1 .3.3 Đối tượng nghiên cứu
3.2 Thực trạng và hiệu quả đạt được của bê tông tươi qua 3 năm 2010-
2010-2012.
3.2.1 Khái quát về thị trường :
3.2.1.1 Nhu cầu thị trường
- Theo số liệu khảo sát thực tế, tham khảo chuyên gia, đánh giá nhu cầu thị trường bê tông thương phẩm trong khu vực ước tính khoảng 20.000 m3/tháng; ước tính trong giai đoạn sắp đến, nhu cầu tăng trưởng bê tông khoảng 110%/năm.
- Hiện nay, thị phần cung cấp bê tông vẫn còn tương đối lớn, thị trường tiềm năng và nhu cầu trong tương lai gần khá cao.
3.2.1.2 Thị trường mục tiêu
- Tập trung cung cấp sản phẩm cho khu vực TP.Cần Thơ, Bình Minh - Vĩnh Long, Châu Thành - Hậu Giang và vùng lân cận trong bán kính 20km; quan tâm đặc biệt đến những công trình, dự án gần nhà máy để hạn chế chi phí vận chuyển, chi phí khác, dễ dàng kiểm soát quá trình cung ứng sản phẩm, dịch vụ... góp phần giảm giá thành và phục vụ khách hàng tốt nhất.
- Tìm kiếm, mở rộng các thị trường tiềm năng; duy trì mối quan hệ tốt với các chủ đầu tư lớn, cơ quan nhà nước để tiếp cận các công trình có nhu cầu lớn, nguồn vốn ổn định, chắc chắn, đảm bảo khả năng thanh toán.
3.2.1.3 Thị trường nguyên liệu đầu vào
- Khu vực đồng bằng Sông Cửu Long có nguồn nguyên vật liệu phục vụ sản xuất bê tông rất dồi dào với giá thành rẻ khi vận chuyển bằng đường thủy, từ các mỏ nguyên liệu như cát vàng Tân Châu; đá Trà Đuốc, đá Biên Hòa; xi măng Tây Đô, xi măng Nghi Sơn, xi măng Cần Thơ, xi măng Hà Tiên, xi măng Holcim..
- Bên cạnh đó, trên địa bàn thành phố Cần Thơ có rất nhiều doanh nghiệp lớn cung ứng nguồn nguyên liệu này, đảm bảo không xảy ra tình trạng thiếu cung nguyên liệu.
3.2.1.4 Đối thủ cạnh tranh
- Hiện nay, hai nhà cung cấp và sản xuất bê tông lớn là CTY TNHH Sài Gòn RDC và Công ty CP Vật tư Hậu Giang (HAMACO) đang khai thác gần 80% thị phần.
- Công ty CP VT Hậu Giang hiện nay là đơn vị dẫn đầu ngành,chiếm hơn 50% thị phần. HAMACO có lợi thế kinh doanh lớn, do kinh doanh đa ngành nghề bổ trợ liên quan (kinh doanh vật liệu xây dựng, nhiên liệu..) nên giá thành tương đối thấp.
- Công ty TNHH Sài Gòn RDC là đơn vị có vị thế lớn trong ngành, chiếm lĩnh gần 30% thị phần.
- Các đơn vị khác trong khu vực nhưng Công ty CP Bê tông Phan Vũ (chủ yếu sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn), Công ty CP Mekong (đang dần chuyển về TP.HCM)...
3.2.2 Những kế hoạch Marketing mà công ty đã thực hiện cho sản phẩm bê tông tươi sản phẩm bê tông tươi
3.2.2.1 Kế hoạch quảng bá thương hiệu
- Quảng bá thông tin về công ty, sản phẩm trên báo Cần Thơ, báo Đấu thầu, theo định kỳ hàng tháng.
- Tham gia các hoạt động hội trợ triển lãm về xây dựng của thành phố Cần Thơ.
- Trực tiếp treo logo, băng gon thông tin về công ty, sản phẩm tại các công trình mà công ty cung cấp sản phẩm, làm thầu thi công.
- Tăng cường quảng bá thông tin trên các website rao vặt miễn phí, áp dụng phương thức quảng bá kết hợp công năng khác như: đăng thông tin tuyển dụng trên các website lớn, uy tín; đăng báo giá tại các web ngành xây dựng....
- Xây dựng hình ảnh công ty hoạt động an toàn, sản phẩm chất lượng, uy tín. Tạo cảnh quan xanh, sạch và thoáng mát nơi làm việc, sản xuất; xe cơ giới phải gắn logo công ty, luôn được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo mỹ quan khi tham gia lưu thông.
- Lập đường dây hotline về kinh doanh và hỗ trợ kỹ thuật.
