Bảng 2.9: Ma trận SWOT chưa đầy đủ
Các điểm mạnh (S)
1. Có trên 30 nhà thầu phụ với công nghệ sản xuất hiện đại, công suất lớn, có khả năng đáp ứng mở rộng thị trường
2. Sản phẩm đảm bảo chất lượng, có hệ thống kiểm tra chất lượng chuyên nghiệp
3. Hệ thống thông tin quản lý toàn công ty hiệu quả cho phép truy xuất thông tin nhanh chóng, chính xác
4. Chiến lược kinh doanh và Marketing mạnh
5. Tài chính lành mạnh, khả năng tài chính lớn
6. Thị trường mục tiêu rộng
7. Đội ngũ nhân viên trẻ và được huấn luyện tốt
8. Có nhiều chuyên gia nuớc ngoài giàu kinh nghiệm
Các cơ hội (O):
1. Tiềm năng thị trường lớn
2. Nhu cầu sử dụng bàn ghế bằng gỗ ngày càng tăng
3. Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
4. Chủ trương khuyến khích đầu tư vào các tỉnh thành có nhiều lao động nhàn rỗi
5. Chính sách ưu đãi của nhà nước cho ngành gia công và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ
6. Hệ thống thông tin liên lạc ngày càng phát triển
7. Thị trường lao động dồi dào, nhân lực rẻ
8. Công nghệ bao bì và các công ty marketing chuyên nghiệp trong nước phát triển mạnh
Các điểm yếu (W)
1. Chi phí quản lý cao
2. Tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu cao 3. Chất lượng nguyên liệu nhập khẩu
không ổn định ảnh hưởng đến kế hoạch giao hàng
4. Cơ cấu tổ chức chưa gọn nhẹ
Các đe dọa (T)
1. Nguồn cung cấp nguyên liệu ngày càng khan hiếm do chính sách bảo vệ môi trường, cấm phá rừng trên toàn thế giới
2. Môi trường cạnh tranh mạnh mẽ
3. Chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu cao
4. Thiếu chuyên gia Việt Nam trong lĩnh vực chế biến gỗ
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Qua phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thông qua phân tích môi trường bên ngoài và môi trường bên trong, tác giả nhận ra những điểm mạnh (S), điểm yếu (W), cơ hội (O) và nguy cơ (T) chủ yếu có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của công ty ScanCom được liệt kê ở bảng trên.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để ScanCom có thể vận dụng những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, tận dụng các cơ hội và hạn chế các rủi ro. Điều này sẽ được giải quyết ở Chương 3.
Chương 3: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA CÔNG TY SCANCOM VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY SCANCOM VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010:
3.1.1 Cơ sở để xác định mục tiêu:
3.1.1.1 Dự báo nhu cầu thị trường sản phẩm gỗ chế biến:
Dự báo cả năm 2004 đồ gỗ xuất khẩu sẽ có khả năng chạm ngưỡng 1 tỷ USD. Đây là điều hoàn toàn hiện thực bởi chỉ mất 3 năm, kim ngạch đồ gỗ xuất khẩu nước ta từ 218.3 triệu USD (năm 2000) đã tăng lên 567.2 triệu USD (năm 2003), trong nửa đầu năm 2004 kim ngạch đã bằng 113% cả năm 2002 và bằng 87% cả năm 2003.
Đồ gỗ Việt Nam đã có mặt trên 120 nước, vùng lãnh thổ, trong đó hàng đầu như Nhật, EU, Đài Loan, Mỹ. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu gỗ của nước ta tương đối lớn (so với kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng khác), nhưng thị phần của Việt Nam trên thế giới còn rất nhỏ bé. Cụ thể, hiện nay nước ta chỉ chiếm 7,3% kim ngạch nhập gỗ của Nhật, 0,86% của Hoa Kỳ và 0,2% của EU.
Trong 3 năm gần đây kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh, cao hơn mức tăng xuất khẩu của cả nước và tỷ trọng trong tổng kim ngạch cũng được cải thiện:
Bảng 3.1: Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ 2001 đến 2003
Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 TKN XK cả nước 15.027 tr USD 16.706 tr USD 19.900 tr USD Tỷ lệ tăng trưởng so với năm trước 4 % 11 % 19 % KN X gỗ 334 tr USD 435 tr USD 567 tr USD Tỷ lệ tăng trưởng so với năm trước 53% 30 % 30,3 % Tỷ trọng KN gỗ trong TKN cả nước 22 % 26 % 28%
Nhu cầu sản phẩm gỗ đang rất phát triển và khó có thể bão hoà, trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ thì hàng ngoại thất chiếm khoảng 60% (Theo báo cáo của phòng thương mại Việt Nam). Do vậy, các công ty sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ cần đề ra chiến lược thích hợp để chiếm lĩnh thị trường và phát triển sản phẩm.
