-Tạo lập môi trường quốc tế thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam. Chủ động hội nhập, tham gia đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại đa phương và song phương, qua đó tận dụng được lợi thế của tự do hóa thương mại, hạn chế được các rào cản thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu vào các thị trường.
-Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thương mại. Tiếp tục rà soát, sửa đổi bổ sung kịp thời các chính sách, thủ tục hành chính tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn đối với xuất khẩu sản phẩm gỗ; có hướng dẫn và hỗ trợ cần thiết cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm gỗ.
-Nhà nước cần có chính sách phát triển khoa học công nghệ như: đầu tư cho nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và viễn thông; thiết lập thị trường khoa học công nghệ.
-Nhà nước thiết lập hệ thống thông tin kịp thời, chuẩn xác, hỗ trợ Hiệp hội xây dựng trang web và thành lập ban thông tin phục vụ cho trang web này, tiến đến việc mua bán, trao đổi trên mạng.
-Nhà nước cần phối hợp với Hiệp hội để hình thành các trường đào tạo công nhân cho ngành gỗ, tạo lực lượng lao động có tay nghề đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đối tác.
-Nên thành lập các khu công nghiệp sản xuất, chế biến, hoặc định hướng tập trung để dễ dàng hỗ trợ cho nhau, tận dụng nguyên liệu, khuyến khích các ngành công nghiệp phụ trợ cùng xây dựng tập trung để tạo thế mạnh tổng hợp góp phần giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường xuất khẩu.
-Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển nên linh động áp dụng quy chế, tránh cứng nhắc, máy móc bởi mỗi ngành nghề có những đặc thù riêng.
-Nhà nước có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng, chỉ đạo lựa chọn các cơ cấu cây rừng phù hợp với điều kiện của từng vùng, đảm bảo tiêu chuẩn nguyên liệu cho chế biến, sản xuất sản phẩm gỗ.