Trích lập dự phòng của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bến Tre. (Trang 46)

triển Nông thôn huyện Mỏ Cày

Bảng 10: BẢNG TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số quỹ trích lập 1.936 2.392 5.385

Số quỹ còn lại 3.330 4.385 8.000

( Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày)

Tuy nợ quá hạn của chi nhánh tăng qua các năm nhưng chi nhánh Ngân hàng đã thực hiện việc trích dự phòng rủi ro đúng quy định theo quyết định 493/2005/QĐ – NHNN. Trong 2 năm 2005 và năm 2006 thì nợ xấu không chỉ có nhóm 3, nhóm 4, và nhóm 5 mà bao gồm thêm một phần nợ trong nhóm 2, từ

năm 2007 khi có quyết định mới thì nợ xấu của chi nhánh chỉ còn nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5.

Từ bảng số liệu trên thì việc trích lập quỹ qua các năm của chi nhánh Ngân hàng tăng qua các năm, đồng thời số quỹ còn lại cũng tăng. Cụ thể: Năm 2005 số

qũy trích lập là 1.936 triệu đồng, và số quỹ còn lại là 3.330 triệu đồng. Năm 2006 số qũy trích lập là 2.392 triệu đồng, với số quỹ hiện còn là 4.385 triệu đồng, mặc dù trong năm 2007 nợ quá hạn tăng đáng kể so với những năm qua nhưng việc trích lập cũng không thấp là 5.385 triệu đồng trong khi đó số quay hiện còn là 8.000 triệu đồng. Từ kết quả trên cho ta thấy hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày ngày càng được mở rộng và đa dạng hoá các hình thức dịch vụ, đó là do sự lãnh đạo đúng đắn của Ban Giám Đốc chi nhánh và sự nỗ lực hết mình của cán bộ Ngân hàng đặc biệt là cán bộ tín dụng.

4.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TRONG 3 NĂM (2005 – 2007) THÔNG QUA CÁC CHỈ

TIÊU TÀI CHÍNH Bảng 11: CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 313.614 350.550 381.796 Vốn huy động Triệu đồng 151.100 138.300 203.000

Doanh số cho vay Triệu đồng 323.389 369.000 292.789

Tổng dư nợ Triệu đồng 311.562 339.507 381.570

Doanh số thu nợ Triệu đồng 277.000 341.055 258.249 Dư nợ bình quân Triệu đồng 288.368 325.535 360.538 Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn % 48,18 39,45 53,17 Mức độ rủi ro tín dụng % 0,56 0,57 1,00 Vòng quay vốn tín dụng vòng 0,96 1,05 0,72 Hệ số thu nợ % 85,66 92,43 88,20 Tỷ lệ tổng dư nợ / vốn huy động lần 2,06 2,45 1,88

Thời gian thu nợ bình quân ngày 375 344 503

Vốn huy động trên tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này cho biết trong tổng nguồn vốn có bao nhiêu tỷ lệ % là vốn huy

động tại địa phương, tỷ lệ này càng cao càng tốt. Tỷ lệ này của NHNo & PTNT Huyện Mỏ Cày nhìn chung tăng qua 3 năm. Cụ thể, năm 2005 tỷ lệ này là 48,18%, năm 2006 là 39,45% và năm 2007 tăng vọt lên 53,17%. Tỷ lệ vốn huy

động trên tổng nguồn vốn năm sau cao hơn năm trước là một tín hiệu rất đáng mừng. Điều này cho thấy Ngân hàng đã chủ động được phần nào nguồn vốn huy

động, góp phần chia sẻ tốt nhiệm vụ cho vay với nguồn vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên.

Mức độ rủi ro tín dụng

Chỉ số này giúp đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng, chỉ số này càng lớn càng không tốt. Năm 2005 là 0,56%, sang năm 2006 chỉ số

này tăng lên 0,57%, đến năm 2007 là 1,00% . Dư nợ tăng dần là điều tốt, tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn cũng tăng dần theo làm cho chất lượng tín dụng của Ngân hàng giảm dần. Tuy tỷ lệ nợ quá hạn qua 3 năm vẫn ở dưới mức cho phép của NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày là 1% và Ngân hàng Nhà Nước là 5%. Tuy nhiên, trong năm 2007 chi nhánh NHNo & PTNT Huyện đã chạm mức cho phép của Ngân hàng. Do đó chi nhánh cần phải tiếp tục phát huy hiệu quả của công tác thu nợ như hiện nay để hạn chế nợ quá hạn.