3.1.1.2 Đường lối chính sách của Nhà nước đối với ngành XK sản phẩm gỗ:
Nhà nước dành nhiều sự quan tâm cho ngành chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ với những chương trình hỗ trợ cho vay vốn, thưởng trên doanh thu xuất khẩu, quy hoạch các khu công nghiệp chế biến gỗ, giảm thuế nhập khẩu gỗ xuống còn 0% cho những doanh nghiệp nhập khẩu gỗ về sản xuất để xuất khẩu, tổ chức các hội chợ sản phẩm gỗ để tạo cơ hội giao thương,..
Nhà nước đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, đã ký trên 80 Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và các nước.
Từ ngày 01/05/2004, Mỹ đánh thuế chống bán phá giá cao hơn trước rất nhiều đối với đồ gỗ của Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ. Đây chính là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ ở Việt Nam tăng nhanh xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường khổng lồ là thị trường Mỹ với giá trị nhập khẩu đồ gỗ hàng năm lên tới 15 tỷ USD. EU mở rộng 25 thành viên là cơ hội lớn thứ hai cho các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản đang tiến triển theo hướng tốt nhất từ trước tới nay là cơ hội thứ ba.
Với ba cơ hội trên cô”ng với sự quan tâm hỗ trợ tạo mọi điều kiện để phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ, đưa sản phẩm gỗ vào danh sách những mặt hàng xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam trong những năm tới, ScanCom cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này có những thời cơ rất tốt để hoạch định sự phát triển.
3.1.1.3 Khả năng hiện có và cơ hội phát triển của ScanCom trong tương lai:
Công ty ScanCom đã huy động mọi nguồn lực hiện có của bản thân, của các tổ chức kinh tế nhằm tạo cơ sở vật chất vững mạnh để gia tăng sản xuất và xuất khẩu. Công ty đã huy động 40% vốn từ Quỹ hỗ trợ đầu tư cho các nước đang phát triển của Đan Mạch, nhờ vậy đã tạo được thế mạnh về tài chính, một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện các chiến lược phát triển.
Công ty đã đầu tư xây dựng nhà xưởng đạt tiêu chuẩn SA8000, nhập khẩu dây chuyền máy móc hiện đại, tuyển dụng và đào tạo độ ngũ cán bộ chủ chốt có
khả năng và nhiều kinh nghiệm. Điều này đã tạo nền tảng thuận lợi cho ScanCom phát triển.
Qua thời gian hoạt động, cán bộ công nhân viên của ScanCom am hiểu rõ về qui luật hoạt động của công ty, kinh nghiệm quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh và xây dựng được những mối quan hệ tốt với các đối tác trong và ngoài nước. Đây là tiền đề tốt để phát triển thị trường.
Sản phẩm của ScanCom luôn đảm bảo về chất lượng và đã tạo được uy tín trên thị trường thế giới, ScanCom và hệ thống các nhà thầu phụ luôn tuân thủ quy định của tổ chức SMART WOOD là tổ chức quản lý nguồn gốc gỗ và các vấn đề an sinh xã hội. Bên cạnh đó, ScanCom đã chiếm giữ được một hệ thống khách hàng lớn, ổn định ở các nước Bắc Âu và xây dựng được mối quan hệ tốt với hơn 30 nhà thầu phụ trong nước. Tất cả các yếu tố đó đều góp phần giúp ScanCom đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và là tiền đề vững chắc để ScanCom phát triển sang các sản phẩm khác trong lĩnh vực này.
3.1.2 Mục tiêu của Công ty ScanCom Việt Nam đến năm 2010:
3.1.2.1 Mục tiêu dài hạn:
- Khẳng định nhãn hiệu ScanCom tiếp tục chiếm thị phần hàng đầu ở Châu Âu.
- Mở rộng thị trường sang Mỹ và EU. - Phát triển sản phẩm, dịch vụ mới.
3.1.2.2 Các mục tiêu cụ thể:
+ Củng cố thị phần, tìm khách hàng mới, mở rộng thị trường sang Mỹ. Khẳng định vị trí hàng đầu trong lĩnh vực bàn ghế ngoài trời.
