Phân tích nợ quá hạn theo nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bến Tre. (Trang 42 - 45)

Bảng 8: NỢ QUÁ HẠN THEO NGUYÊN NHÂN

ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Do thiên tai, dịch bệnh 550 960 1.833 410 74,55 873 90,93 Do kinh doanh thua lỗ 850 690 1.503 -160 -18,82 813 117,83 Nguyên nhân khác 354 283 480 -71 -20,06 197 69,61 Tổng 1.754 1.933 3.816 179 10,21 1.883 97,41

550 850 354 960 690 283 1.833 1.503 480 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 Triệu đồng 2005 2006 2007 Năm Do thiên tai, dịch bệnh Do kinh doanh thua lỗ Nguyên nhân khác

Hình 11: Nợ quá hạn theo nguyên nhân Thiên tai, dịch bệnh

Đây là nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt

động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Rõ ràng, những hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp rất cực nhọc vì phải chịu quá nhiều rủi ro (thời tiết, môi trường, giá cả đầu vào, đầu ra). Phải khẳng định rằng, trên tầm vĩ mô thị trường giá cả nông sản thế giới thường xuyên biến động: hàng nông sản mất giá,….Trong sản xuất, đa số là hộ nông dân trình độ canh tác bảo quản sản phẩm chưa tiên tiến còn lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp chỉ dừng ở mức kìm chế, sự đổi mới và hoàn thiện vẫn trong quá trình thực hiện, do đó lĩnh vực nông nghiệp gặp nhiều rủi ro nhất cho người sản xuất kéo theo tình trạng tồn đọng vốn, rủi ro cho Ngân hàng là tất yếu.

Đến cuối năm 2005 số dư nợ quá hạn là 550 triệu đồng. Đến năm 2006 thì tăng lên 960 triệu đồng tăng 410 triệu đồng (tỷ lệ tăng 74,55%) so với năm 2005. Sự tăng đột ngột của dư nợ trong năm 2007 đã kéo theo sự tăng lên của nợ quá hạn do thiên tai, dịch bệnh là 1.833 triệu đồng tăng 873 triệu đồng ứng tỷ lệ

90,93% so với năm 2006. Do thiên tai nên đã làm cho việc thu hồi vốn của khách hàng gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ đến hạn của Ngân hàng.

Kinh doanh thua lỗ

Năm 2005 nợ quá hạn chiếm 850 triệu đồng, đến năm 2006 giảm 160 triệu

đồng tương đương 18,82% so với 2005, năm 2007 thì tăng 117,83% tương đương số tiền là 813 triệu đồng. Nguyên nhân do bước đầu đi vào sản xuất kinh doanh các hộ kinh doanh thường không có trình độ chuyên môn cao, hạn chế kiến thức khoa học kỹ thuật, chưa có kiến thức sâu rộng về vấn đề kinh doanh, đồng thời cũng không nắm bắt được tình hình kinh tế thị trường. Mặc khác, sự gia tăng này là do việc mở rộng sản xuất kinh doanh quá mức dẫn đến tình trạng không quản lý nổi dự án, việc quản lý kiểm soát không chặt chẽ hoặc hộ vay chỉ chú tâm vào sản xuất không nghiên cứu đầu ra sản phẩm làm cho lợi nhuận thấp, chi phí cao, không đủ trả nợ Ngân hàng.

Nguyên nhân khác

Năm 2005 nợ quá hạn là 354 triệu đồng, năm 2006 là 283 triệu đồng giảm 71 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ là 20,06% so với 2005. Nguyên nhân là do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, còn hạn chếở ý thức sử dụng vốn vay, khi vay chỉ mong vay vốn được nhiều, đến lúc sử dụng vốn lại phân tán không định hướng, lại rất thoải mái trong chi tiêu, từ đó khách hàng sử dụng vốn vay không mang lại lợi ích trực tiếp cho hộ vay. Đến 2007, nợ quá hạn tăng 197 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 69,61% so với 2006, tốc độ tăng cao nhất trong 2 năm 2005 và 2006. Tuy nhiên, vẫn có một số khách hàng do ý thức chấp hành pháp luật không tốt, mặt bằng dân trí thấp, ý thức chấp hành vay trả Ngân hàng chưa có, cố tình kỳ kèo không trả nợ. Một số cố tình lừa đảo bằng những thủ đoạn được xác định trước khi quan hệ vay vốn với Ngân hàng, ví dụ như: một thửa đất 2 giấy chứng nhận thế chấp vay ở 2 tổ chức tín dụng, sau khi vay vốn tiến hành sang bán, cầm cố tài sản đang còn thế chấp cho Ngân hàng, đó là do chưa có sự kết hợp chặt chẽ

4.2.4. Phân tích tình hình xử lý nợ rủi ro (RR) Bảng 9: BẢNG TỔNG HỢP XỬ LÝ RỦI RO

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bến Tre. (Trang 42 - 45)