- Tài trợ, hỗ trợ cho các chương trình xã hội thu hút khách hàng mục tiêu, xây dựng hình ảnh tốt về công ty trong nhận thức cộng đồng; không nên tài trợ tràn lan. Ví dụ như: công ty sẽ tổ chức xây nhà tình thương bằng bê tông công ty cấp, hỗ trợ bê tông làm đường dân sinh, cầu bê tông.
3.2.2.2 Kế hoạch bán hàng
Chiến lược giá:
Áp dụng chiến lược giá cạnh tranh thâm nhập. Công ty xây dựng giá trên chi phí ước lượng tối đa - cân bằng và thấp hơn không quá 5% giá bán đối thủ cạnh tranh.
Báo giá sản phẩm phải thực hiện linh hoạt, thay đổi theo thời điểm biến động giá nguyên vật liệu đầu vào; khi báo giá sản phẩm không được thay đổi nhiếu lần, ấn định giá cụ thể, dùng các điều khoản khuyến mãi, hậu mãi để đàm phán giá.
Chiến lược sản phẩm:
Cung cấp sản phẩm bê tông tất cả các loại Mac, chất lượng cao, đạt yêu cầu kỹ thuật, theo đúng tiêu chuẩn hiện hành.
Chiến lược phân phối:
Tận dụng tất cả nguồn lực, mối liên hệ của cán bộ công nhân viên trong và ngoài công ty, tìm kiếm và tạo quan hệ hợp tác bền vững với khách hàng. Mỗi nhân viên trở thành một công tác viên chủ chốt của đơn vị.
Chủ động tiếp cận khách hàng thông qua nhiều phương thức khác nhau như điện thoại, gặp trực tiếp, gửi hồ sơ báo giá, năng lực, tập trung quan hệ với các nhóm nhà lãnh đạo, người ra quyết định mua hàng.
Quan tâm đến những khách hàng, chủ đầu tư lớn, thường xuyên liên hệ, hỏi thăm tin tức tạo mối quan hệ lâu dài. Lưu trữ và giữ bí mật thông tin khách hàng.
Có chính sách chăm sóc khách hàng hấp dẫn, như tặng quà, hiện vật vào ngày sinh nhật, tân gia, lễ tết...
3.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 3.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 – 2012 Đv: VNĐ Đv: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Doanh thu bán hàng 179.003.010.458 146.513.594.063 74.912.089.607 Giá vốn hàng bán 173.188.803.912 142.658.337.895 72.646.244.178 Lợi nhuận bán hàng 5.814.206.546 3.855.256.168 2.265.845.429 Doanh thu họat động tài chính 2.101.164.762 40.400.845 16.177.588 Chi phí tài chính 2.830.551.300 163.983.186 237.573.374 Chi phí bán hàng 0 0 141.060.753 Chí phí quản lý doanh nghiệp 3.135.087.676 3.735.153.195 4.951.216.171 Lợi nhuận thuần từ họat động kinh doanh 1.949.732.332 - 3.479.368 - 3.047.827.281 Thu nhập khác 1.010.896.601 516.337.084 14.064.328.554 Chi phí khác 644.509.667 7.500.000 10.536.961.250 Lợi nhuận khác 366.386.934 508.837.084 3.527.367.304 Tổng lợi nhuận trước thuế 2.316.119.266 505.357.716 479.540.023 Thuế thu nhập doanh nghiệp 579.029.816 126.339.429 119.885.006 Lợi nhuận sau thuế 1.737.089.450 379.018.287 359.655.017
Bảng 3.2 So sánh doanh thu và lợi nhuận của công ty
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn: phòng kế toán công ty
Doanh thu và lợi nhuận của việc kinh doanh bê tông tươi trong 3 năm qua luôn giảm.
Doanh thu năm 2011 giảm 19,1% so với 2010, còn doanh thu 2012 giảm 48,9% so với năm 2011. Như vậy cho thấy việc kinh doanh bê tông tươi đang giảm sút trong thời gian gần đây. Nguyên nhân chủ yếu là do vào năm 2010 công ty cung cấp cho các công trường thuộc tổng công ty đang thi công các công trình lớn, vào những năm đầu thi công nền móng thì cần một lượng lớn bê tông tươi, và giảm dần theo các năm. Tổng công ty lại vừa mới xây dựng và phát triển kinh doanh bê tông tươi trong thời gian ngắn nên việc tiêu thụ bê tông tươi luôn phụ thuộc vào các công trình mà tổng công ty thi công. Nên dẫn đến việc doanh thu kinh doanh bê tông tươi giảm sút qua các năm.
