vào tính chất của hàng hóa xuất khâu và thường ở mức 10% số lượng hàng hóa trong container cho tất cả các loại hàng. Trừ những mặt hàng có tính chất nguy hiểm, độc hại, có giá trị cao hoặc trong thời gian gần đây doanh nghiệp hay vi phạm thì mức độ kiểm hóa có
thể lên đến 80%, thậm chí 100%.
- Dựa vào số tờ khai người giao nhận biết được 2 cán bộ phụ trách kiểm hóa lô hàng của mình đồng thời đi đăng ký và nộp phí kiểm hóa. Trong thời gian chờ số tờ khai được ghi lên bảng của cơ quan Hải quan để biết cán bộ kiểm hóa thì vào thời gian đó người giao nhận điều xe chở hàng đến cảng tại bãi container (CY) nếu hàng nguyên container hay trạm CY nếu hàng lẻ và được đóng chung container với nhiều chủ hàng.
- Doanh nghiệp trình lệ phí Hải quan cho cán bộ kiểm hóa để cán bộ kiểm hóa đã
được phân công tiến hành kiểm tra thực tế. Địa điểm kiểm tra thực tế là bãi kiểm hóa, còn
nếu hàng xuất tại kho riêng thì mời cán bộ xuống tận kho để vừa kiểm tra hàng, vừa chứng
kiến việc xếp hàng vào container. Cán bộ kiểm hóa tiến hành kiểm tra và đối chiếu xem có
đúng với bộ hồ sơ không.
- Khi kiểm hóa xong nếu không có vấn đề gì thì kiểm hóa viên sẽ xác nhận lên tờ khai và chuyển cho lãnh đạo ký phúc tập, kế đến là Hải quan kiểm hóa sẽ bắm seal và niêm phong lại, người giao nhận bấm seal của hãng tàu. Cán bộ ghi kết quả kiểm hóa vào ô “kiểm hóa thực tế hàng hóa” và người đại diện cho doanh nghiệp ký tên vào đó.
- Trong trường hợp hàng xuất khẩu có thuế thì bộ chứng từ sẽ được chuyển cho nhân viên tính thuế, đối chiếu số thuế đã kê khai. Nếu đúng Hải quan ra thông báo thuế, chuyển hồ sơ cho đội kế toán thuế. Người giao nhận sẽ nộp thuế xuất khẩu cho lô hàng trong thời hạn nhất định kê từ ngày Hải quan ra thông báo thuế.
s Trả tờ khai.
Bộ chứng từ cuối cùng được chuyển cho Chi cục phó Chi cục Hải quan kiểm tra lại
toàn bộ hồ sơ nếu thấy không có vấn đề gì thì đóng dấu nghiệp vụ “Đã làm thủ tục Hải quan” vào ô số 26 của tờ khai hàng hóa và trả lại cho người khai sau khi đã đóng lệ phí Hải quan cho thu ngân.
Tùy theo loại container mà có các mức kiểm hóa khác nhau: 100.000 đổi với
container 20 và 200.000 đồng đối với container 40”.
Người giao nhận thường xuyên liên hệ trực tiếp với hãng tàu để ngay sau khi cập cảng nắm được ngày, giờ xếp hàng xuống tàu. Từ đó đến phòng điều độ để đăng ký kế hoạch xuất hàng của mình, nội dung gồm: Tên tàu, tàu cập càu cảng nào, thời gian bốc hàng, số lượng công nhân bốc xếp.
Đối với hàng rời, trình tờ khai Hải quan và Booking note cho Hải quan kho để vào số theo dõi. Hải quan kho sẽ cấp cho người giao nhận cầm phiếu đó đến phòng thương vụ cảng để đóng tiền thuê cần cấu, bốc xếp (xuất ở cảng nào thì đóng tiền cảng đó). Cầm phiếu đã đóng tiền vào Hải quan kho đó để ký xác nhận đã làm thủ tục và thanh lý tờ khai. Nhưng đối với hàng nguyên container, thì đóng tiền thắng vào hãng tàu hoặc đại lý tàu biển, hãng tàu đó sẽ đóng tiền lại cho phòng thương vụ cảng.
Nếu hàng xuất khẩu theo điều kiện FOB (free on Board: Giao hàng lên tàu) hoặc theo
điều kiện của nhóm C và nhóm D thì người bán sẽ thuê phương tiện vận tải. Trong mua
bán nếu không ký hợp đồng vận tải tức là hợp đồng chưa thực hiện chọn vẹn. Vì thế người thuê vận tải sẽ ký hợp dồng chuyê chở để hàng đến đúng nơi quy định. Quy trình giao
hàng cho người chuyên chở được thực hiện như sau:
- Khi hãng tàu thông báo ngày giờ tàu sẽ đến cảng nhận hàng, nhà xuất khẩu sẽ được thông báo từ hãng tàu mà họ thuê. Thời gian giao hàng cho các cảng tốt nhất là trước ngày giao hàng cho tàu 2 ngày vì đới với hàng rời nếu không giao hàng quá sớm sẽ tốn phí lưu kho nhiều, hoặc không được giao muôn hơn 8 giờ trước khi hàng chất lên tàu.
Nếu xuất hàng nguyên container (FCL — Full container Load): Container hàng được người giao nhận mang đến bãi Container (CY) quy định và giao cho tàu.
Nếu xuất hàng lẻ (LCL — Less than a Container Load): Thông thường nhân viên giao nhận sẽ thông báo cho Hải quan kiểm hóa và Hải quan giám sát trước l ngày về kế hoạch xuất hàng của mình, mang hàng đến trạm CFS, phải lưu kho bãi, bảo quản hàng hóa, trên mỗi kiện hàng phải dán nhãn (Shipping Mark) có ghi rõ tên người nhận hàng để tránh thất lạc và lẫn lộn. Sau khi hoàn tất khâu kiểm hóa, người thu gom sẽ xếp hàng vào container cùng với những hàng lẻ của các chủ hàng khác theo đúng kỹ thuật an toàn, niêm phong kẹp
chì giao cho cảng, cảng sẽ giao cho tàu. Người thu gom sẽ cập House B/L cho môi chủ hàng.
d.Oud trình nhân vận đơn (B/L) và thông báo kết quả giao hàng
Quá trình nhận vận đơn
+ Người chuyên chở hay đại diện của họ sẽ cấp B/L (3 bản) cho người gửi hàng (người giao nhận) sau khi đã xếp hàng lên tàu hoặc sau khi đã nhận hàng để xếp.Nội dung xác định hợp đồng chuyên chở đã được ký kết. Mỗi một hãng tàu đều soạn thảo và cấp
phát một loại vận đơn riêng, nó thường gồm hai mặt . Mặt trước để ghi những vấn đê liên
quan giữa người gửi hàng, người vận tải và người nhận hàng hóa. Trong đó ghi rõ: - Số vận đơn (number of bill of lading).
- Người gửi hàng (Shipper). - Cờ tàu (Flag).
- Nơi giao hàng (Place of delivery).
- Cảng chuyển tải (Via or Transhipment Port). - Địa chỉ thông báo (Notify).
- Cước phí và chỉ phí (Freight and Charges). - Chủ tàu (Shipowner).
- Tên và địa chỉ của người nhận hàng (Consignee). - Tên tàu (Ship “s Name).
- Tên cảng xếp (Port of Loading) và cảng đỡ (Port of Discharge).
- Mô tả về hàng hóa (Descriptions of good): tên hàng, bao bì, trọng lượng, kích thước.