Phân tích tình hình sử dụng vốn của ngân hàng qua 3 năm

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bến Tre. (Trang 33)

2007)

4.1.3.1. Doanh số cho vay

Trong hoạt động của các Ngân hàng thì hoạt động cho vay là hoạt động cơ

bản nhất. Ngân hàng phân phối nguồn vốn huy động được đáp ứng yêu cầu vốn cho toàn xã hội. Qua ba năm hoạt động từ năm 2005 đến năm 2007 doanh số cho vay của chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Mỏ Cày cụ thể như sau:

Bảng 3: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN

ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Ngắn hạn 266.594 82,44 301.830 81,80 234.238 80,00 35.236 13,22 -67.592 -22,39 Trung hạn 56.795 17,56 67.170 18,20 58.560 20,00 10.375 18,27 -8.610 -12,82 Tổng 323.389 100 369.000 100 292.798 100 45.611 14,10 -76.202 -20,65

( Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày)

Năm 2005 82% 18% Ngắn hạn Trung hạn Năm 2006 82% 18% Ngắn hạn Trung hạn Năm 2007 80% 20% Ngắn hạn Trung hạn

Trong hoạt động của Ngân hàng thì hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu của tổ chức. Doanh số cho vay năm 2005 đạt 323.389 triệu

đồng. Sang năm 2006 đạt 369.000 triệu đồng tăng 45.611 triệu đồng với tỷ lệ

tăng 14,10% so với năm 2005. Do đặc điểm vềđịa lý kinh tế của Huyện với thế

mạnh là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Nên thời gian qua Ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn, nó chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động cho vay (khoảng 80%) của chi nhánh NHNo & PTNT. Cụ thể, doanh số ngắn hạn chiếm 266.594 triệu

đồng trong tổng doanh số cho vay với tỉ lệ là 82,44% năm 2005. Đến năm 2006 thì đạt 301.830 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng là 13,22% tương đương là 35.236 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do chi nhánh sớm nắm bắt được nhu cầu vay vốn trên địa bàn vì trong năm 2005 dịch cúm gia cầm bùng phát mạnh mẽ, nhiều hộ lâm vào cảnh khó khăn thiếu vốn sản xuất. Trong khi đó doanh số cho vay trung dài hạn cũng tăng đáng kể. Cụ thể: năm 2005 đạt 56.795 triệu đồng, năm 2006 đạt 67.170 triệu đồng tăng 10.375 triệu đồng (tỷ lệ tăng 18,27%) so với năm 2005.

Năm 2007 tổng doanh số cho vay của chi nhánh chỉđạt 292.798 triệu đồng, giảm 76.202 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 20,65% so với năm 2006. Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn giảm 67.592 triệu đồng với tỷ lệ giảm 22,39% so với năm 2006; cho vay trung dài hạn cũng giảm nhưng không đáng kể. Do trong năm 2007, các Ngân hàng nói chung, chi nhánh NHNo & PTNT nói riêng trên cùng

địa bàn giảm cho vay để hạn chế việc đầu cơ bất động sản, lạm phát nền kinh tế để bình ổn thị trường.

4.1.3.2. Doanh số thu nợ

Bảng 4: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN

ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Ngắn hạn 234.656 84,71 284.059 83,29 203.443 78,78 49.403 21,05 -80.616 -28,38 Trung hạn 42.344 15,29 56.996 16,71 54.806 21,22 14.652 34,60 -2.190 -3,84 Tổng 277.000 100 341.055 100 258.249 100 64.055 23,12 -82.806 -24,28

( Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày)

Năm 2005 15% 85% Ngắn hạn Trung dài hạn Năm 2006 17% 83% Ngắn hạn Trung dài hạn Năm 2007 21% 79% Ngắn hạn Trung dài hạn

Hình 7: Doanh số thu nợ theo thời hạn

Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển, đặc biệt là trong điều kiện đổi mới và hội nhập của nền kinh tế, nhu cầu vốn đầu tư cho xã hội ngày càng gia tăng. Nếu cho vay là nghiệp vụ chính của Ngân hàng thì việc thu nợ cũng được xem là công tác không thể thiếu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, nó góp phần tái đầu tư và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển trong lưu thông, qua đó tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát triển tín dụng. Cụ thể:

