Các nhân tố chủ quan từ phía ngân hàng:

Một phần của tài liệu Giải php mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp v&#.doc (Trang 26 - 30)

- Thứ ba: Là dạng liên kết dưới hình thức đối tác kinh doanh

1.3.1.Các nhân tố chủ quan từ phía ngân hàng:

Chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại: Chính sách

tín dụng là hoạt động cho vay rất quan trọng của ngân hàng. Với một chính sách tín dụng thống nhất, khoa học sẽ giúp cán bộ tín dụng có phương hướng thực hiện nhiệm vụ của mình, nâng cao hiệu quả khoản cho vay. Ngược lại, nếu chính sách tín dụng không đầy đủ và khoa học sẽ tạo kẽ hở trong hoạt động cho vay, có thể dẫn đến rủi ro tín dụng. Chính sách tín dụng bao gồm định hướng chung trong hoạt động cho vay, chế độ tín dụng ngắn hạn, trung dài hạn, các qui định về bảo đảm cho vay của ngân hàng, qui trình xét duyệt cho vay....

Chiến lược hoạt động của Ngân hàng: Căn cứ vào tình hình

thực tế trong một giai đoạn cụ thể nào đó mà mỗi Ngân hàng đề ra cho mình một chiến lược kinh doanh nhất định. Những chiến lược đó sẽ được cụ thể hoá bằng những chính sắch như: chính sắch tín dụng, chính sắch khắch hàng…. Do đó quyết định mở rộng cho vay đối với bất kỳ đối tượng nào cũng đều phải căn cứ vào chính sắch mục tiêu mà Ngân hàng đó đã lựa chọn.

Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay là nhân tố có tác động trực

tiếp đến thu nhập từ cho vay của ngân hàng. Lãi suất cao có thể mang lại thu nhập lớn hơn cho ngân hàng. Tuy nhiên nâng lãi suất cho vay mà muốn mở rộng cho vay là việc không hợp lý. Vì lãi suất cho vay có ảnh hưởng đến dư nợ cho vay thông qua tăng, giảm giá trị món vay. Lãi suất cho vay là yếu tố quyết định đến lợi ích kinh tế của khách hàng, họ cần lựa chọn ngân hàng có lãi suất cho vay thấp hoặc có lãi suất phù hợp với nhu cầu của họ.

Lãi suất là công cụ điều chỉnh có hiệu lực nhưng rất nhạy cảm, như “ con dao hai lưỡi”: Nếu muốn tăng dư nợ cho vay, Ngân hàng sẽ hạ thấp lãi suất thì kết quả là khách hàng đến vay nhiều hơn, được tăng dư nợ cho vay nhưng thu nhập của Ngân hàng từ hoạt động cho

vay lại giảm không đảm bảo được mở rộng cho vay nhưng vẫn duy trì mục tiêu lợi nhuận. Nếu vì mục tiêu lợi nhuận mà Ngân hàng tăng lãi suất thì khách hàng vay giảm, dư nợ cho vay giảm, không thực hiện được mở rộng cho vay. Vì vậy bài toán đặt ra cho mỗi Ngân hàng khi muốn mở rộng cho vay là phải tính toán được một mức lãi suất cho vay phù hợp, vừa đảm bảo được khách hàng đến vay vốn ngày càng nhiều vừa đảm bảo được lợi nhuận cho Ngân hàng.

Mỗi Ngân hàng sẽ có các mức lãi suất cho vay khác cho từng khảon vay khách nhau phụ thuộc vào kỳ hạn khoản vay, tuỳ theo loại tiền vay và tuỳ thuộc vào từng đối tượng khách mà Ngân hàng đó quy định. Khi quy định lãi suất cho vay thì phải tính đến lãi suất điều hoà vốn, lãi suất cạnh tranh trên thị trường, mức lợi nhuận mong muốn tối thiểu của Ngân hàng, chi phí vốn, chi phí quản lý khác của Ngân hàng, thuế, tỷ lệ lạm phát...

