Rủi ro nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bến Tre. (Trang 40 - 42)

Bảng 7: NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Doanh nghiệp tư nhân 53 30 64 -23 -43,40 34 113,33 Hộ sản xuất kinh doanh 1.684 1.890 3.740 206 12,23 1.850 97,88 Nợ quá hạn khác 17 13 12 -4 -23,53 -1 -7,69 Tổng 1.754 1.933 3.816 179 10,21 1.883 97,41

( Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày)

53 1.684 17 30 1.890 13 64 3.740 12 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 4.000 Triệu đồng 2005 2006 2007 Năm

Doanh nghiệp tư nhân Hộ sản xuất kinh doanh Nợ quá hạn khác

Qua biểu đồ trên cho thấy rủi ro có thể xảy ra ở bất cứ ngành nào, tỷ trọng cao hay thấp đặc biệt trong hộ sản xuất kinh doanh chiếm tỷ lệ nợ quá hạn rất cao.

Doanh nghiệp tư nhân

Năm 2005 nợ quá hạn là 53 triệu đồng, sang năm 2006 thì chỉ số này giảm 23 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm là 43,40% so với năm 2005. Sự giảm chỉ số

nợ quá hạn cho thấy hoạt động của Ngân hàng có hiệu quả tất cả là sự cố gắng và nỗ lực của cán bộ tín dụng trong việc thẩm định và cho vay. Nhưng đến năm 2007 thì tỷ lệ nợ quá hạn lại tăng lên 64 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 113,33% so với năm 2006. Nguyên nhân sự tăng của nợ quá hạn đó là do kinh tế Huyện nhà phát triển nhiều doanh nghiệp tư nhân được thành lập nên nhu cầu vốn cao. Mặc khác, trong năm qua thời tiết không được thuận lợi nên đã làm cho việc kinh doanh không hiệu quả từ đồng vốn vay của Ngân hàng nên các doanh nghiệp không thể thực hiện đúng trách nhiệm trả nợ khi đến hạn.

Hộ sản xuất kinh doanh

Huyện Mỏ Cày là Huyện có kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao, vì thế hoạt động tín dụng của Ngân hàng đối với thành phần này cũng rất lớn và khả

năng xảy ra rủi ro cũng không thấp, từ bảng số liệu trên ta thấy nợ quá hạn đối với thành phần này tăng liên tục qua các năm. Cụ thể:

Năm 2005 chỉ số nợ quá hạn là 1.684 triệu đồng, đến năm 2006 thì lại tiếp tăng 1.890 triệu đồng tăng 206 triệu đồng so với năm 2005 ứng với tỷ lệ tăng 12,23%. Riêng năm 2007 thì nợ quá hạn lại tăng lên đáng kể 3.740 triệu đồng tăng 1.850 triệu đồng với tỷ lệ tăng 97,88% so với năm 2006. Do thời tiết diễn biến phức tạp làm mất mùa, làm ăn thua lỗ do dịch cúm bùng phát đã làm cho người dân không trả nợđúng kỳ hạn.

Nợ quá hạn khác

Đối với thành phần này thì nợ quá hạn qua các năm đã giảm nhưng cũng chỉ tương đối. Năm 2005 nợ quá hạn là 17 triệu đồng, sang năm 2006 chỉ còn 13 triệu đồng giảm 4 triệu đồng, ứng tỷ lệ 23,53% so với năm 2005. Đến năm 2007 thành phần này cón 12 triệu đồng giảm 1 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 7,69% so với năm 2006. Nguyên nhân chủ yếu là do sự biến động của của giá cả nguyên

vật liệu trên thị trường, thanh toán hợp đồng của các doanh nghiệp, công ty chậm. Vì thế mà họ không trả nợ kịp cho Ngân hàng.

Nhìn chung, ở đây bất kỳ món vay nào khâu thẩm định là rất quan trọng, không những cán bộ tín dụng xem xét phương án sản xuất kinh doanh khả thi hay không mà còn phải đánh giá được tình hình tài chính khách hàng, cuối cùng là tài sản đảm bảo có ổn định, có dễ bị mất giá trị hay dễ dàng phát mãi hay không, tuy nhiên cũng không nên đặt nặng vào các tài sản thế chấp. Điều này sẽ giúp cho cán bộ tín dụng thu hồi được nợ quá hạn nhanh chóng, kịp thời làm giảm nợ quá hạn.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bến Tre. (Trang 40 - 42)