Doanh số thu nợ ngắn hạn

Năm 2005 đạt 234.656 triệu đồng, đến năm 2006 thì doanh số thu nợ lại tăng lên là 284.059 triệu đồng tăng 49.403 triệu đồng ứng với tỷ lệ 21,05% so với năm 2005. Sang năm 2007 thì doanh số thu nợ giảm xuống chỉđạt 203.443 triệu

đồng, giảm 80.616 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 28,38% so với năm 2006. Sự giảm sút của doanh số thu nợ năm 2007 đó là do trong năm qua thời tiết phức tạp đã làm cho sản lượng tiêu thụ các mặt hàng có thế mạnh như dừa, mía,… giảm đáng kể, đồng vốn sử dụng không hiệu quảđã làm cho các hộ sản xuất không trảđược nợđúng thời hạn cho Ngân hàng.

Doanh số thu nợ trung dài hạn

Từ bảng số liệu trên ta thấy doanh số thu nợ của chi nhánh qua các năm cũng có sự biến động khá rõ. Cụ thể: Năm 2005 doanh số thu nợ trung dài hạn chiếm 15,29% tương đương với giá trị là 42.344 triệu đồng nhưng năm 2006 tăng lên 59.996 triệu đồng tăng 14.652 triệu đồng so với năm 2005 (với tỷ lệ tăng 34,60%). Đến năm 2007 thì lại giảm xuống 2.190 triệu đồng (tỷ lệ giảm 3,84%)

đã làm cho doanh số thu nợ của năm chỉđạt 54.806 triệu đồng so với năm 2006. Phần lớn là do trong những năm qua tình hình kinh tế diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp được thành lập nên tốc độ cạnh tranh ngày càng cao đã làm cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có phần giảm xuống nên không thanh nợđúng hạn cho Ngân hàng.

Nhìn chung, trong ba năm qua hoạt động thu nợ của Ngân hàng khá ổn

định. Mặc dù lúc tăng lúc giảm nhưng tỷ lệ giảm không đáng kể vì do các nguyên nhân bất khả kháng nên Ngân hàng không thể chủđộng kiểm soát được. Kết quả đạt được như trên cho ta thấy đội ngũ cán bộ tín dụng Ngân hàng đã có sự cố

gắng không ngừng, không chỉ mở rộng hoạt động tín dụng, tìm kiếm thị trường

để gia tăng doanh số đầu ra, mà còn chú ý kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn.

4.1.3.3. Dư nợ Bảng 5: DƯ NỢ THEO THỜI HẠN ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Ngắn hạn 194.562 62,45 212.997 62,74 251.306 65,86 18.435 9,48 38.309 17,99 Trung hạn 117.000 37,55 126.510 37,26 130.246 34,13 9.510 8,13 3.736 2,95 Tổng 311.562 100 339.507 100 381.570 100 27.945 8,97 42.063 12,39

Năm 2005 38% 62% Ngắn hạn Trung dài hạn Năm 2006 63% 37% Ngắn hạn Trung dài hạn Năm 2007 66% 34% Ngắn hạn Trung dài hạn Hình 8: Dư nợ theo thời gian

Dư nợ được xem như là một chỉ tiêu không thể thiếu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Tuy nhiên mức mức dư nợ cao sẽ thể hiện được quy mô của Ngân hàng. Nhìn chung, tổng dư nợ của chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Mỏ Cày điều tăng qua các năm. Năm 2005 tổng dư nợ đạt 311.562 triệu đồng trong đó ngắn hạn chiếm 62,45%, trung dài hạn 37,55% tổng dư nợ; đến năm 2006 đạt 339.507 triệu đồng tăng 27.945 triệu đồng với tỷ lệ 8,97% so với năm 2005.

Riêng năm 2007 thì tổng dư nợ đạt 381.570 triệu đồng tăng 42.063 triệu

đồng tương ứng 12,39% so với năm 2006. Sự tăng tổng dư nợ qua các năm là do Ngân hàng nắm bắt được nhu cầu vốn trên địa bàn, tình hình kinh tế huyện diễn ra sôi động nên nhu cầu vốn của khách hàng cũng tăng và hội đủ diều kiện để

Ngân hàng cho vay nên đã được đáp ứng. Mặc khác, do chi nhánh Ngân hàng đã

đề ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng theo hướng chậm mà chắc, Ngân hàng chỉ

chú trọng đến việc mở rộng cho vay đối với những khách có nguồn tài sản đảm bảo và nguồn trả nợ chắc chắn, đồng thời duy trì việc cho vay đối với những khách hàng truyền thống, không cho vay theo lượng mà tiến hành sàn lọc khách hàng trước khi cho vay để hạn chế rủi ro.

