Hiện nay dù chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Mỏ Cày chưa có chính sách bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng. Nhưng trong những năm tới thì chi nhánh Ngân hàng nên có chính sách mua bảo hiểm cho tài sản hình thành vốn vay hoặc mua bảo hiểm cho tài sản làm đảm bảo tín dụng. Đặc biệt chi nhánh Ngân hàng cần quan tâm hơn về việc mua bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng vì đây là điều kiện để có thể thu hút được nhiều hình thức gửi tiền hơn. Đồng thời cũng tạo
được lòng tin với khách hàng để khách hàng tin tưởng mà gửi tiền thay vì phải giữ lại trong nhà. Từ đó sẽ làm cho nguồn huy động vốn của Ngân hàng ngày càng đa dạng và phong phú, đáp ứng được nhu cầu thiếu vốn của những thành phần đang có nhu cầu sản xuất, tái sản xuất.
5.2.6. Thực hiện tốt việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng
Tất cả các quốc gia đều có quy định cho các NHTM phải trích dự phòng rủi ro để có thể dùng bù đắp các khoản cho vay bị rủi ro. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro ở mỗi nước có sự khác nhau, trong điều kiện cạnh tranh của kinh tế thị trường việc dự phòng rủi ro là rất cần thiết.
Chi nhánh Ngân hàng cần phải xây dựng các kế hoạch dự phòng, phải nêu rõ các cơ chếđể đảm bảo tính liên tục và kịp thời của các luồng thông tin, cung cấp cho ban lãnh đạo Ngân hàng các thông tin chính xác để đưa ra quyết định nhanh. Bên cạnh đó, kế hoạch dự phòng bao gồm cả việc duy trì mối quan hệ
khách hàng vay vốn, các đối tác kinh doanh với Ngân hàng. Khi tình hình càng trở nên xấu hơn, Ngân hàng phải quyết định bán cái gì và giữ lại cái gì. Kế hoạch dự phòng phải vạch ra các chiến lược tài trợ vốn để có thểđáp ứng nhanh nguồn vốn cho vay, giúp cho Ngân hàng không bị thất thoát hoặc mất khách hàng.
5.2.7. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan, chính quyền địa phương trong công tác thu hồi và xử lý nợ quá hạn phương trong công tác thu hồi và xử lý nợ quá hạn
Cần phát huy tốt vai trò hổ trợ cho Ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về khách hàng, ký duyệt hồ sơ vay vốn cho khách hàng giúp cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng được thuận lợi hơn.
Đối với những vụ kiện khách hàng có nợ quá hạn nên giúp đỡ nhiệt tình không thu phí.
Cần quan tâm hơn nữa trong việc xử lý nợ và tổ chức thành lập trung tâm phát mại tài sản cầm cố, thế chấp để Ngân hàng thu hồi vốn để tái đầu tư.
Trong những năm qua, vấn đề chăn nuôi không có hiệu quả làm ảnh hưởng
đến đời sống của người dân. Đây là vấn đề cần được chính quyền địa phương quan tâm nhiều hơn nữa, Nhà nước cần hỗ trợ Ngân hàng cho vay, đặc biệt là vay
ưu đãi để người dân có vốn tái sản xuất nâng cao đời sống kinh tế của người dân Tỉnh nhà.
Nên có những hình thức hạn chếđối với cán bộ xã, phường ký xác nhận với hộ vay vốn không chặt chẽ, không đúng đối tượng gây ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng.
Đối với các hộ nông dân hoặc người đại diện ở xã, ấp, Ngân hàng nên áp dụng trích một khoản tiền hoa hồng cho họ để họ tích cực, tận tình giúp đở cán bộ tín dụng hoàn thành nhiệm vụ.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN
Kinh tế Tỉnh Bến Tre nói chung, kinh tế Huyện Mỏ Cày nói riêng đang trên
đà tăng trưởng vì thế đòi hỏi nhu cầu vốn ngày càng cao, nhưng khi làm kinh tế
thì nguồn vốn tự có không thể đáp ứng đủ nhu cầu, do đó họ đã tìm đến Ngân hàng. Từ khi thành lập và đi vào hoạt động chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Mỏ
Cày đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của người dân. Nếu như trước kia, chi nhánh Ngân hàng chỉ tập trung cho vay đối với hộ nông dân (kinh tế Huyện chủ
yếu là kinh tế nông nghiệp) thì hiện nay chi nhánh đã chú trọng mọi đối tượng cũng như mọi thành phần kinh tế và đã thực hiện được trách nhiệm của mình đối với nền kinh tế Huyện nhà.