+ Mở rộng các loại sản phẩm, tận dụng hết công suất của các nhà máy, phát triển sản phẩm mới như mây tre lá, gốm sứ, hàng nội thất, bàn ghế nhựa…
+ Đạt mức lợi nhuận bình quân sau thuế là 10% (hiện nay là 7,3%)
+Tăng gấp rưỡi lượng hàng xuất khẩu từ 4200 container/năm lên 6000 container/năm vào năm 2006.
+Phát triển dịch vụ logicstic tại Việt Nam để phát triển hệ thống khách hàng bán lẻ ở nước ngoài, hiện nay ScanCom chỉ bán hàng thông qua các đại lý.
+Tiếp tục mở rộng thị trường thông qua hoạt động xuất khẩu các sản phẩm chất lượng cao, luôn cải tiến mẫu mã sang các nước khác, đưa ra thị trường những mặt hàng mới có tiềm năng.
3.2 XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC – MA TRẬN SWOT
Bảng 3.2: Ma trận SWOT và các chiến lược kinh doanh của công ty ScanCom VN
MA TRẬN SWOT
Các cơ hội (O):
1. Tiềm năng thị trường lớn
2. Nhu cầu sử dụng bàn ghế bằng gỗ ngày càng tăng
3. Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
4. Chủ trương khuyến khích đầu tư vào các tỉnh thành có nhiều lao động nhàn rỗi
5. Chính sách ưu đãi của nhà nước cho ngành gia công và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ
6. Hệ thống thông tin liên lạc ngày càng phát triển
7. Lao động dồi dào, nhân lực rẻ 8. Công nghệ bao bì và các công ty
marketing chuyên nghiệp trong nước phát triển mạnh
Các đe dọa (T)
1. Nguồn cung cấp nguyên liệu ngày càng khan hiếm do chính sách bảo vệ môi trường, cấm phá rừng trên toàn thế giới
2. Môi trường cạnh tranh mạnh mẽ
3. Chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu cao 4. Thiếu chuyên gia Việt
Nam trong lĩnh vực chế biến gỗ
Các điểm mạnh (S)
1. Có trên 30 nhà thầu phụ với công nghệ sản xuất hiện đại, công suất lớn, có khả năng đáp ứng mở rộng thị trường
2. Có hệ thống kiểm tra chất lượng chuyên nghiệp
3. Hệ thống thông tin quản lý toàn công ty hiệu quả
4. Chiến lược kinh doanh và Marketing mạnh
5. Tài chính lành mạnh, khả năng tài chính lớn
6. Thị trường mục tiêu rộng
7. Đội ngũ nhân viên trẻ và được huấn luyện tốt
8. Có nhiều chuyên gia nuớc ngoài giàu kinh nghiệm
Kết hợp SO:
S1,S2,S3,S4,S7+O2,O3,O5,O7:
Thâm nhập thị trường bằng những sản phẩm có chất lượng, giá cạnh tranh Ư Chiến lược thâm nhập thị trường
S3,S4,S5,S6,S8+O1,O4,O6,O7:
Cải tiến sản phẩm, tăng cường dịch vụ hậu mãi, xây dựng sự trung thành của khách hàng với công ty Ư Chiến lược phát triển thị trường
Kết hợp ST:
S1,S4,S7,S8+T1,T3: Ư Chiến lược hội nhập dọc về phía trước
S4, S5, S6, S7, S8+T1: Chiến lược phát triển sản phẩm mới
Các điểm yếu (W)
1. Chi phí quản lý cao
2. Tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu cao
3. Chất lượng nguyên liệu nhập khẩu không ổn
4. Cơ cấu tổ chức chưa gọn nhẹ
Kết hợp WO:
W1,W2,W4+O4,O7:
Chiến lược tái cấu trúc lại cơ cấu tổ chức, phát triển nguồn nhân lực W3+O1,O3,O7,O8:
Chiến lược phát triển dịch vụ Logicstic tại Việt Nam
Kết hợp WT:
W3+T1,T3,T4:
Chiến lược hội nhập dọc về phía sau
W1,W2+T2:
Chiến lược cắt giảm chi phí
3.3 CÁC CHIẾN LƯỢC ĐƯỢC LỰA CHỌN: 3.3.1 Chiến lược tăng trưởng tập trung: 3.3.1 Chiến lược tăng trưởng tập trung:
Qua những phân tích ở trên cho thấy công ty ScanCom đang kinh doanh trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ, một trong những mặt hàng Việt Nam có lợi thế so sánh so với thị trường thế giới. Nhu cầu của mặt hàng này trên thị trường thế giới là rất lớn và đang phát triển. Hơn nữa, ngành chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ đang được Nhà nước Việt Nam quan tâm đầu tư phát triển, vì vậy ScanCom nên tận dụng các cơ hội này để thực hiện chiến lược tăng trưởng tập trung bằng cách đặt trọng tâm vào việc kinh doanh sản phẩm bàn ghế gỗ ngoài trời trên cơ sở tăng cường xâm nhập thị trường, cải tiến sản phẩm hiện có và phát triển thị trường.
