Tài chính kế toán

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển kinh doanh của công ty scancom việt nam đến năm 2010.pdf (Trang 36)

Tài chính của công ty khá mạnh nhờ chu kỳ chu chuyển nhanh, có uy tín với các nhà sản xuất (nhà thầu phụ) cũng như các nhà cung cấp phụ liệu trong nước (bao bì, dầu nhúng, hóa chất, phụ kiện ốc vít…) nên việc thanh toán được đàm phán dễ dàng, thường là thanh toán T.T sau khi xuất hàng đối với các nhà sản xuất.

Hệ thống kế toán kiểm tra chặt chẽ các khoản thu chi, lưu trữ giấy tờ hợp lệ để theo dõi tình hình kinh doanh của công ty và xuất trình thuế:

-Bộ phận giá thành tính toán tất cả chi phí đầu vào để đưa ra giá thành chính xác nhất của từng mặt hàng, từ đó việc định giá bán có cơ sở hợp lý và đảm bảo mang lại hiệu quả kinh doanh cho công ty.

-Bộ phận kế toán tài chính tổng hợp số liệu đưa ra các biểu bảng tổng kết quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong tháng, quý hoặc năm.

-Bộ phận kế toán quản trị phân tích những những con số này để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu nhằm cung cấp thông tin cho cấp quản trị ra quyết định.

Bảng 2.7: BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH

CỦA CÔNG TY SCANCOM VIỆT NAM NĂM 2003

Đơn vị tính: Ngàn USD Doanh Thu 96,400.00 Giá vốn hàng bán 58,804.00 Lãi gộp 37,596.00 Chi phí hoạt động Thuê đất 7,400.00 Tiền lương 10,630.00 Chi phí khác 3,350.00 Khấu hao 4,500.00 Cộng chi phí hoạt động 25,880.00

Lợi nhuận trước thuế và lãi 11,716.00

Lãi vay phải trả 2,276.00

Thu nhập trước thuế 9,440.00

Thuế thu nhập công ty 2,360.00

Lãi ròng 7,080.00

Lợi nhuận bình quân sau thuế 0.073

2.3.2.3 Về quản trị sản xuất kinh doanh: *Mảng sản xuất:

Với 7 ha đất thuê thời hạn 50 năm ở khu công nghiệp Sóng Thần, công ty ScanCom đã xây dựng văn phòng và 3 nhà máy để sản xuất bàn ghế ngoài trời trong đó có một nhà máy sản xuất khung bàn ghế kim loại và hai nhà máy sản xuất bàn ghế gỗ. Thiết bị máy móc được trang bị hiện đại nhập khẩu từ nước ngoài, chủ yếu là từ Đức và Đan Mạch. Độ chính xác của máy cao cộng với sự kiểm tra chất lượng trên dây chuyền nên chất lượng hàng hóa được sản xuất ra đạt chất lượng cao.

Công suất của nhà máy gần 100 container/tháng bao gồm 40 container bàn ghế gỗ và 60 container bàn ghế kim loại kết hợp gỗ, dây nhựa tổng hợp…

Do công ty nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài (Braxin, Indonesia, Nam Phi, Malaixia,… ) và dự trữ nên công ty luôn chủ động về mặt nguyên liệu. Về đơn hàng, công ty luôn ưu tiên dành những đơn hàng với số lượng lớn, ổn định, thời gian giao hàng trải đều các tháng một cách hợp lý và những mặt hàng chủ lực cho nhà máy của mình. Nhờ vậy nhà máy luôn có kế hoạch sản xuất ổn định không bị động vào nguyên liệu và đơn hàng. Chu kỳ lưu chuyển hàng hoá nhanh, ít tồn kho. Tuy nhiên, vào những tháng trái mùa (tháng 6, 7, 8) do nhà máy sản xuất trước kế hoạch và giao hàng trong các tháng 9, 10, 11 để tận dụng năng suất máy móc và duy trì công nhân, nên phải chấp nhận tồn kho vào các tháng này.

*Về mảng kinh doanh:

Hoạt động chính của công ty ScanCom là kinh doanh, mua hàng trong nước và xuất đi cho khách hàng nước ngoài, hưởng chênh lệch giá, vì vậy lợi nhuận thu được từ mảng kinh doanh là chủ yếu chiếm hơn 90% trong tổng lợi nhuận. Mảng sản xuất chiếm chưa tới 10% lợi nhuận mang lại cho doanh nghiệp.

