Trong hoạt động Ngân hàng, cán bộ tín dụng có vai trò quan trọng và quyết
định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Cán bộ tín dụng là người có trách nhiệm chính đối với các khoản vay (từ khâu tìm kiếm, tiếp xúc khách hàng, thẩm
định - kiểm tra - đôn đốc thu hồi nợ…). Do vậy, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải năng nỗ, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm trong công tác, tinh thông về nghiệp vụ, vững vàng về tư tưởng, có phẩm chất đạo đức tốt, có tầm nhìn chiến lược trong phạm vi nhiệm vụ được giao, có tinh thần say mê học hỏi, bổ sung kiến thức phù hợp để thích ứng với sự vận động và phát triển kinh tế – xã hội.
Thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn, nâng cao về nghiệp vụ liên quan
đến hoạt động tín dụng, kiến thức tối thiểu về luật pháp (luật dân sự, Ngân hàng nhà nước, luật tổ chức tín dụng, và các luật khác…). Đồng thời, phải cập nhật kiến thức dưới dạng tổng quát về những ngành nghề liên quan đến đối tượng cho vay thì việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro mới có hiệu quả.
Trang bị cho cán bộ tín dụng kiến thức về tin học để có thể xử lý một cách nhanh chóng và quản lý tốt hồ sơ tín dụng.
Đặc biệt, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng thì đòi hỏi cán bộ tín dụng phải phấn đấu nhiều hơn nữa. Trao dồi tác phong, phong cách giao tiếp với khách hàng. Nếu như trong điều kiện cạnh tranh lãi suất thấp, cho suất vay nhiều chưa chắc thu hút khách hàng mà còn dễ dẫn đến rủi ro món vay. Vì thế, cán bộ tín dụng có tác phong giao tiếp lịch thiệp, niềm nở, đạo đức nghề
nghiệp, giải thích cặn kẽ, giải quyết cho vay nhanh gọn đúng nguyên tắc, giúp khách hàng không tốn nhiều thời gian, tiền bạc là điều tốt cho Ngân hàng.
Như vậy, đầu tư cho đào tạo, đào tạo lại là đầu tư cho chiều sâu của Ngân hàng. Quan tâm đến công tác đào tạo về nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp chính là quan tâm đến kết quả của hoạt động kinh doanh, bởi con người là yếu tố quyết
định của mọi thành công.