3.3.1.1 Chiến lược xâm nhập thị trường:
Đây là chiến lược được sử dụng nhằm tìm cách tăng trưởng trong thị trường hiện tại với các sản phẩm ScanCom hiện đang sản xuất và kinh doanh. Để đưa ra chiến lược này ScanCom phải dựa trên các điểm mạnh mà ScanCom hiện đang có và các cơ hội của môi trường mà ScanCom đang hoạt động. Các điểm mạnh đó là: ScanCom hiện đang có được một hệ thống khách hàng lớn ở các thị trường tiềm năng ở châu Âu; ScanCom ký được hợp đồng với hơn 30 nhà thầu phụ trong nước đảm bảo cung cấp được một khối lượng hàng lớn, ổn định; nhu cầu bàn ghế gỗ ngoài trời rất phổ biến ở châu Âu và đang phát triển ở các thị trường khác như Mỹ, Úc, Canada...
*Nâng cao chất lượng sản phẩm:
Chất lượng sản phẩm là tiêu chuẩn hàng đầu đối với tất cả các thị trường. Chất lượng sản phẩm bao gồm các vấn đề về qui cách chủng loại, các tiêu chuẩn kỹ thuật về kết cấu sản phẩm, màu sắc, độ an toàn,…Việc không đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm hoặc không có sự ổn định về chất lượng sẽ làm mất uy tín của công ty và giảm đi sự tin cậy từ phía khách hàng và người tiêu thụ sản phẩm.
*Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán hàng:
-Kết hợp với đại lý ở các nước thực hiện công tác quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng tại các nước này để giới thiệu sản phẩm đến khách hàng một cách rộng rãi.
-Giới thiệu tên tuổi, chủng loại sản phẩm, hệ thống phân phối, những thành tựu mà công ty đã đạt được, những nguyên tắc bảo vệ quyền lợi khách
hàng mà công ty cam kết thực hiện,…trên trang web của công ty và in cataloge nhằm tìm kiếm thêm đối tác kinh doanh.
-Thương lượng với khách hàng để áp dụng phương thức giao hàng và thanh toán linh hoạt. Thông thường ScanCom bán hàng theo điều kiện FOB Việt Nam nhưng một số khách hàng vẫn yêu cầu giao hàng tại kho nên giá bán sẽ là DPD. Về thanh toán với khách hàng nước ngoài, đối với các khách hàng truyền thống đủ độ tin tưởng nên sử dụng phương thức thanh toán TT nhằm giảm chi phí mở LC và thanh toán bằng LC, đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian thanh toán; đối với khách hàng mới nên mở LC để đảm bảo độ an toàn. Về thanh toán với các nhà sản xuất trong nước nên sử dụng phương thức thanh toán TT hai bên tin tưởng lẫn nhau.
Do đặc điểm của thời tiết của các nước nhập khẩu mà thời gian đặt hàng thường rơi vào khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau trong đó cao điểm là tháng 12 và tháng 01. Do đó, có thời điểm khách hàng ký hợp đồng với số lượng hàng lớn, dài hạn, nhưng cũng có thời điểm đặt hàng nhỏ giọt, yêu cầu thanh toán trả chậm,..ScanCom phải tính toán các trường hợp này nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Điều này đòi hỏi công ty phải làm tốt công tác dự báo và chuẩn bị nguồn lực về tài chính cũng như nhân lực.
*Củng cố và phát triển hệ thống phân phối ở các nước nhập khẩu:
Hiện tại, ScanCom chỉ phân phối đến các đại lý ở các nước, các đại lý này sẽ phân phối đến các cửa hàng và các cửa hàng bán cho người tiêu dùng. Các đại lý được hưởng chênh lệch trên giá bán. Kênh phân phối này thích hợp với mô hình hoạt động kinh doanh của ScanCom hiện nay vì các lý do sau:
-Đơn hàng số lượng lớn, thuận lợi cho việc đặt hàng ở các nhà thầu phụ. ScanCom ký hợp đồng với hơn 30 nhà máy, mỗi nhà máy tập trung sản xuất 4-5 mặt hàng chủ lực. Điều này giúp tăng năng suất của nhà máy và chuyên môn