Mỗi năm, công ty ký hợp đồng mùa vụ với hơn 30 công ty chế biến sản phẩm bàn ghế ngoài trời, hàng mây tre lá, nệm đi kèm với bàn ghế,… Sau mỗi mùa hàng, công ty lại xem xét đánh giá quá trình thực hiện của các công ty này để quyết định ký tiếp hay không ký tiếp hợp đồng cho mùa kế tiếp, đồng thời xúc tiến tìm hiểu và ký thêm hợp đồng với các đối tác mới để đảm bảo đủ năng suất giao hàng và đảm bảo môi trường cạnh tranh giữa các công ty này.

Công ty có phòng kế hoạch theo dõi đơn hàng, tiến độ sản xuất, và kế hoạch xuất hàng; phòng kỹ thuật hoàn chỉnh các bản vẽ để chuyển cho các nhà

sản xuất ký hợp đồng; phòng quản lý chất lượng theo dõi và quản lý chất lượng hàng trên dây chuyền và chất lượng hàng trước khi xuất.

Đơn hàng ổn định, thanh toán đảm bảo, số lượng đơn hàng lớn là những điểm mạnh của ScanCom, nhờ vậy công ty đàm phán được giá tốt và giữ được nhà sản xuất mặc dù thị trường bàn ghế gỗ trong nước hiện nay có rất nhiều khách hàng đến ký kết hợp đồng trực tiếp với giá cao hơn giá mua của ScanCom. Hình 2.1 là sơ đồ quá trình hoạt động kinh doanh của công ty ScanCom Việt Nam.

2.3.2.4 Công tác quản trị:

Công ty quản trị theo mô hình châu Âu, các phòng ban cùng hướng đến mục tiêu chung của công ty. Cuối mỗi tháng mỗi phòng ban phải làm báo cáo đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu đề ra trong tháng. Nếu chưa đạt mục tiêu phải đưa ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động của phòng ban mình, từ đó tìm cách khắc phục.

Công ty khuyến khích tinh thần làm việc theo đội nhóm, phân bổ nguồn lực hợp lý. Tác phong làm việc kiểu châu Âu nên rất nhanh và tự chịu trách nhiệm là chính. Nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao. Mỗi nhân viên, phòng, ban có bảng mô tả công việc riêng. Cấp trên đánh giá cấp dưới thông qua hiệu quả công việc. Hệ thống trả lương, thưởng rất chuyên nghiệp và hợp lý.

Tuy vậy, công ty vẫn còn những mặt yếu kém về công tác quản trị:

-Sơ đồ tổ chức cồng kềnh, lại thuê nhiều chuyên gia nước ngoài nên chi phí quản lý cao.

-Công nhân không ổn định do quá nhiều công ty tuyển dụng mà lượng công nhân có tay nghề không đủ đáp ứng.

-Quản lý chi phí chưa thật chặt chẽ ví dụ như chi phí ăn ở của các chuyên gia, chi phí tiếp khách…

Hình 2.2 là sơ đồ tổ chức của công ty ScanCom Việt Nam.

2.3.2.5 Nghiên cứu và phát triển:

Công ty ScanCom có Phòng Nghiên cứu và phát triển kinh doanh do các chuyên gia nước ngoài quản lý. Bộ phận này kết hợp với các nhà thiết kế và tổ mẫu với hơn 15 công nhân để thực hiện đưa ý tưởng thành sản phẩm thử nghiệm. Ngoài việc phát triển mẫu mã mới, phòng Nghiên cứu và phát triển còn có nhiệm vụ nghiên cứu các chất liệu mới thay thế nguồn nguyên liệu gỗ như ghế gỗ kết hợp đan dây petan, hoặc kết hợp với lưới, vải,…và cả những chủng loại hàng mới như bàn ghế sofa, bàn ghế nhựa,…theo xu hướng mới của thị trường.

Phòng Nghiên cứu và phát triển luôn cập nhật thông tin trên thị trường thế giới và kết hợp với bộ phận Phụ trách khách hàng để nắm bắt những yêu cầu của từng nhóm khách hàng.

Hàng năm, công ty gởi những nhân viên chủ chốt của phòng Nghiên cứu phát triển kinh doanh đi tham gia các cuộc hội chợ triển lãm hàng nội thất và ngoại thất để tìm hiểu thị trường.

2.3.2.6 Hệ thống thông tin:

Công ty ScanCom có hệ thống quản lý thông tin khá tốt. Công ty có phần mềm để theo dõi và cập nhật tất cả các thông tin liên quan đến khách hàng, đơn hàng, mặt hàng, thông số kỹ thuật, nhà máy sản xuất, thời gian giao hàng, đơn giá và chi tiết sau khi xuất hàng. Tất cả các phòng ban đều được truy cập vào hệ thống để xem và nhập dữ liệu nhưng chỉ được xem những thông tin liên quan đến công việc của phòng ban mình. Vì vậy thông tin luôn được cập nhật, có thể truy xuất một cách dễ dàng, nhanh chóng và chính xác khi cần thiết nhưng vẫn bảo đảm tính bảo mật.