Vòng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn của Ngân hàng, phản ánh số

vốn đầu tưđược quay vòng nhanh hay chậm, chỉ số này càng lớn thì càng có lợi cho Ngân hàng.

Vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng luôn biến động, năm 2005 là 0,96 vòng, sang năm 2006 tiếp tục tăng lên đạt 1,05 vòng tăng 0,09 vòng so với năm 2005, và đến năm 2007 nó đã giảm xuống và đạt 0,72 vòng. Vòng quay vốn của chi nhánh đã giảm trong năm 2007 điều này do công tác thu nợ của Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn vì các nguyên nhân khách quan.Vì thế Ban lãnh đạo Ngân hàng cần phải có chính sách tích cực hơn cho công tác thu nợ năm sau.

Hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ phản ánh khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng đối với các khoản cho vay, hay khả năng trả nợ của khách hàng cho Ngân hàng. Chỉ số này càng cao thì tiến trình thu nợ của Ngân hàng đạt được hiệu quả cao và ngược lại. Tình hình thu nợ của Ngân hàng được cải thiện qua từng năm. Năm 2005 hệ số

thu nợ của Ngân hàng là 85,66%, đây là một con số khá cao, tuy nhiên không thể (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khẳng định Ngân hàng chưa thực hiện tốt công tác thu hồi nợ, mà trái lại Ngân hàng còn thực hiện rất tốt. Sang năm 2006 sau khi Ngân hàng áp dụng chính sách gắn trách nhiệm của mỗi cán bộ tín dụng đối với từng khoản cho vay của mình, Ngân hàng kết hợp với chính quyền địa phương thường xuyên đôn đốc và nhắc nhở khách hàng trong việc trả nợ cho Ngân hàng… thì tình hình được cải thiện

đáng kể, cụ thể như sau: năm 2006 hệ số thu nợ của ngân hàng tăng lên 92,43% và năm 2007 chỉ số này có giảm nhưng cũng không đáng kể và đạt 88,20%

Tỷ lệ tổng dư nợ / vốn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng đồng vốn huy động của Ngân hàng. Nó giúp so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động được. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt, bởi vì nếu chỉ tiêu này quá lớn thì cho thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại nếu chỉ tiêu này quá nhỏ cho thấy Ngân hàng đã sử dụng vốn huy động ngày càng không có hiệu quả.

Thực tế như bảng số liệu trên thì chỉ tiêu này có xu hướng tăng dần. Cụ thể: Năm 2005 bình quân 2,06 đồng dư nợ mới có 1 đồng vốn huy động tham gia, sang năm 2006 công tác huy động vốn có xu hướng giảm dẫn đến bình quân 2,45

đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Điều này không có nghĩa Ngân hàng không khai thác triệt để nguồn vốn huy động của chi nhánh mà là do doanh số thu nợ tăng làm cho dư nợ trong năm tăng không kịp với tốc độ tăng của nguồn vốn huy động, nhưng ở năm 2007 bình quân 1,88 đồng dư nợ thì lại có 1

đồng vốn huy động, trong năm qua Ngân hàng đã quan tâm hơn về lãi suất huy

động đã thu hút triệt để tiền nhàn rỗi trong dân cư lầm cho nguồn vốn huy động có hiệu quả hơn 2 năm qua.

Thời gian thu nợ bình quân

Đây là chỉ tiêu phản ánh tốc độ thu hồi nợ là nhanh hay chậm về mặt thời gian, chỉ tiêu này càng nhỏ thì khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng càng cao, tốc

độ luân chuyển vốn của Ngân hàng càng nhanh.

Trong 3 năm qua tốc độ thu hồi nợ của Ngân hàng không ổn định. Cụ thể

năm 2005 chi nhánh cần phải có thời gian là 375 ngày mới có thể thu hồi hết nợ

của khách hàng, đến năm 2006 thì thời gian giảm xuống điều này chứng tỏ chi nhánh Ngân hàng đã có những chính sách tích cực để nhanh chóng thu hồi nợ

làm cho đồng vốn của Ngân hàng luân chuyển nhanh hơn, đáp ứng kịp cho sản xuất và tái sản xuất. Nhưng năm 2007 do thời tiết không thuận lợi nên đã làm cho công tác thu hồi nợ của Ngân hàng gặp khó khăn và thời gian thu hồi nợ giàn trãi ra dài hơn so với năm 2006 là 159 ngày, đã làm cho nguồn vốn của Ngân hàng luân chuyển chậm.