4.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG

4.2.1. Rủi ro nợ quá hạn theo thời gian

Bảng 6: NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI GIAN

ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 584 570 2.514 -14 -2,40 1.944 341,05 Trung dài hạn 1.170 1.363 1.302 193 16,50 -61 -4,48 Tổng 1.754 1.933 3.816 179 10,21 1.883 97,41

( Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày)

0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 2005 2006 2007 Năm Tr i u đồ ng Ngắn hạn Trung dài hạn

Hình 9: Nợ quá hạn theo thời gian

Nợ quá hạn là một vấn đề mà các Ngân hàng đặc biệt quan tâm. Mức độ rủi ro tín dụng là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng, nợ

quá hạn càng cao thì nó phản ánh hiệu quả hoạt động của Ngân hàng càng kém và ngược lại chỉ số này càng nhỏ thì hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng càng cao. Một Ngân hàng muốn tăng trưởng dư nợ một cách an toàn, hiệu quả thì trước hết phải đảm bảo giảm thiểu rủi ro tín dụng xuống mức thấp nhất. Vì thế

chúng ta thường đi sâu phân tích, xem xét tình hình nợ quá hạn để có thể đánh giá được chất lượng của những khoản nợ vay tại Ngân hàng. Cụ thể:

Nợ quá hạn ngắn hạn

Qua bảng số liệu trên ta thấy nợ quá hạn đang có xu hướng tăng, năm 2006 chỉ tiêu này là 570 triệu đồng giảm 14 triệu đồng, tỷ lệ giảm 2,40% so với năm 2005. Nhưng năm 2007 thì chỉ số này lại tăng khá lớn 2.514 triệu đồng tăng 1.944 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 341,05% so với năm 2006. Nguyên nhân do việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất còn mới mẽ, thiếu kinh nghiệm sản xuất mô hình sản xuất còn phân tán, chất lượng sản phẩm không đồng đều, sức cạnh tranh sản phẩm yếu, người sản xuất lúng túng trước sự biến động giá, thời tiết không thuận lợi. Do đó, nó gây khó khăn đến tình hình tài chính, làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Nợ quá hạn trung dài hạn

Nợ quá hạn trung dài hạn cũng không ổn định lúc tăng lúc giảm nhưng tỷ lệ

giảm thì lại rất thấp. Cụ thể:

Năm 2006 nợ quá hạn trung dài hạn là 1.363 triệu đồng, tăng 193 triệu

đồng ứng với tỷ lệ là 16,50% so với năm 2005 là 1.170 triệu đồng. Tuy nợ quá hạn năm 2007 đã giảm so với năm 2006 chỉ còn 1.302 triệu đồng, giảm với tỷ lệ

là 4.48 % tức là giảm với giá trị là 61 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là thị

trường trong năm không ổn định, có nhiều sự biến động đặc biệt là biến động về

giá cả đã làm cho nhiều đơn vị kinh doanh gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán tiền với nhau hoặc trả gối đầu, nên các đơn vị không có đủ nguồn tài chính

để trả cho Ngân hàng đúng hạn.

Ngoài ra, năm 2005 theo quyết định 493/2005/QĐ_ NHNN Quyết định về

phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng. Đây là quyết định

đưa hoạt động tín dụng tiếp cận dần đến các chuẩn mực quốc tế, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động cho vay thu nợ, dự phòng, chi phí và lợi nhuận của các NHTM. Cho vay thực hiện theo quy định và hướng dẫn chuyển nợ quá hạn của Ngân hàng Nhà nước là đối với những món vay ngắn hạn nếu vượt thời hạn cho vay 10 ngày làm việc, nếu khách hàng không trả gốc và lãi kịp thời như đã thoả

thuận trong hợp đồng tín dụng mà không cho gia hạn nợ gốc và lãi thì Ngân hàng thực hiện chuyển nợ quá hạn; còn đối với món vay trung – dài hạn, nếu quá hạn 1 kỳ trả nợđã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng nếu Ngân hàng không cho điều chỉnh kỳ hạn trả nợ thì Ngân hàng lập tức chuyển toàn bộ số nợ gốc sang nợ quá

hạn dẫn đến nợ quá hạn tăng cao. Với việc áp dụng phân loại nợ theo qui định mới làm tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của NHNo & PTNT chi nhánh Huyện Mỏ

Cày cũng như các NHTM khác tăng cao so với trước.

