Môi trường kinh tế

Một phần của tài liệu lập một số phương án marketing cho sản phẩm bê tông tươi tại công ty cp đầu tư xây dựng số 10 idico (Trang 32 - 35)

1 .3.3 Đối tượng nghiên cứu

4.1.1 Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế là môi trường bao quát tổng thể của nền kinh tế, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình hoạt động của công ty. Sự biến động của nền kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiêu thụ sản phẩm của công ty, qua phân tích nền kinh tế có thể khái quát được nhu cầu của công ty.

Trong gần 3 năm qua, tình hình thế giới có nhiều diễn biến rất phức tạp. Kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu lần này được đánh giá là trầm trọng nhất kể từ Đại suy thoái kinh tế thế giới 1929 - 1933. Nhiều nước công nghiệp phát triển đã điều chỉnh mạnh chính sách để bảo hộ sản xuất trong nước. Cạnh tranh quyết liệt giữa các nước lớn tại khu vực và diễn biến phức tạp trên Biển Đông, Biển Hoa Đông... Thực trạng trên tác động bất lợi đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta.

Trong nước, những hạn chế yếu kém vốn có của nền kinh tế cùng với mặt trái của chính sách hỗ trợ tăng trưởng đã làm cho lạm phát tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ổn định kinh tế vĩ mô.

Hình 4.1: Tỷ lệ lạm phát ở việt nam 2008- 2012 8.1 6.88 11.75 18.85 6.81 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

tỷ lệ lam phát

Nguồn: Tổng cục thống kê

Qua biểu đồ tỷ lệ lạm phát trên ta thấy tình hình biến động tỷ lệ lạm phát của Việt Nam có nhiều biến động phức tạp. Đối với doanh nghiệp thì tình hình lạm phát có ảnh hưởng khá quan trọng đối với tình hình kinh doanh. Tỷ lệ lạm phát sẽ ảnh hưởng đến lãi suất cho vay, giá cả tiêu dùng…trong nhiều năm qua nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm kiềm chế lạm phát. Năm 2012 tỷ lệ lạm phát giảm còn 6,81% so với 2011 tuy nhiên tỷ lệ lạm phát giảm không phải vì năng suất, chất lượng hiệu quả tăng mà là do sức mua suy kiệt.Năm 2013 và các năm tiếp theo các chuyên gia lo ngại tình hình lạm phát có thể sẽ nóng trở lại do đầu tư công nới lỏng, đến thời điểm bất động sản tan băng, tình hình giá cả nguyên, nhiên liệu thế giới biến động phức tạp…Đây cũng sẽ là một khó khăn không nhỏ cho doanh nghiệp.

Đồng bằng sông Cửu Long gồm 12 tỉnh và 1 thành phố hiện là vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm ở phía nam Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2001 – 2010 đạt hơn 11%. Mỗi năm khu vực Đồng bằng sông Cửu Long xuất siêu khá lớn. Năm 2012, toàn vùng xuất khẩu ước khoảng 9 tỷ 600 triệu USD, chủ yếu là gạo và thủy sản. Tuy nhiên bên cạnh lợi thế về xuất khẩu nông sản, thuỷ sản, thì việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực này vẫn hạn chế, chỉ chiếm 7% so với cả nước. Tính đến thờiđiểm hiện tại, cả vùng đồng bằng sông Cửu Long thu hút hơn 11 tỷ USD vốn FDI. Trong đó có 3 tỉnh thu hút vốn đầu tư FDI trên 1 tỷ USD là Long An, Kiên Giang và Tiền Giang. Tuy nhiên vẫn có hai tỉnh Vĩnh

Long và Sóc Trăng, tới nay chưa thu hút được dự án FDI mới nào. (Thanh Tùng, đài phát thanh VOV, 17 -10-2013).

Hình 4.2: Tốc độ tăng trưởng GDP của Đồng Bằng Sông Cửu Long năm 2010 - 2012 12.20% 11.60% 10.13% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00%

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

GDP

Nguồn: Tổng cục thống kê

Qua hình trên cho thấy các năm qua tốc độ tăng trưởng GDP của vùng kinh tế Đồng Bằng Sông Cửu Long có xu hướng giảm từ 12,2% năm 2010 xuống còn 11,6% năm 2011 và tới năm 2012 còn 10,13%. Do tình trạng khó khăn chung của nền kinh tế thế giới ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp.

Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, nằm ở vị trí trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ngành xây dựng ở Cần Thơ phát triển nhanh cùng với quá trình đô thị hóa; giá trị sản xuất tăng bình quân 18,3%, giá trị tăng thêm tăng bình quân 14,7%, chiếm tỷ trọng 5,05% trong GDP (Cục Xúc Tiến Thương Mại, 2012). Nhiều công trình qui mô lớn, chất lượng cao được đưa vào sử dụng như: cầu Cần Thơ, cảng hàng không Cần Thơ, cảng Cái Cui; các khu dân cư, khu tái định cư, khu đô thị mới, trụ sở làm việc các cơ quan chính trị, hành chính, công an, quân sự các cấp, các công trình hạ tầng đô thị được hình thành, góp phần đổi mới diện mạo thành phố. Theo thông tin từ Sở Quy Hoạch Xây Dựng Cần Thơ thì Thành phố Cần Thơ đã và đang chuẩn bị đầu tư một số dự án xây dựng lớn trong khu vực thành phố như: Cầu Vàm Cống, nhà máy xử lý chất thải, cầu Vàm Xáng, trường trung học phổ thông Thuận Hưng,… Ngoài ra còn kiêu gọi xây dưng rất nhiều công trình thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa – xã hội, môi trường

với quy mô lớn, giá trị đầu tư từ hàng trăm triệu lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Một phần của tài liệu lập một số phương án marketing cho sản phẩm bê tông tươi tại công ty cp đầu tư xây dựng số 10 idico (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)