Tóm lại, qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính, có thể nhận thấy tình hình hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Mỏ Cày là khá tốt, mạng lưới tín dụng ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, Ngân hàng cần phát huy tích cực hơn nữa công tác huy động vốn tại chỗ để tương xứng với quy mô tín dụng hiện có, giảm bớt gánh nặng tín dụng cho nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở. Riêng về vấn đề nợ quá hạn, đây là khó khăn chung của rất nhiều Ngân hàng; mặc dù vậy, chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Mỏ Cày trong thời gian tới cần chủ động nâng cao hiệu quả của công tác thu nợđể cho đồng vốn của chi nhánh

được đảm bảo an toàn, luân chuyển nhanh mang lại nhiều lợi nhuận cho chi nhánh Ngân hàng.

™ Nhng thit hi do ri ro tín dng gây ra

Thiệt hại đối với Ngân hàng

Trên thực tế, nguồn vốn hoạt động chủ yếu của Ngân hàng là nguồn vốn huy động, tỷ lệ vốn tự có chiếm rất nhỏ trong tổng nguồn vốn.

Do đó, đối với một Ngân hàng việc không thu hồi được nợ hoặc không thu hồi nợđúng hạn không những gây khó khăn cho Ngân hàng mà ngày càng giảm

đi nguồn vốn tự có của Ngân hàng vốn đã nhỏ bé. Điều đó, ảnh hưởng đến công tác huy động vốn về quy mô, lẫn lòng tin của khách hàng dành cho Ngân hàng,

gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh và mở rộng quy mô hoạt động để cùng cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên địa bàn.

Sự tổn thất của Ngân hàng khi có rủi ro xảy ra có thể là các thiệt hại về vật chất hoặc uy tín của Ngân hàng.

Rủi ro tín dụng sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng như: Thiếu tiền chi trả cho khách hàng vì phần lớn nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng là nguồn vốn huy động, mà Ngân hàng không thu hồi được nợ

gốc và lãi cho vay thì khả năng thanh toán của Ngân hàng dần dần lâm vào tình trạng thiếu hụt. Đồng thời, lợi nhuận của Ngân hàng sẽ giảm thấp và tùy theo mức độ rủi ro nặng nhẹ mà ảnh hưởng nhiều hoặc ít đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nếu tỷ lệ rủi ro tăng cao sẽ dẫn đến việc mất ổn định tình hình tài chính, chênh lệch thu – chi sẽ âm. Như vậy, rủi ro tín dụng sẽ làm cho Ngân hàng mất cân đối trong việc thanh toán, dần làm cho Ngân hàng thua lỗ và có nguy cơ bị phá sản.

Thiệt hại đối với nền kinh tế

Hoạt động của Ngân hàng có liên quan đến hoạt động của toàn bộ nền kinh tế, đến tất cả các khách hàng có quan hệ với Ngân hàng: khách hàng gửi và vay tiền. Vì vậy rủi ro tín dụng xảy ra nó không chỉ làm phá sản một Ngân hàng, mà nó kéo theo một loạt các Ngân hàng khác và tạo cho dân chúng một tâm lý sợ

hãi. Lúc đó dân chúng sẽ đổ xô đến Ngân hàng để rút tiền trước thời hạn. Điều này có thểđưa đến phá sản đồng loạt các Ngân hàng. Khi đó, rủi ro tín dụng sẽ

tác động đến toàn bộ nền kinh tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, rủi ro tín dụng là vấn đề rất nghiêm trọng mà Chính phủ các nước phải quan tâm, đặt biệt là Ngân hàng trung ương phải có chính sách khuyến cáo thường xuyên thông qua công tác thanh tra kiểm soát, chiết khấu, tái chiết khấu và sẵn sàng hổ trợ vốn cho các Ngân hàng thương mại khi có các biến cố rủi ro xảy ra.