Nhìn chung, tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm luôn có sự biến động tương đối nhưng vẫn đạt tiêu chuẩn của Ngân hàng cấp trên đề xuống.

4.2.2. Rủi ro nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Bảng 7: NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Doanh nghiệp tư nhân 53 30 64 -23 -43,40 34 113,33 Hộ sản xuất kinh doanh 1.684 1.890 3.740 206 12,23 1.850 97,88 Nợ quá hạn khác 17 13 12 -4 -23,53 -1 -7,69 Tổng 1.754 1.933 3.816 179 10,21 1.883 97,41

( Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày)

53 1.684 17 30 1.890 13 64 3.740 12 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 4.000 Triệu đồng 2005 2006 2007 Năm

Doanh nghiệp tư nhân Hộ sản xuất kinh doanh Nợ quá hạn khác

Qua biểu đồ trên cho thấy rủi ro có thể xảy ra ở bất cứ ngành nào, tỷ trọng cao hay thấp đặc biệt trong hộ sản xuất kinh doanh chiếm tỷ lệ nợ quá hạn rất cao.

Doanh nghiệp tư nhân

Năm 2005 nợ quá hạn là 53 triệu đồng, sang năm 2006 thì chỉ số này giảm 23 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm là 43,40% so với năm 2005. Sự giảm chỉ số

nợ quá hạn cho thấy hoạt động của Ngân hàng có hiệu quả tất cả là sự cố gắng và nỗ lực của cán bộ tín dụng trong việc thẩm định và cho vay. Nhưng đến năm 2007 thì tỷ lệ nợ quá hạn lại tăng lên 64 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 113,33% so với năm 2006. Nguyên nhân sự tăng của nợ quá hạn đó là do kinh tế Huyện nhà phát triển nhiều doanh nghiệp tư nhân được thành lập nên nhu cầu vốn cao. Mặc khác, trong năm qua thời tiết không được thuận lợi nên đã làm cho việc kinh doanh không hiệu quả từ đồng vốn vay của Ngân hàng nên các doanh nghiệp không thể thực hiện đúng trách nhiệm trả nợ khi đến hạn.

Hộ sản xuất kinh doanh

Huyện Mỏ Cày là Huyện có kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao, vì thế hoạt động tín dụng của Ngân hàng đối với thành phần này cũng rất lớn và khả

năng xảy ra rủi ro cũng không thấp, từ bảng số liệu trên ta thấy nợ quá hạn đối với thành phần này tăng liên tục qua các năm. Cụ thể:

Năm 2005 chỉ số nợ quá hạn là 1.684 triệu đồng, đến năm 2006 thì lại tiếp tăng 1.890 triệu đồng tăng 206 triệu đồng so với năm 2005 ứng với tỷ lệ tăng 12,23%. Riêng năm 2007 thì nợ quá hạn lại tăng lên đáng kể 3.740 triệu đồng tăng 1.850 triệu đồng với tỷ lệ tăng 97,88% so với năm 2006. Do thời tiết diễn biến phức tạp làm mất mùa, làm ăn thua lỗ do dịch cúm bùng phát đã làm cho người dân không trả nợđúng kỳ hạn.

Nợ quá hạn khác

Đối với thành phần này thì nợ quá hạn qua các năm đã giảm nhưng cũng chỉ tương đối. Năm 2005 nợ quá hạn là 17 triệu đồng, sang năm 2006 chỉ còn 13 triệu đồng giảm 4 triệu đồng, ứng tỷ lệ 23,53% so với năm 2005. Đến năm 2007 thành phần này cón 12 triệu đồng giảm 1 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 7,69% so với năm 2006. Nguyên nhân chủ yếu là do sự biến động của của giá cả nguyên

vật liệu trên thị trường, thanh toán hợp đồng của các doanh nghiệp, công ty chậm. Vì thế mà họ không trả nợ kịp cho Ngân hàng.

Nhìn chung, ở đây bất kỳ món vay nào khâu thẩm định là rất quan trọng, không những cán bộ tín dụng xem xét phương án sản xuất kinh doanh khả thi hay không mà còn phải đánh giá được tình hình tài chính khách hàng, cuối cùng là tài sản đảm bảo có ổn định, có dễ bị mất giá trị hay dễ dàng phát mãi hay không, tuy

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bến Tre. (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)