Lợi nhuận sau thuế của của công ty giảm mạnh vào năm 2011, năm 2010 là 1.737 triệu đồng sang năm 2011 còn 379 triệu đồng tương đương giảm 78,2%, chủ yếu là do doanh thu giảm, lợi nhuận bán hàng giảm, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nên dẫn đến lợi nhuận từ kinh doanh giảm mạnh xuống mức âm. Trong khi đó đầu tư hoạt động tài chính lại không thu được kết quả cao. Sang năm 2012 tình hình kinh doanh vẫn như vậy, lợi nhuận cũng giảm còn 360 triệu đồng tương đương với giảm 5%. Tuy nhiên, công ty đã đầu tư
2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Tổng doanh thu 181.104 146.554 74.928 (34.550) (19,1) (71.626) (48,9) Tổng chi phí 178.788 146.049 74.448 (32739) (18,3) (71.601) (49)
Lợi nhuận trước thuế 2.316 505 480 (1.811) (78,2) (25) (5)
Thuế thu nhập doanh nghiệp
579 126 120 (453) (78,2) (6) (5)
vào việc marketing và bán hàng cho các công trình khác không thuộc tổng công ty thi công. Do đầu tư tài chính không đem lại hiệu quả cao cho công ty nên công ty không chú trọng vào đầu tư tài chính mà tham gia cung cấp một số dịch vụ khác như cho thuê các loại xe công trình trong thời gian rảnh rỗi, cho thuê vận chuyển,… nhờ đó mà công ty bù đắp được kinh phí, giúp cho công ty duy trì các hoạt động. Tuy bước đầu có khó khăn khi thâm nhập thị trường, nhưng công ty đang bước vào giai đoạn phát triển mới.
Chương 4:
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH SẢN PHẨM BÊ TÔNG TƯƠI
4.1 Phân tích môi trường vĩ mô
Là môi trường bao quát bên ngoài của công ty có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Các yếu tố bao gồm: Yếu tố môi trường kinh tế, yếu tố công nghệ, yếu tố chính trị pháp luật và yếu tố tự nhiên. Trong đó yếu tố tự nhiên, yếu tố công nghệ ảnh hương trực tiếp đến sản phẩm qua nguyên liệu và công nghệ sản xuất. Còn yếu tố chính trị thì ảnh hưởng gián tiếp thông qua các quy định kỹ thuật.
4.1.1 Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế là môi trường bao quát tổng thể của nền kinh tế, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình hoạt động của công ty. Sự biến động của nền kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiêu thụ sản phẩm của công ty, qua phân tích nền kinh tế có thể khái quát được nhu cầu của công ty.
Trong gần 3 năm qua, tình hình thế giới có nhiều diễn biến rất phức tạp. Kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu lần này được đánh giá là trầm trọng nhất kể từ Đại suy thoái kinh tế thế giới 1929 - 1933. Nhiều nước công nghiệp phát triển đã điều chỉnh mạnh chính sách để bảo hộ sản xuất trong nước. Cạnh tranh quyết liệt giữa các nước lớn tại khu vực và diễn biến phức tạp trên Biển Đông, Biển Hoa Đông... Thực trạng trên tác động bất lợi đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta.
Trong nước, những hạn chế yếu kém vốn có của nền kinh tế cùng với mặt trái của chính sách hỗ trợ tăng trưởng đã làm cho lạm phát tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ổn định kinh tế vĩ mô.
Hình 4.1: Tỷ lệ lạm phát ở việt nam 2008- 2012 8.1 6.88 11.75 18.85 6.81 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
tỷ lệ lam phát
Nguồn: Tổng cục thống kê
Qua biểu đồ tỷ lệ lạm phát trên ta thấy tình hình biến động tỷ lệ lạm phát của Việt Nam có nhiều biến động phức tạp. Đối với doanh nghiệp thì tình hình lạm phát có ảnh hưởng khá quan trọng đối với tình hình kinh doanh. Tỷ lệ lạm phát sẽ ảnh hưởng đến lãi suất cho vay, giá cả tiêu dùng…trong nhiều năm qua nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm kiềm chế lạm phát. Năm 2012 tỷ lệ lạm phát giảm còn 6,81% so với 2011 tuy nhiên tỷ lệ lạm phát giảm không phải vì năng suất, chất lượng hiệu quả tăng mà là do sức mua suy kiệt.Năm 2013 và các năm tiếp theo các chuyên gia lo ngại tình hình lạm phát có thể sẽ nóng trở lại do đầu tư công nới lỏng, đến thời điểm bất động sản tan băng, tình hình giá cả nguyên, nhiên liệu thế giới biến động phức tạp…Đây cũng sẽ là một khó khăn không nhỏ cho doanh nghiệp.
