Về quy trình cho vay

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bến Tre. (Trang 57 - 58)

Nhưđã phân tích, hơn 80% nợ quá hạn phát sinh từ nguyên nhân thuộc về

khách hàng vay vốn. Vì vậy, thẩm định về tư cách khách hàng vay vốn sẽ hạn chếđến mức thấp nhất các rủi ro do khách hàng gây nên.

Đối với việc thẩm định, đánh giá phẩm chất của người vay vốn, cán bộ tín dụng phải đặc biệt quan tâm đến tính trung thực của khách hàng trong quan hệ

kinh tế, tính nghiêm túc trong việc chấp hành pháp luật của nhà nước. Bởi lẽ, các khách hàng có năng lực trả nợ nhưng việc sẵn sàng thực hiện lời cam kết trả nợ

lại tùy thuộc vào tư cách đạo đức của họ.

Để xác định khả năng hoàn trả nợ của người vay thì việc đánh giá năng lực tài chính của khách hàng là yếu tố không thể thiếu để quyết định cho vay. Do đó, cán bộ tín dụng cần phải nhận định những thông tin về năng lực tài chính của khách hàng dựa trên cơ sở mạng lưới cộng tác viên như các cấp Ủy, chính quyền

địa phương nơi cư ngụ của khách hàng.

Trong những bước kiểm tra, tìm hiểu về khách hàng thì việc xem xét mục

đích sử dụng vốn vay của khách hàng là việc làm mà cán bộ tín dụng cần phải quan tâm. Do trên thực tế, nhiều khách hàng đã không trung thực, cố ý làm trái, lập dự án ảo, để lừa dối Ngân hàng để vay vốn đã không cung cấp thông tin đúng sự thật cho Ngân hàng. Chính vì vậy, dù khách hàng có đủ điều kiện để vay vốn, tài sản thế chấp có giá trị cao nhưng mục đích vay vốn của khách hàng không rõ ràng thì ngân hàng không thể giải quyết cho vay.

Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cũng cần phải xem xét kế hoạch sử dụng tiền vay, nguồn trả nợ cũng như kế hoạch trả nợ của khách hàng có khả thi hay không.

Để đánh giá các rủi ro không trả được nợ của người vay thì điều kiện để đảm bảo tiền vay được coi là điều kiện quan trọng nhất trong các quy định về điều kiện vay vốn. Tuy nhiên, trên thực tế không nên tuyệt đối hóa vai trò của tài sản thế chấp vì mục đích hoạt động cho vay của Ngân hàng không phải là cho

vay để phát mãi tài sản thế chấp mà giúp khách hàng có vốn để mở rộng hoạt

động sản xuất kinh doanh hợp pháp, mang lại hiệu quả kinh tế cho khách hàng, phát triển kinh tế - xã hội và cho chính bản thân Ngân hàng. Thực tế đã cho thấy rằng, thu nợ bằng xiết nợ tài sản hiện nay đang là gánh nặng khó xử lý đối với Ngân hàng. Do đó, tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh khi phát mãi phải dễ bán, giá trị thực tế thu được phải bù đắp đủ nợ vay gốc, lãi và các loại phí theo quy

định.

Mặc khác, cán bộ tín dụng cần phải tuân thủ các giới hạn cho vay nhằm giới hạn mức độ cho vay đối với khách hàng: Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp các khoản vay từ nguồn vốn uỷ thác. Trường hợp nhu cầu vốn của khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức thì các tổ chức tín dụng phải cho vay hợp vốn để hạn chế rủi ro.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bến Tre. (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)