Hệ thống phần mềm quản lý thông tin này mang nhiều tính ưu việt như quản lý lượng thông tin khổng lồ, cho ra các báo biểu hữu dụng theo yêu cầu người sử dụng, tiết kiệm thời gian làm việc, hiệu quả công việc cao,…song nó cũng yêu cầu thông tin phải được cập nhật thường xuyên và đảm bảo tính chính xác. Ngoài ra, các phòng ban cũng luôn trao đổi thông tin để hỗ trợ cho công việc chung của công ty.

Mức độ quan trọng của mỗi yếu tố được đánh giá dựa trên mức độ tác động của yếu tố đó đối với sự thành công của công ty. Xếp hạng từ 1 đến 4 cho từng yếu tố để đánh giá.

Bảng 2.8: Ma trận đánh giá môi trường nội bộ của công ty ScanCom

TT Các yếu tố bên trong

Mức độ quan trọng của các yếu tố Phân loại Số điểm quan trọng 1

Có trên 30 nhà thầu phụ với công nghệ sản xuất hiện đại, công suất lớn, có khả năng đáp ứng mở

rộng thị trường 0.15 4 0.60

2 Có hệ thống kiểm tra chất lượng chuyên nghiệp 0.12 4 0.48 3 Hệ thống thông tin quản lý toàn công ty hiệu quả 0.10 4 0.40 4 Chiến lược kinh doanh và Marketing mạnh 0.08 3 0.24 5 Tài chính lành mạnh, khả năng tài chính lớn 0.06 3 0.18

6 Thị trường mục tiêu rộng 0.05 3 0.15

7 Đội ngũ nhân viên trẻ và được huấn luyện tốt 0.06 3 0.18 8 Nhiều chuyên gia nước ngoài giàu kinh nghiệm 0.05 3 0.15

9 Chi phí quản lý cao 0.10 2 0.20

10 Tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu cao 0.05 2 0.1 11 Chất lượng nguyên liệu nhập khẩu không ổn định 0.10 2 0.20

12 Cơ cấu tổ chức chưa gọn nhẹ 0.08 1 0.10

Tổng cộng 1.00 2.96

Nguồn: Tác giả tự tính

Nhận xét: Số điểm quan trọng tổng cộng là 2.96 cho thấy ScanCom Vietnam ở trên mức trung bình về vị trí chiến lược nội bộ tổng quát. Do đó, ScanCom cần tiếp tục củng cố và phát huy những mặt mạnh như: Giữ mối quan hệ với các nhà thầu phụ chủ lực, phát triển hệ thống quản lý thông tin, củng cố hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm; bên cạnh đó cần phải có hướng khắc phục những mặt yếu như: Chất lượng nguyên vật liệu không ổn định, tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu cao, chi phí quản lý cao.

2.4 MA TRẬN SWOT CHƯA ĐẦY ĐỦ: Bảng 2.9: Ma trận SWOT chưa đầy đủ Bảng 2.9: Ma trận SWOT chưa đầy đủ

Các điểm mạnh (S)

1. Có trên 30 nhà thầu phụ với công nghệ sản xuất hiện đại, công suất lớn, có khả năng đáp ứng mở rộng thị trường

2. Sản phẩm đảm bảo chất lượng, có hệ thống kiểm tra chất lượng chuyên nghiệp

3. Hệ thống thông tin quản lý toàn công ty hiệu quả cho phép truy xuất thông tin nhanh chóng, chính xác

4. Chiến lược kinh doanh và Marketing mạnh

5. Tài chính lành mạnh, khả năng tài chính lớn

6. Thị trường mục tiêu rộng

7. Đội ngũ nhân viên trẻ và được huấn luyện tốt

8. Có nhiều chuyên gia nuớc ngoài giàu kinh nghiệm

Các cơ hội (O):

1. Tiềm năng thị trường lớn

2. Nhu cầu sử dụng bàn ghế bằng gỗ ngày càng tăng

3. Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

4. Chủ trương khuyến khích đầu tư vào các tỉnh thành có nhiều lao động nhàn rỗi

5. Chính sách ưu đãi của nhà nước cho ngành gia công và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ

6. Hệ thống thông tin liên lạc ngày càng phát triển

7. Thị trường lao động dồi dào, nhân lực rẻ

8. Công nghệ bao bì và các công ty marketing chuyên nghiệp trong nước phát triển mạnh

Các điểm yếu (W)

