Rủi ro nợ quá hạn theo thời gian

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bến Tre. (Trang 38 - 40)

Bảng 6: NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI GIAN

ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 584 570 2.514 -14 -2,40 1.944 341,05 Trung dài hạn 1.170 1.363 1.302 193 16,50 -61 -4,48 Tổng 1.754 1.933 3.816 179 10,21 1.883 97,41

( Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày)

0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 2005 2006 2007 Năm Tr i u đồ ng Ngắn hạn Trung dài hạn

Hình 9: Nợ quá hạn theo thời gian

Nợ quá hạn là một vấn đề mà các Ngân hàng đặc biệt quan tâm. Mức độ rủi ro tín dụng là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng, nợ

quá hạn càng cao thì nó phản ánh hiệu quả hoạt động của Ngân hàng càng kém và ngược lại chỉ số này càng nhỏ thì hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng càng cao. Một Ngân hàng muốn tăng trưởng dư nợ một cách an toàn, hiệu quả thì trước hết phải đảm bảo giảm thiểu rủi ro tín dụng xuống mức thấp nhất. Vì thế

chúng ta thường đi sâu phân tích, xem xét tình hình nợ quá hạn để có thể đánh giá được chất lượng của những khoản nợ vay tại Ngân hàng. Cụ thể:

Nợ quá hạn ngắn hạn

Qua bảng số liệu trên ta thấy nợ quá hạn đang có xu hướng tăng, năm 2006 chỉ tiêu này là 570 triệu đồng giảm 14 triệu đồng, tỷ lệ giảm 2,40% so với năm 2005. Nhưng năm 2007 thì chỉ số này lại tăng khá lớn 2.514 triệu đồng tăng 1.944 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 341,05% so với năm 2006. Nguyên nhân do việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất còn mới mẽ, thiếu kinh nghiệm sản xuất mô hình sản xuất còn phân tán, chất lượng sản phẩm không đồng đều, sức cạnh tranh sản phẩm yếu, người sản xuất lúng túng trước sự biến động giá, thời tiết không thuận lợi. Do đó, nó gây khó khăn đến tình hình tài chính, làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Nợ quá hạn trung dài hạn

Nợ quá hạn trung dài hạn cũng không ổn định lúc tăng lúc giảm nhưng tỷ lệ

giảm thì lại rất thấp. Cụ thể:

Năm 2006 nợ quá hạn trung dài hạn là 1.363 triệu đồng, tăng 193 triệu

đồng ứng với tỷ lệ là 16,50% so với năm 2005 là 1.170 triệu đồng. Tuy nợ quá hạn năm 2007 đã giảm so với năm 2006 chỉ còn 1.302 triệu đồng, giảm với tỷ lệ

là 4.48 % tức là giảm với giá trị là 61 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là thị

trường trong năm không ổn định, có nhiều sự biến động đặc biệt là biến động về

giá cả đã làm cho nhiều đơn vị kinh doanh gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán tiền với nhau hoặc trả gối đầu, nên các đơn vị không có đủ nguồn tài chính

để trả cho Ngân hàng đúng hạn.

Ngoài ra, năm 2005 theo quyết định 493/2005/QĐ_ NHNN Quyết định về

phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng. Đây là quyết định

đưa hoạt động tín dụng tiếp cận dần đến các chuẩn mực quốc tế, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động cho vay thu nợ, dự phòng, chi phí và lợi nhuận của các NHTM. Cho vay thực hiện theo quy định và hướng dẫn chuyển nợ quá hạn của Ngân hàng Nhà nước là đối với những món vay ngắn hạn nếu vượt thời hạn cho vay 10 ngày làm việc, nếu khách hàng không trả gốc và lãi kịp thời như đã thoả

thuận trong hợp đồng tín dụng mà không cho gia hạn nợ gốc và lãi thì Ngân hàng thực hiện chuyển nợ quá hạn; còn đối với món vay trung – dài hạn, nếu quá hạn 1 kỳ trả nợđã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng nếu Ngân hàng không cho điều chỉnh kỳ hạn trả nợ thì Ngân hàng lập tức chuyển toàn bộ số nợ gốc sang nợ quá

hạn dẫn đến nợ quá hạn tăng cao. Với việc áp dụng phân loại nợ theo qui định mới làm tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của NHNo & PTNT chi nhánh Huyện Mỏ

Cày cũng như các NHTM khác tăng cao so với trước.

Nhìn chung, tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm luôn có sự biến động tương đối nhưng vẫn đạt tiêu chuẩn của Ngân hàng cấp trên đề xuống.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bến Tre. (Trang 38 - 40)