phải sử dụng nhiều nhân công, Xí nghiệp thường phải thuê lao động nông nhàn tại địa phương nơi có dự án thi công. Điều này có tính hai mặt:

- Mặt lợi: Giảm được chi phí chuyển quân, chuyển máy, chi phí lán trại, giá thuê nhân công thấp, các thủ tục hành chính (tạm trú…) đơn giản bởi chính họ là người bản xứ.

của đội ngũ lao động này thấp, tính chủ động trong công việc không cao và ý thức tổ chức kỷ luật kém làm ảnh hưởng tới chất lượng công trình, tiến độ thi công, tổn hại đến uy tín của Tổng Công ty.

b. Tài chính

Năng lực tài chính ảnh hưởng đến tất cả mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến những quyết đoán về kỹ thuật, khả năng tự chủ về tài chính, sách lược cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên trên thực tế, tình hình tài chính của Xí nghiệp không được khả quan cụ thể do nguồn vốn lưu động hạn chế, mỗi khi cần tiền để tập trung vào sản xuất (những công trình yêu cầu thời gian hoàn thành và vốn đầu tư lớn).

c. Máy móc thiết bị, công nghệ thi công

Do đặc tính của sản phẩm cũng như quá trình sản xuất sản phẩm quy định, khả năng về trang thiết bị công nghệ là nhân tố tin cậy cho việc thực hiện những giải pháp kỹ thuật để tham gia vào đấu thầu. Nếu như các điều kiện về kỹ thuật cuỉa công trình không được thảo mãn, chủ đầu tư sẽ không đánh giá được tiêu chuẩn khác dẫn đến sự thất bại trong đấu thầu. Trên thực tế, do nguồn vồn hạn hẹp nên Xí nghiệp chưa có điều kiện đầu tư vào việc mua sắm trang thiết bị mới phục vụ sản xuất, hầu hết các thiết bị máy móc đều đã cũ và lạc hậu nên các đơn vị trực tiếp sản xuất đều phải đi thuê từ các công ty khác.

d. Hoạt động quảng cáo

Hoạt động quảng cáo về danh tiếng của doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng nhằm tạo ra uy tín đối với chủ đầu tư về các mặt kinh nghiệm của doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh, năng lực của doanh nghiệp ( con người, tài chính, thiết bị…)

Một phần của tài liệu Chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh của Xí nghiệp Xây lắp điện- Công ty Điện lực 1.docx (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w