Tuy nhiên, trong cho vay thì ít hay nhiều cũng có rủi ro xảy ra. Chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Mỏ Cày đang gặp phải những khó khăn do rủi ro trong hoạt động tín dụng mang đến, rủi ro tín dụng là một vấn đề không hề mới nhưng nó lại làm cho các cơ quan chức năng cũng như các nhà quản trị Ngân hàng luôn phải quan tâm và trăn trở. Bởi lẽ, hậu quả của nó sẽ để lại những tổn thất nặng nề, không thể lường trước đuợc cho Ngân hàng cũng như nền kinh tế.
Rủi ro tín dụng cũng phản ánh được phần nào kết quả hoạt động kinh doanh tại một Ngân hàng. Hoạt động Ngân hàng chỉ thực sựđạt hiệu quả cao khi nào Ngân hàng hạn chếđược rủi ro ở mức thấp nhất, nhằm đảm bảo an toàn vốn trong kinh doanh, qua đó uy tín của chi nhánh Ngân hàng không ngừng được nâng cao. Như vậy, chỉ cần nhìn vào công tác phòng ngừa, hạn chế rủi ro tại một Ngân hàng ta có thể nhận xét đánh giá được một phần kết quả kinh doanh của Ngân hàng đó.
6.2. KIẾN NGHỊ
6.2.1. Đối với khách hàng và chính quyền địa phương
Cần phải có sự hỗ trợ tài chính kịp thời và phù hợp cho hộ nông dân khi có dịch bệnh xảy ra.
Khách hàng cần phải tuân thủđúng với các thoả thuận đã ghi trên hợp đồng tín dụng, nếu do các nguyên nhân bất khả kháng xảy ra khách hàng không có khả
năng trả nợđúng hạn thì phải xin Ngân hàng cho gia hạn nợ.
Chính quyền địa phương cần tăng cường giúp đỡ Ngân hàng nắm được tình hình kinh tếđịa phương của từng hộ vay.
Khi xác nhận cần đúng sự thật và nhanh chóng giúp cho khách hàng và Ngân hàng đỡ tốn kém thời gian và chi phí.
Các cấp chính quyền địa phương có thẩm quyền liên quan cần tận tâm giúp
đỡ Ngân hàng trong việc đôn đốc khách hàng trả nợ và phát mãi tài sản thế chấp
để thu nợ quá hạn.
6.2.2. Đối với Ngân hàng Tỉnh, Huyện
Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ về việc áp dụng công nghệ hiện đại, mỗi nhân viên Ngân hàng cần có thời gian nhất định để thích ứng với công nghệ
mới nên Ban lãnh đạo Ngân hàng cần có những biện pháp động viên, khuyến khích giúp đỡ, thậm chí cả đòi hỏi, từng nhân viên phải nỗ lực hết khả năng để
sớm thích nghi. Luôn quan tâm tuyển dụng thu hút chất xám, chú trọng phát triển thể lực trẻ.
Ngân hàng cần lập ra bộ phận nghiên cứu Marketing nhằm theo dõi diễn biến trên thị trường, nắm bắt kịp thời, chính xác thông tin bất lợi và có lợi cho Ngân hàng, để từđó báo cáo ngay với cấp trên đưa ra hướng giải quyết tốt nhất.
Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Trang bị thêm máy vi tính để mỗi nhân viên có một máy làm việc riêng của mình không phải chờđợi lâu.
Ban lãnh đạo NHNo & PTNT phải có chính sách khen thưởng đối với cán bộ, nhân viên năng động và tích cực trong công việc để khuyến khích tiến trình làm việc của nhân viên, đặc biệt là cán bộ tín dụng.
Tạo môi trường làm việc thoải mái, tích cực và hiệu quả để kích thích các thành viên đem hết công sức, trí tuệ cho thành quả chung của tổ chức.
Phát triển hình thức thanh toán qua Ngân hàng: trả lương cho nhân viên qua thẻ tín dụng để chi nhánh Ngân hàng có thể làm phong phú hơn các dịch vụ của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Th.s Thái Văn Đại (2007). Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. Tủ sách Đại học Cần Thơ (2007).
2. Cẩm nang tín dụng 2002.
3. Báo cáo tổng kết của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Mỏ Cày năm 2005, 2006, 2007.
4. Bảng kế hoạch thực hiện dự án đầu tư phát triển chăn nuôi, trồng trọt phòng kinh tế Huyện Mỏ Cày.
5. Tạp chí Ngân hàng 2005 – 2007. 6. http://www.bentre.gov.vn