1. Chi phí quản lý cao

2. Tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu cao 3. Chất lượng nguyên liệu nhập khẩu

không ổn định ảnh hưởng đến kế hoạch giao hàng

4. Cơ cấu tổ chức chưa gọn nhẹ

Các đe dọa (T)

1. Nguồn cung cấp nguyên liệu ngày càng khan hiếm do chính sách bảo vệ môi trường, cấm phá rừng trên toàn thế giới

2. Môi trường cạnh tranh mạnh mẽ

3. Chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu cao

4. Thiếu chuyên gia Việt Nam trong lĩnh vực chế biến gỗ

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Qua phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thông qua phân tích môi trường bên ngoài và môi trường bên trong, tác giả nhận ra những điểm mạnh (S), điểm yếu (W), cơ hội (O) và nguy cơ (T) chủ yếu có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của công ty ScanCom được liệt kê ở bảng trên.

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để ScanCom có thể vận dụng những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, tận dụng các cơ hội và hạn chế các rủi ro. Điều này sẽ được giải quyết ở Chương 3.

Chương 3: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA CÔNG TY SCANCOM VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY SCANCOM VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010:

3.1.1 Cơ sở để xác định mục tiêu:

3.1.1.1 Dự báo nhu cầu thị trường sản phẩm gỗ chế biến:

Dự báo cả năm 2004 đồ gỗ xuất khẩu sẽ có khả năng chạm ngưỡng 1 tỷ USD. Đây là điều hoàn toàn hiện thực bởi chỉ mất 3 năm, kim ngạch đồ gỗ xuất khẩu nước ta từ 218.3 triệu USD (năm 2000) đã tăng lên 567.2 triệu USD (năm 2003), trong nửa đầu năm 2004 kim ngạch đã bằng 113% cả năm 2002 và bằng 87% cả năm 2003.

Đồ gỗ Việt Nam đã có mặt trên 120 nước, vùng lãnh thổ, trong đó hàng đầu như Nhật, EU, Đài Loan, Mỹ. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu gỗ của nước ta tương đối lớn (so với kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng khác), nhưng thị phần của Việt Nam trên thế giới còn rất nhỏ bé. Cụ thể, hiện nay nước ta chỉ chiếm 7,3% kim ngạch nhập gỗ của Nhật, 0,86% của Hoa Kỳ và 0,2% của EU.

Trong 3 năm gần đây kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh, cao hơn mức tăng xuất khẩu của cả nước và tỷ trọng trong tổng kim ngạch cũng được cải thiện:

Bảng 3.1: Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ 2001 đến 2003

Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 TKN XK cả nước 15.027 tr USD 16.706 tr USD 19.900 tr USD Tỷ lệ tăng trưởng so với năm trước 4 % 11 % 19 % KN X gỗ 334 tr USD 435 tr USD 567 tr USD Tỷ lệ tăng trưởng so với năm trước 53% 30 % 30,3 % Tỷ trọng KN gỗ trong TKN cả nước 22 % 26 % 28%

Nhu cầu sản phẩm gỗ đang rất phát triển và khó có thể bão hoà, trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ thì hàng ngoại thất chiếm khoảng 60% (Theo báo cáo của phòng thương mại Việt Nam). Do vậy, các công ty sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ cần đề ra chiến lược thích hợp để chiếm lĩnh thị trường và phát triển sản phẩm.

3.1.1.2 Đường lối chính sách của Nhà nước đối với ngành XK sản phẩm gỗ:

Nhà nước dành nhiều sự quan tâm cho ngành chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ với những chương trình hỗ trợ cho vay vốn, thưởng trên doanh thu xuất khẩu, quy hoạch các khu công nghiệp chế biến gỗ, giảm thuế nhập khẩu gỗ xuống còn 0% cho những doanh nghiệp nhập khẩu gỗ về sản xuất để xuất khẩu, tổ chức các hội chợ sản phẩm gỗ để tạo cơ hội giao thương,..

Nhà nước đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, đã ký trên 80 Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và các nước.

Từ ngày 01/05/2004, Mỹ đánh thuế chống bán phá giá cao hơn trước rất nhiều đối với đồ gỗ của Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ. Đây chính là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ ở Việt Nam tăng nhanh xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường khổng lồ là thị trường Mỹ với giá trị nhập khẩu đồ gỗ hàng năm lên tới 15 tỷ USD. EU mở rộng 25 thành viên là cơ hội lớn thứ hai cho các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản đang tiến triển theo hướng tốt nhất từ trước tới nay là cơ hội thứ ba.

Với ba cơ hội trên cô”ng với sự quan tâm hỗ trợ tạo mọi điều kiện để phát

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển kinh doanh của công ty scancom việt nam đến năm 2010.pdf (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)