Đồng bằng sông Cửu Long gồm 12 tỉnh và 1 thành phố hiện là vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm ở phía nam Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2001 – 2010 đạt hơn 11%. Mỗi năm khu vực Đồng bằng sông Cửu Long xuất siêu khá lớn. Năm 2012, toàn vùng xuất khẩu ước khoảng 9 tỷ 600 triệu USD, chủ yếu là gạo và thủy sản. Tuy nhiên bên cạnh lợi thế về xuất khẩu nông sản, thuỷ sản, thì việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực này vẫn hạn chế, chỉ chiếm 7% so với cả nước. Tính đến thờiđiểm hiện tại, cả vùng đồng bằng sông Cửu Long thu hút hơn 11 tỷ USD vốn FDI. Trong đó có 3 tỉnh thu hút vốn đầu tư FDI trên 1 tỷ USD là Long An, Kiên Giang và Tiền Giang. Tuy nhiên vẫn có hai tỉnh Vĩnh
Long và Sóc Trăng, tới nay chưa thu hút được dự án FDI mới nào. (Thanh Tùng, đài phát thanh VOV, 17 -10-2013).
Hình 4.2: Tốc độ tăng trưởng GDP của Đồng Bằng Sông Cửu Long năm 2010 - 2012 12.20% 11.60% 10.13% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00%
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
GDP
Nguồn: Tổng cục thống kê
Qua hình trên cho thấy các năm qua tốc độ tăng trưởng GDP của vùng kinh tế Đồng Bằng Sông Cửu Long có xu hướng giảm từ 12,2% năm 2010 xuống còn 11,6% năm 2011 và tới năm 2012 còn 10,13%. Do tình trạng khó khăn chung của nền kinh tế thế giới ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp.
Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, nằm ở vị trí trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ngành xây dựng ở Cần Thơ phát triển nhanh cùng với quá trình đô thị hóa; giá trị sản xuất tăng bình quân 18,3%, giá trị tăng thêm tăng bình quân 14,7%, chiếm tỷ trọng 5,05% trong GDP (Cục Xúc Tiến Thương Mại, 2012). Nhiều công trình qui mô lớn, chất lượng cao được đưa vào sử dụng như: cầu Cần Thơ, cảng hàng không Cần Thơ, cảng Cái Cui; các khu dân cư, khu tái định cư, khu đô thị mới, trụ sở làm việc các cơ quan chính trị, hành chính, công an, quân sự các cấp, các công trình hạ tầng đô thị được hình thành, góp phần đổi mới diện mạo thành phố. Theo thông tin từ Sở Quy Hoạch Xây Dựng Cần Thơ thì Thành phố Cần Thơ đã và đang chuẩn bị đầu tư một số dự án xây dựng lớn trong khu vực thành phố như: Cầu Vàm Cống, nhà máy xử lý chất thải, cầu Vàm Xáng, trường trung học phổ thông Thuận Hưng,… Ngoài ra còn kiêu gọi xây dưng rất nhiều công trình thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa – xã hội, môi trường
với quy mô lớn, giá trị đầu tư từ hàng trăm triệu lên đến hàng trăm tỷ đồng.
4.1.2 Môi trường công nghệ
- Công nghệ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Công nghệ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, qua đó tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty. Là một yếu tố rất quan trọng đối với sự phát triển của công ty, áp dụng công nghệ tiên tiến có thể giúp cho công ty nâng cao khả năng cạnh tranh, loại đối thủ cạnh tranh có công nghệ lạc hậu ra khỏi ngành.
- Công nghệ sản xuất bê tông tươi đang trong giai đoạn phát triển, công nghệ được phổ biến rộng khắp, dễ áp dụng vào sản xuất.Đối với các dây truyền, trạm bơm được điều khiển tự động được áp dụng hầu hết ở các doanh nghiệp sản xuất bê tông tươi, có nhiều hãng nổi tiếng trên thế giới về các hệ thống điều khiển điện tử tự động hiện đại, các đầu đo điện tử và các chi tiết chịu mài mòn như: Siemens, Flender, ORU, Eurotec, KYC – Nhật Bản, Co- Nele Trung Quốc… các trạm trộn bê tông được điều khiển tự động hóa thì sản xuất luôn ổn định, đạt chất lượng và tính hiện đại có khả năng đáp ứng được mọi yêu cầu thi công bê tông chất lượng cao, bê tông đầm lăn, bê tông lạnh cho các công trình thủy điện, thủy lợi,…
- Quy trình sản xuất bê tông tươi tiên tiến nhất hiện nay được