Đối với cửa hàng Ánh: Chúng ta nên gặp trực tiếp với chủ cửa hàng và thể hiện cho họ biết ý

Một phần của tài liệu Quản trị quan hệ giá trị khách hàng bán buôn tại công ty cổ phần Nhân Luật.doc (Trang 83 - 86)

và thể hiện cho họ biết ý định hợp tác của Nhân Luật đối với cửa hàng. Vì đang lúc cần vốn để mở rộng hoạt động đầu tư nên ta nên đưa ra chính sách nợ của Nhân Luật (chính sách này cần phải cao hơn đối thủ cạnh tranh hiện tại): cho nợ 30% trong vòng 1 tháng nếu mua sắt thép có giá trị >50 triệu.

- Đối với cửa hàng Ngọc Thiện, nếu ta cạnh tranh trực tiếp đối với đối thủ cạnh tranh hiện tại thì e rằng không thể vì Thái Nguyên là công ty sản xuất nên có những ưu thế mà Nhân Luật không có được. Chúng ta nên đàm phán với

SVTH: Phan Thë Lyï. L ïp 29K02.1å

họ phân phối những mặt hàng hiện giờ cửa hàng đang thiếu (vì Thái Nguyên không sản xuất tất cả các loại hàng) với mức chiết khấu giống như mức chiết khấu hiện giờ công ty áp dụng cho 2 khách hàng hiện giờ của Nhân Luật.

- Đối với cửa hàng Bạch Đằng Ạnh: Đến và yêu cầu viện trợ về vốn đối với cửa hàng này (viện trợ 40% vốn). Chiết khấu không thay đổi, cho nhân viên giúp họ trang trí trưng bày cửa hàng. Trong thời gian đầu có thể cho nhân viên xuống giúp họ bán hàng.

2. Viện trợ về giá:

Nếu để mức chiết khấu như thế này thì 2 cửa hàng này sẽ không được hưởng chiết khấu (vì 2 cửa hàng này hiện giờ mua hàng với giá trị <100 triệu trong khi đó chính sách chiết khấu của Nhân Luật >100 triệu mới được nhận chiết khấu). Vì vậy ta cần thay đối chính sách chiết khấu đối với cửa hàng này.

Số tiền mua C/ sách chiết khấu củ C/sách chiết khấu mới

50 - 100 triệu 0% 0,25%

100 - 500 triệu 0,5% 0,6%

Trên 500 triệu 1% 1,2%

Chính sách này chỉ áp dụng cho công ty CP công trình và xây dựng KTM và DNTN Ngọc Lài và cửa hàng Ngọc Thiện.

Còn đối với cửa hàng Bạch Đằng Anh và cửa hàng Ánh, công ty vẫn áp dụng giá như củ.

3. Khi chi viện cho các cửa hàng trên chúng ta cần lưu ý những vấn đề:

Sự giúp đỡ của Nhân Luật đối với các cửa hàng tiêu thụ thì rất hạn chế. Nếu vượt quá một mức độ nào đó thì công ty sẽ không chịu nỗi nên khi giúp đỡ các cửa hàng chúng ta cần xem xét:

-Cần phải xem xét các cửa hàng trên có xem sự giúp đỡ của Nhân Luật là lợi nhuận cho bản thân mình. Sự giúp đỡ của Nhân Luật đến với các cửa hàng là một lực lượng quan trọng giúp cửa hàng mở rộng thị trường chứ không phải là một nguồn lợi nhuận. Giả sử phải sau khi nhà kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp chi viện giúp đỡ, nhưng không tích cực khai thác thị truờng thì cần bãi bỏ ngay sự chi viện đó.

SVTH: Phan Thë Lyï. L ïp 29K02.1å

- Khi giúp đỡ Nhân Luật cần đặt ra một hạng mức, không để cho các cửa hàng động lòng tham lam.

-Chú ý khảo sát sổ sách của cửa hàng: Khi chi viện giúp đỡ cửa hàng, Nhân Luật cần có dự định trước, phải biết được lúc nào cần giúp, lúc nào không cần giúp và định rõ mức độ giúp đỡ.

-Nếu các cửa hàng có sự man trá thì không thể giúp đỡ. Nếu các cửa hàng này bất cứ việc gì cũng đòi hỏi được giúp đỡ, không giúp thì sẽ không tiêu thụ sản phẩm của Nhân Luật, hoặc chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, thì phải cần dừng ngay việc hợp tác.

4. Quản lí các khoản nợ của các cửa hàng:

4.1 Ý nghĩa của việc cho khách hàng nợ:

(1) Mở rộng việc tiêu thụ cho Nhân Luật, tăng sức cạnh tranh.

Trong cùng điều kiện như nhau, nếu Nhân Luật dùng phương pháp bán hàng trả chậm, có nghĩa là cho khách hàng vay một khoản nợ không lãi rất được khách hàng hoan nghênh, có lợi cho việc mở rộng thị trường.

(2) Giảm bớt lượng tồn kho, giảm bớt rủi ro về hàng tồn đọng và chi phí quản lí.

Hàng tồn kho và khoản nợ cần thu đều là một dạng chiếm dụng tiền vốn, nhưng tồn kho thì cần phải quản lí phải có chi phí quản lí, chi phí kho bãi, chi phí hư hỏng… nhưng còn sự cần thu thì không mất các khoản trên và không có rủi ro như trên.

4.2 Quản lí các khoản nợ vay của các cửa hàng:

(1) Nâng cao chất lượng tiêu thụ và dịch vụ.

Thực tiễn đã chứng minh rằng, công ty đứng trước khó khăn đòi nợ có tương quan đến mức độ tiêu thụ sản phẩm. Tính năng của sản phẩm không ổn định, chất lượng không đạt yêu cầu đều làm cho khách hàng không vừa lòng, các cửa hàng không tiêu thụ được sản phẩm, từ đó làm cho việc đòi nợ của công ty khó thực hiện được.

(2) Phải coi trọng việc điều tra uy tín của các cửa hàng trước khi cho vay.

SVTH: Phan Thë Lyï. L ïp 29K02.1å (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(3) Huấn luyện để nâng cao kỹ năng thu nợ cho các nhân viên tại các trung tâm bán hàng của Nhân Luật.

Thu nợ là một công việc mang tính kỹ thuật rất mạnh, dù là nhân viên có kinh nghiệm cũng không tránh khỏi những yếu kém trên mức độ nào đó trong việc thu nợ.

Để bồi dưỡng kỹ năng thu nợ, trứoc hết là bồi dưỡng lòng tin trong việc thu nợ, cần làm cho mỗi nhân viên tại các trung tâm của Nhân Luật hiểu rõ khi thu nợ nên dùng một phương thức hoặc nhiều phương thức thu nợ, cần kết hợp thời gian, địa điểm và từng điều kiện hoàn cảnh để thu nợ hợp lí.

Một phần của tài liệu Quản trị quan hệ giá trị khách hàng bán buôn tại công ty cổ phần Nhân Luật.doc (Trang 83 - 86)