4.4. CÁC NGUYÊN NHÂN LÀM PHÁT SINH RỦI RO TÍN DỤNG 4.4.1. Nguyên nhân bên trong

a) Các nguyên nhân phát sinh từ phía Ngân hàng

- Do công tác tổ chức, quản lý thiếu sót của cấp lãnh đạo Ngân hàng hoặc do năng lực, trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng Ngân hàng còn hạn chế. Do

đó, thẩm định sai, đánh giá không đúng hoặc thu thập thông tin chưa sát về khách hàng, không thực hiện quy trình cho vay đầy đủ, công tác kiểm tra – kiểm toán nội bộ không chặt chẽ.

- Do Ngân hàng chưa thích nghi được với điều kiện cạnh tranh, dễ phát sinh những món vay chủ quan.

- Do tình trạng nhân viên ngân hàng chưa thực hiện nghiêm túc quy chế – chế độ và đạo đức nghề nghiệp, dẫn đến sa ngã, không quan tâm đến chất lượng tín dụng nên dễ gặp phải những khoản vay có chất lượng thấp.

- Do ngân hàng chạy theo lợi nhuận, đặt mong ước về lợi nhuận cao hơn các khoản cho vay lành mạnh.

- Do chưa làm tốt công tác phổ biến tuyên truyền cho vay lưu vụ, thông báo những thông tin cần thiết đến khách hàng.

- Ngân hàng vi phạm các nguyên tắc cho vay, cho vay vượt tỷ lệ an toàn, thiếu tài sản thế chấp và cầm cố, cho vay khống…

b) Các nguyên nhân từ phía khách hàng

- Do khách hàng cố ý lừa đảo ngay từ khi làm hồ sơ vay vốn. Trong trường hợp này khách hàng đã chuẩn bị từ trước, từ các thủ tục pháp lý, phương án kinh doanh đến các báo cáo tài chính giả,… hoặc khách hàng có đủ thủ tục pháp lý nhưng cố ý man trá vấn đề thế chấp tài sản (một giấy chứng nhận tài sản đi thế

chấp ở nhiều Ngân hàng) và nếu cán bộ Ngân hàng không phát hiện ra thì việc cho vay vốn sẽ tổn thất cho Ngân hàng.

- Do kỹ năng lao động của khách hàng hoặc trình độ quản lý của doanh nghiệp, khách hàng còn yếu kém, không có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả dẫn đến thua lỗ, thất bại hoặc do khách hàng là hộ cá thể chuyển đổi cây trồng vật nuôi chưa nắm được các yếu tố biến động sản phẩm đầu ra, doanh nghiệp chưa thích nghi với môi trường kinh doanh mới. Một số khác có thể sử

dụng khoản vay sai mục đích so với dự án đã được lập ban đầu để đầu tư vào những lãnh vực nhiều rủi ro như cho vay với lãi suất cao hơn và không thu hồi

được.

- Khách hàng có tư tưởng bao cấp ỷ lại, mong chờ xoá nợ.

- Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khách quan mà Ngân hàng không thể tránh khỏi như thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt trên diện rộng, ảnh hưởng chung của

nền kinh tế, chính sách thay đổi, thị trường biến động ngoài dự đoán…làm cho công việc kinh doanh của khách hàng gặp nhiều khó khăn, đình trệ không thể

thanh toán các khoản nợ cho ngân hàng.

c) Các nguyên nhân do đảm bảo tín dụng

- Đảm bảo đối nhân: nếu người bảo lãnh gặp phải những tình huống chủ

quan hay khách quan nhưđã trình bày ở trên thì người bảo lãnh có thể không có khả năng thực hiện những lời cam kết của mình, tức là không có khả năng thay mặt người vay trả nợ cho ngân hàng đầy đủ cả gốc và lãi.

- Đảm bảo đối vật: rủi ro tín dụng xảy ra liên quan đến vật dùng thế chấp và cầm cố nợ vay khi gặp phải những trường hợp sau: việc đánh giá tài sản thế

chấp và cầm cố không chính xác; tài sản thế chấp và cầm cố không tiêu thụđược; tài sản thế chấp, cầm cố không được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật nên không thể phát mãi; tài sản thế chấp cầm cố bị hỏa hoạn hoặc bị cấm lưu thông.

4.4.2. Nguyên nhân bên ngoài a) Các nguyên nhân khách quan a) Các nguyên nhân khách quan

Môi trường hoạt động kinh doanh: hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Vì vậy môi trường hoạt

động kinh doanh thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh của

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bến Tre. (Trang 46)