TỚI
1. Định hướng chung
Mục tiêu của Công ty là tập trung vào việc thực hiện những nhiệm vụ chính như sau: Sử dụng và khai thác triệt để nguồn nguyên liệu sẵn có và các lợi thế tiềm năng để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm. Tiếp tục đẩy mạnh đa dạng hóa các nghành nghề, ưu tiên đầu tư phát triển mở rộng diện tích trồng cao su, gắn liền với phát triển một số ngành nghề khác như chăn nuôi, công nghiệp dịch vụ hỗ trợ cho trồng, chế biến, xuất khẩu cao su, đồng thời không ngừng cập nhật nghiên cứu phát huy thế mạnh trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhằm tạo nền móng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
2. phương án kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty
Bảng3.1: Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2011 đến 2013
ST T
T
1 Diện tích cao su khai thác Ha/năm 5.993,94 5.804,72 5.497,79 2 Diện tích cao su kiến thiết cơ bản (KTCB) Ha 8.900
3 Sản lượng cao su khai thác Tấn 9.300 9.150 8.900
4 Tổng doanh thu Tr. đ 512.164 501.159 489.570
5 Nộp ngân sách Tr. đ 36.972 32.168 30.409
6 Lợi nhuận sau thuế Tr. đ 103.922 101.376 99.103 7 Lao động bình quân sử dụng Người 3.198 3.592 3.608 8 Quỹ tiền lương bình quân hàng năm Tr. đ 257.367 245.463 242.828 9 Thu nhập bình quân người/ tháng Tr. đ 6,767 5,694 5,608 10 Trích quỹ dự phòng tài chính Tr. đ 10.392 10.137 9.910 11 Trích quỹ khen thưởng phúc lợi Tr. đ 18.706 18.247 17.838 12 Trích quỹ đầu tư phát triển Tr. đ 28.059 27.371 26.757
Nguồn: Phòng kế hoạch đầu tư. Công ty TNHH MTV Cao su Chư sê
Theo bảng trên thì các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh có phần giảm xuống so với năm 2010. Điều này là do diện tích cao su khai thác của Công ty đang giảm do về già. Hiện nay Công ty đang tiến hành trồng mới và chăm sóc vườn cây KTCB để kịp thời phục vụ cho việc khai thác trong những năm tới. Qua các năm kế hoạch ta thấy lao động bình quân mà Công ty đang sử dụng hàng năm tăng dần, đến năm 2013 lao động bình quân của Công ty là 3.608 người tăng lên 979 người so với năm 2010. Điều này thể hiện sự quyết tâm mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới. Với việc giảm doanh thu và tăng số lượng lao động như vậy nhưng Công ty vẫn duy trì mức lương bình quân ở mức cao, thể hiện là mức thu nhập bình quân người/tháng năm 2013 là 5,608 triệu đồng, cho thấy sự quan tâm của Công ty đến đời sống của công nhân. Dựa trên những phân tích ở trên ta có thể thấy rằng trong những năm tới tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty sẽ đạt hiệu quả cao và có thể vượt mức kế hoạch được giao.
3. Giải pháp thực hiện
3.1. Về sản xuất nông nghiệp
Tổ chức chăm sóc, khai thác vườn cây cao su theo đúng quy trình kỹ thuật của Tập đoàn, phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu của Tập đoàn Công nghiệp Cao su
Việt Nam giao. Tăng cường quản lý kỹ thuật, quản lý lao động và quản lý vườn cây. Triển khai tốt công tác khai hoang trồng mới giai đoạn 2011-2013 khoản 4500 ha cao su tại huyện và Chư Prông, 10.000 ha tại Kampong Thom, Vương quốc Kampuchia.
3.2. Công tác chế biến và môi trường
- Chế biến mủ cao su:
Thực hiện tốt hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 có hiệu quả để thực thi chính sách chất lượng, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm cung cấp thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Giữ vững thương hiệu của Công ty trên thị trường trong và ngoài nước. Tiếp tục hoàn thiện quy mô sản xuất với trang thiết bị hiện có. Tích cực tìm kiếm khách hàng gia công, nhằm phát huy tối đa công suất máy móc, thiết bị đạt hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, thực hành tiết kiệm, giảm giá thành sơ chế mủ cao su.
- Công tác môi trường:
Thường xuyên kiểm trả hoạt động xử lý nước thải. Thực hiện đầy đủ chương trình sản xuất sạch để tiết kiệm nguyên vật liệu trong sản xuất, nhằm giảm thiểu lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường. Duy trì xây dựng cơ quan, nhà máy “ xanh, sạch, đẹp”.
3.3. Về tiêu thụ và quản lý chất lượng
Duy trì khách hàng truyền thống, tích cực quảng bá thương hiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt là thị trường xuất khẩu để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm.
Công tác quản lý chất lượng sản phẩm cần phải được duy trì thường xuyên và thực hiện đầy đủ các quy định, nhằm ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
3.4. Công tác xây dựng cơ bản và quản lý đầu tư
Đẩy mạnh tiến độ thi công, kiểm tra quyết toán các công trình xây dựng cơ bản trong kế hoạch được duyệt theo đúng quy định của Nhà nước, tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, kiểm tra, quản lý chất lượng công trình và thực hiện đúng quy định về trình tự đầu tư xây dựng cơ bản hiện hành.
- Có kế hoach tuyển lao động đáp ứng đủ yêu cầu phát triển sản xuất, ưu tiên tuyển dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại chỗ.
- Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng kiến thức kỹ thuật và nâng cao tay nghề cho người lao động, nhất là lao động trực tiếp cạo mủ cao su, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo đối với cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu hoạt động của đơn vị, phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Thường xuyên chăm lo bảo vệ tốt mọi quyền lợi chế độ cho người lao động, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở để người lao động luôn an tâm công tác.
3.6. Hoạt động đoàn thể
Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong công tác tuyên truyền giáo dục. Vận động công nhân thi đua hoàn thành nhiệm vụ. Thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ cơ sở, phát huy quyền làm chủ của công nhân lao động; nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng và phối hợp giữa tổ chức điều hành, với đoàn thể chính trị- xã hội. Phát trển sản xuất đi đôi với việc chăm lo đời sống của công nhân lao động; gắn phát triển kinh tế với quốc phòng, an ninh, phát triển Công ty với phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Tăng cường sự quan hệ phối hợp với địa phương, tạo sự đồng thuận xã hội, tạo nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện thắng lợi các phương hướng nhiệm vụ trong những năm tới.