Ma trận SWOT

Một phần của tài liệu lập một số phương án marketing cho sản phẩm bê tông tươi tại công ty cp đầu tư xây dựng số 10 idico (Trang 53)

1 .3.3 Đối tượng nghiên cứu

5.1.1 Ma trận SWOT

5.1.1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh

Những điểm mạnh (S):

 S1: Thiết bị, công nghệ hiện đại. Thể hiện qua trong yếu tố sản xuất, công ty áp dụng quy trình trộn bê tông tân tiến, các thiết bị, xe hiện đại.

 S2: Giá thành thấp hơn so với đối thủ cạch tranh. Giá của sản phẩm theo công ty cung cấp thì giá bê tông tươi của công ty thấp hơn các đối thủ cạnh tranh khoảng 5%, khách hàng cũng đánh giá tốt về yếu tố này.

 S3: Khả năng cạnh tranh cao. Được thấy ở điểm khả năng nguồn vốn công ty tăng cao, giá thành và chất lượng sản phẩm của công ty được khách hàng đánh giá tôt.

 S4: Chất lượng sản phẩm tốt. Nhờ có công nghệ kỹ thuật hiện đại, nguồn nguyên liệu tốt nên tạo ra sản phẩm được khách hàng đánh giá tốt.

 S5: Chăm sóc khách hàng tốt. Thông qua phỏng vấn từ khách hàng cho thấy mức độ trung thành của khách hàng rất cao, 100% khách hàng từng sử dụng sản phẩm của công ty sẽ sử dụng lại sản phẩm của công ty khi có nhu cầu.

Những điểm yếu (W):

 W1: Thị phần thấp chỉ chiếm 10% thị phần trong nghành. Theo các chuyên gia trong ngành của công ty số 10 IDICO cho biết thì hiện nay thị phần của công ty chỉ chiếm khoảng 10% trên thị trường.

 W2: Nhân lực chưa chuyên môn hóa. Từ yếu tố nguồn nhân lực cho thấy trạm bê tông của công ty có đội ngũ nhân viên nhiều, nhưng

chưa chuyên môn hóa công việc cho nhân viên, một nhân viên còn làm chung nhiều công việc.

 W3: Thương hiệu yếu. Do trạm bê tông trước năm 2011 chủ yếu là cung cấp bê tông tươi cho tổng công ty thực hiện thi công xây dựng, chỉ mới tung ra thị trường 2 năm gần đây nên ít người biết đến, ngoài ra còn do marketing chưa hoàn thiện.

 W4: Marketing chưa hoàn thiện. Thể hiện ở điểm là hệ thống phân phối và chiêu thị của công ty theo khách hàng đánh giá là chưa tốt.

 W5: Hệ thống phân phối chưa được xây dựng tốt. Là một sản phẩm đặt biệt, nên có hệ thống phân phối đặt thù riêng, nhưng hệ thống phân phối của công ty còn lỏng lẻo, khách hàng đánh giá chưa tốt.

Những cơ hội (O):

 O1: Nhu cầu thị trường tốt. Bê tông tươi là loại sản phẩm ít người sử dụng và khoảng cách giữa các lần sử dụng cũng rất dài. Sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu là các nhà thầu xây dựng. Nhu cầu thị trường đối với sản phẩm bê tông tươi theo các chuyên gia trong ngành, các nhà quản lí công ty cho biết là 20.000 m3/ tháng và đang tăng lên do các chính sách đầu tư xây dựng đô thị hóa tại Cần Thơ đang và chuẩn bị thực hiện, nền kinh tế đang phục hồi nên việc đầu tư xây dựng các công ty, xí nghiệp cũng tăng trong thời gian sắp tới.

 O2: Chính sách khuyến khích. Nhà nước có rất nhiều chính sách khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh, tạo nên thuận lợi đối với các doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh.

 O3: Đối thủ đã bão hòa. Trên thị trường bê tông tươi hiện nay thì các đối thủ cạnh tranh đang có thị phần bão hòa, do rào cản gia nhập ngành khá lớn do công ty dẩn đầu ngành là HAMACO chiếm thị phần 50%, nên rất ít khả năng có thêm đối thủ cạnh tranh mới.

