Phân tích nợ quá hạn theo thời hạn

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về rủi ro tín dụng tại ngân hàng nhà đồng bằng sông Cửu Long. (Trang 58 - 59)

Thực tế cho thấy nợ quá hạn luôn tăng cao nh ư vậy là do cho vay ngắn

hạn hay trung hạn. Chúng ta xem bảng số liệu và nguyên nhân vì sao.

Bảng 4.6: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI HẠN CỦAMHB CHI NHÁNH SÓC TRĂNG QUA 3 NĂM (2006-2008)

ĐVT: Triệu đồng SO SÁNH 2007/2006 2008/2007 CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % Tổng nợ quá hạn 2.770 3.409 12.655 639 23,07 9.246 271,22 Ngắn hạn 2.083 1.213 9.740 (870) (41,77) 8.527 702,97 Trung và dài hạn 687 2.196 2.915 1.509 219,65 719 32,74 ( Nguồn Phòng tín dụng) a) Nợ quá hạn trong ngắn hạn

Trong ngắn hạn nợ quá hạn chiếm tỷ lệ cao trên tổng nợ quá hạn nhưng thường xuyên biến động. Năm 2006 chiếm 75,2% trên tổng nợ quá hạn, năm

2007 và 2008 là 35,59% , 76,7%. Nguyên nhân nợ quá hạn chiếm tỷ lệ cao là do cho vay ngắn hạn, thời gian ngắn nhiều hộ vay l àm ăn không hiệu quả nên việc

trả nợ vay không kịp thời d ẫn đến nợ quá hạn cao và không ngừng tăng lên chủ

yếu là đối tương sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; đối tượng khác và xây dựng đem lại vìđây là lĩnh vực mà cơ cấu dư nợ luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng d ư nợ. Nợ quá hạn giảm tăng liên tục. Năm 2006 nợ quá hạn là 2.083 triệu đồng sang năm 2007 giảm xuống chỉ còn 1.213 triệu đồng giảm 870 triệu đồng với tốc độ giảm 41,77%. Điều này cho thấy Ngân hàng xử lý nợ quá hạn khá chặt chẽ.

Nhưng đến năm 2008 nợ quá hạn lại tăng l ên đáng kể tăng tăng 8.527 triệu đồng

so với năm 2007 với tốc độ tăng 702,97%. Do ảnh hưởng của tình lạm phát năm

2008 nhiều hộ làm ăn không hiểu quả dẫn đến nợ quá hạn tăng lên. . b) Trung hạn và dài hạn

Nợ quá hạn trung và dài hạn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng nợ quá hạn nh ưng thường xuyên biến động tăng giảm quả các năm. Năm 2006 chiếm 24,8%, năm

2007 chiếm 64,41% và năm 2008 chiếm 23,3% trên tổng nợ quá hạn.

Nhìn chung nợ quá hạn tăng liên tục qua ba năm. Năm 2007 nợ quá hạn tăng đột biến 1.059 triệu đồng với tốc độ 219,65% so với năm 2006. Sang năm

2008 nợ quá hạn tăng nhưng tăng chậm hơn 719 triệu đồng với tốc độ tăng

32,74%. Nguyên nhân là do khoản vay chia ra nhiều kỳ hạn trả nợ nh ưng do một

số hộ kinh doanh không hiệu quả không đủ khả năng trả đ ược nợ trong một kỳ

hạn cũng làm cho toàn bộ quá hạn, một phần do cán bộ tín dụng định kỳ hạn trả

nợ chưa sát với chu kỳ sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất. Bên cạnh đó, do

món vay dài hạn nên việc theo dõi bám sát món vay bị hạn chế cùng với việc

gian lận của người dân sử dụng vốn vay sai mục đích cũng làm cho nợ quá hạn gia tăng.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về rủi ro tín dụng tại ngân hàng nhà đồng bằng sông Cửu Long. (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)