Quy trình, thủ tục, phương thức cho vay của Ngân hàng: Mỗi đối tượng khách hàng khác nhau đều có đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau, trình độ quản lý khác nhau dẫn đến nhu cầu vay vốn cũng như khả năng đáp ứng những yêu cầu mà Ngân hàng đặt ra cũng khác nhau ( như các yêu cầu về tài sản đảm bảo, lập dự án, quy định sổ sách hạch toán kế toán, yêu cầu về công tác kiểm toán...). Vì vậy quy trình, thủ tục cho vay cần xây dựng phù hợp, trung hoà được hai mục tiêu là an toàn tín dụng cho Ngân hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, áp dụng linh hoạt đối với mỗi khách hàng trên cơ sở hai bên cùng có lợi.

Mặt khác, hoàn thành tốt quy trình cho vay trong tất cả các bước từ điều tra, thẩm định, quyết định cho vay, phát tiền vay và xử lý thu hồi nợ là nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra đảm bảo an

toàn vốn vay, cũng là thực hiện mở rộng cho vay nhưng vẫn đảm bảo an toàn hiệu quả.

Phương thức cho vay có ảnh hưởng trực tiếp đến việc vay vốn của khách hàng vì khi có nhu cầu vay vốn khách hàng sẽ lựa chọn một phương thức cho vay phù hợp nhất với nhu cầu của họ. Hiện nay các Ngân hàng đều có rất nhiều phương thức cho vay để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng khi đến vay vốn: Cho vay trực tiếp từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay theo hạn mức dự phòng, cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức thấu chi...Ngân hàng nào càng áp dụng nhiều phương thức cho vay đa dạng với những điều kiện hấp dẫn cho khách hàng càng có điều kiện phục vụ nhiều khách hàng hơn, khách hàng đến vay nhiều hơn, có khả năng tăng dư nợ tốt hơn.

Mạng lưới chi nhánh ngân hàng: Mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, các điểm giao dịch của ngân hàng là nơi mà thu hút khách hàng đến với ngân hàng, là nơi đầu tiên mà khách hàng tiếp xúc với ngân hàng nên là nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến mở rộng cho vay. Mặt khác hoạt động của ngân hàng nếu kết hợp với các cấp chính quyền địa phương, bộ máy công an, kiểm soát còn tạo điều kiện để ngân hàng nắm rõ tình hình hoạt động của khách hàng thuận lợi trong tiếp xúc, cũng như giám sát việc thực hiện khoản vay của khách hàng.

Trình độ đội ngũ cán bộ tín dụng: Trình độ của cán bộ làm công tác cho vay có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng. Khi cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cán bộ tín dụng có điều kiện tiếp xúc với rất nhiều doanh nghiệp, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau và khá phức tạp. Đây chính là môi trường giúp cho cán bộ tín dụng có điều kiện để nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng hiểu biết của mình, tích luỹ kinh nghiệm nhằm phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay. Nhưng nếu cán bộ

tín dụng yếu kém về năng lực hoặc chưa được đào tạo đầy đủ sẽ thiếu khả năng phân tích và đánh giá chính xác về khách hàng vay vốn, không bao quát được các điểm yếu về mặt pháp lý hoặc sai sót trong hồ sơ của khách hàng. Việc cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ thường gặp khó khăn trong việc thu thập đầy đủ thông tin về vai trò, vị trí của doanh nghiệp trong ngành, khả năng thị trường hiện tại và tương lai, chu kỳ, vòng đời sản phẩm...dẫn đến việc đánh giá sai về khách hàng hoặc bị khách hàng lừa đảo, lợi dụng. Ngoài ra còn có một số ít cán bộ tín dụng tư cách đạo đức không tốt, câu kết với khách hàng gây nên khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi vốn, hoặc cố tình lừa đảo ngân hàng. Bên cạnh đó, thái độ phục vụ, trình độ hiểu biết của cán bộ, nhân viên là bộ mặt của một ngân hàng, Vì đây là những người trực tiếp gây ấn tượng đầu tiên với khách hàng.

Quy mô vốn của Ngân hàng: Ngân hàng chỉ có thể tiến hành mở rộng cho vay khi có một số lượng vốn đủ lớn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tăng quy mô cho vay. Thực tế nguồn vốn vự tự có của Ngân hàng là rất nhỏ bé nên các ngân hàng phải tìm mọi cách huy động vốn trong nền kinh tế. Hoạt động huy động vốn đạt hiệu quả, ổn định là điều kiện tiên quyết trong việc ngân hàng tiến hành mở rộng cho vay

Một phần của tài liệu Giải php mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp v&#.doc (Trang 26 - 30)