 O4: Hỗ trợ đầu tư tốt. Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng, kiềm hãm lãi suất cho các doanh nghiệp vay đầu tư vào sản xuất, ...

 O5: Hệ thống giao thông tốt. Những năm gần đây hệ thống giao thông tại thành phố Cần Thơ và khu vực đồng bắng Sông Cửu Long được hoàn thiện hơn trước, các con đường được mở rộng, mở thêm nhiều con đường mới phục vụ cho việc đi lại và phát triển kinh tế.

Những nguy cơ (T):

 T1: Cạnh tranh ngành lớn. Trong ngành đã có đơn vị dẫn đầu là HAMACO chiếm 50% thị phần, các đơn vị còn lại phải cạnh tranh rất nhiều mới có thể đứng vững trên thị trường.

 T2: Không đạt doanh số. Doanh thu của công ty giảm trong 3 năm gần đây, doanh số đặt ra rất khó đạt được do nhiều yếu tố như hệ thống phân phối, chiêu thị, thị phần còn thấp,..

 T3: Tăng chi phí bất thường. Chi phí có nhiều biến động do giá xăng dầu hiện nay biến động rất nhiều ảnh hưởng đến nguyên vật liệu và chi phí vận chuyển.

 T4: Rủi ro thu hồi vốn. Lượng nợ của khách hàng đối với công ty còn rất cao, nợ khó đòi luôn tăng qua các năm.

 T5 : Sản phẩm không thể bảo quản là đặc tính riêng của sản phẩm.

5.1.1.2 Ma trận SWTO

Sau khi phân tích các yếu tố bên trong và ngoài công ty đã xây dựng được ma trận SWOT:

SWOT

Những cơ hội (O):

O1: Nhu cầu thị trường tốt.

O2: Chính sách khuyến khích.

O3: Đối thủ đã bão hòa. O4: Hỗ trợ đầu tư tốt. O5: Hệ thống giao thông tốt. Những nguy cơ (T): T1: Cạnh tranh ngành lớn. T2: Không đạt doanh số. T3: Tăng chi phí bất thường.

T4: Rủi ro thu hồi vốn. T5 : Sản phẩm không thể bảo quản. Những điểm mạnh (S): S1: Thiết bị, công nghệ hiện đại. S2: Giá thành thấp hơn so với đối thủ cạch tranh 5%. S3: Khả năng cạnh tranh cao. S4: Chất lượng sản phẩm tốt đảm bảo kỹ thuật. S5: Chăm sóc khách hàng tốt.

- Chiến lược phát triển sản phẩm thâm nhập thị trường và tối thiểu chi phí.( S1, S2, S4, O1, O2, O4)

- Chiến lược mở rộng thị trường và quy mô bán hàng.(S3, S4, O1, O5)

- Chiến lược khách hàng vip.(S2, S5, O1, O3)

- Chiến lược tăng lợi thế cạnh tranh.(S1, S3, S4, S5, T1)

- Chiến lược thăm nhập thị trường chọn lọc.(S2, S4, T3, T4)

- Chiến lược xây dựng hệ thống khép kín từ sản xuất đến vận chuyển sản phẩm.(S1, S4, T5) Những điểm yếu (W): W1: Thị phần thấp chỉ chiếm 10% thị phần trong nghành. W2: Nhân lực chưa chuyên môn hóa. W3: Thương hiệu yếu . W4: Marketing chưa hoàn thiện.

W5: Hệ thống phân phối chưa được xây dựng tốt.

- Chiến lược đẩy mạnh phát triển bán hàng.(W1, W5, O1, O2, O5)

- Chiến lược tăng cường marketing, quảng cáo. (W3, W4, W5, O1, O3, O4)

- Chiến lược xây dựng nguồn nhân lực chuyên môn.(W2, W5, O4)

- Chiến lược thu hẹp quy mô.(W1, W2, W4, T1, T2, T3, T4)

- Chiến lược xây dựng hệ thống phân phối, bán hàng phù hợp sản phẩm. (W3, W5, T2, T4, T5) - Chiến lược quản lý chi phí, co cụm hoạt động có chọn lọc.( W2, W4, T3, T4)

Một phần của tài liệu lập một số phương án marketing cho sản phẩm bê tông tươi tại công ty cp đầu tư xây dựng số 10 idico (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)