Phụ đạo huấn luyện các cửa hàng kinh doanh tiêu thụ:

Một phần của tài liệu Quản trị quan hệ giá trị khách hàng bán buôn tại công ty cổ phần Nhân Luật.doc (Trang 86 - 88)

1. Ý nghĩa của việc phụ đạo các cửa hàng kinh doanh tiêu thụ:

1. Có thể làm tăng thu nhập tiêu thụ hàng hoá.

Phụ đạo cho các cửa hàng kinh doanh một cách thích đáng sẽ giúp cho họ tăng năng lực tiêu thụ và năng lực kinh doanh, giữ vững con đường tiêu thụ được thông suốt, nhất định sẽ thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm làm tăng thu nhập tiêu thụ hành hoá.

2. Có thể đề phòng việc bán hàng bừa bãi, cũng có thể tránh được việc phá hoại chính sách giá cả.

Đồng thời với việc phụ đạo còn có thể tăng quyền giám sát quản lý đối với các cửa hàng tiêu thụ, đề phòng các cửa hàng kinh doanh tiêu thụ hạ giá để tranh bán, cùng các hiện tượng găm hàng, tráo đổi hàng... bảo đảm nghiêm khắc chế độ giá cả theo cấp số cộng, duy trì hệ thống giá cả.

3. Có thể thực hiện việc tiêu thụ hàng hoá theo kế hoạch.

Thời kỳ đầu mới khai thác thị trường, nhất định phải có một kế hoạch chiến lược về tổng lượng tiêu thụ sản phẩm, tất nhiên phải hoạch định khu vực của nhà kinh doanh.

Việc phù đạo của Nhân Luật đối với các cửa hàng kinh doanh tiêu thụ có thể bảo đảm chắc chắn cho việc thực hiện kế hoạch tiêu thụ được thuận lợi.

4. Có thể tiết kiệm chi phí bán hàng tiêu thụ hàng hoá.

SVTH: Phan Thë Lyï. L ïp 29K02.1å

Đồng thời với việc phù đạo cho cửa hàng kinh doanh Nhân Luật còn có thể bố trí các nguồn lực trong nôi bộ doanh nghiệp như: vật lực, nhân lực, tài lực... để khai thác thị trường đạt tới mục đích tiết kiệm chi phí giá thành tiêu thụ.

5. Có thể tăng thêm lợi nhuận cho việc tiêu thụ. 6. Có thể thúc đẩy việc tiêu thụ hoàn toàn.

Tuy nhiên việc phụ đạo các cửa hàng kinh doanh tiêu thụ không phải hoạt động mang tính chất hình thức, mà là những hoạt động thiết thực không thể thiếu được trong các hoạt động thị trường dài lâu, nhất là cần phải tăng cường năng lực kinh doanh cho nên cần phải phù đạo sao cho phù hợp, để giúp cho các cửa hàng kinh doanh tốt công việc tiêu thụ hàng hoá.

2. Nội dung phù đạo:

Để tránh tình trạng lãng phí trong việc đào tạo nhân viên cho đối thủ cạnh tranh, chúng ta nên cân nhắc việc phân bổ chi phí cho đào tạo.

* Trong thời gian đầu mới hợp tác (dưới 6 tháng) chúng ta chỉ nên đào tào về (ta chỉ nên đào tạo 2 lần trong lần đầu hợp tác)

1. Phổ biến kiến thức về hàng hoá.

Nên tập hợp tất cả các nhân viên trong cửa hàng từ người chủ cửa hàng, người bán hàng, kế toán... để phổ biến kiến thức về hàng hoá. Tất cả những người này chưa chắc đã hiểu hết về sản phẩm, đặc biệt là những đặc tính của sản phẩm cần phải làm cho ai cũng phải nắm được. Có như vậy, khi bán hàng mới có khả năng làm cho khách hàng biết được ưu điểm của sản phẩm, giá trị thực sự của sản phẩm để kích thích khách hàng mua sản phẩm đó.

2. Phụ đạo về cách trang trí cửa hàng:

Nếu hàng hoá bày biện không ổn thoả thì cho ta một cảm giác chật chội ở cửa hàng, ảnh hưởng đến hứng thú mua hàng của khách hàng, cho nên cần giúp đỡ bày biện trang trí cửa hàng.

* Nếu hợp tác đã lâu (trên 6 tháng) thì chúng ta nên đào tạo thường xuyên hơn: mỗi tháng 1 lần, ngoài việc đào tạo các chương trình trên ta nên đào tạo thêm các chương trình sau:

SVTH: Phan Thë Lyï. L ïp 29K02.1å

1. Cung cấp phương pháp kinh doanh và kỹ thuật quản lý.

Cửa hàng kinh doanh cũng là một doanh nghiệp, vì thế các cửa hàng này cũng phải có hiểu biết về các phương pháp kinh doanh cơ bản và kỹ thuật quản lý. Những phương pháp kinh doanh cơ bản này và kỹ thuật quản lý chỉ cần tốn rất ít thời gian để phụ đạo thì các cửa hàng kinh doanh này đã có thể nắm được và rất có tác dụng đối với việc kinh doanh của cửa hàng kinh doanh tiêu thụ.

2. Cung cấp kỹ xảo tiếp khách ở cửa hàng.

Kỹ xảo bán hàng ở cửa hàng có khác với các kỹ xảo tiêu thụ nói

chung. Từng thành viên trong cửa hàng, ai cũng có khả năng phụ trách việc tiếp khách. Nguyên tắc quan trọng trong việc tiếp khách là ý thức phục vụ cần để cho khách hàng lui tới cửa hàng để nhận được sự phục vụ, phải làm cho khách hàng được quý như người nhà.

Nói tóm lại, tiếp khách ở cửa hàng có rất nhiều bí quyết, cần phải phù đạo .

3. Xây đắp quan hệ công cộng.

Khách hàng tiềm năng chủ yếu nhất của cửa hàng là các khách hàng ở gần. Làm sao để có thể vận dụng tất cả các phương pháp để xây dựng quan hệ cộng đồng xã hội thật tốt trong khu vực, làm sao để mọi người biết mình.

Nói tóm lại, cần bồi dưỡng cho các cửa hàng được nhiều thêm phần nào thì sẽ càng có thêm sức mạnh trong quá trinh kinh doanh.

Một phần của tài liệu Quản trị quan hệ giá trị khách hàng bán buôn tại công ty cổ phần Nhân Luật.doc (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w