Kiến nghị đối với chính phủ

Một phần của tài liệu Giải php mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp v&#.doc (Trang 72 - 76)

- Thứ ba: Là dạng liên kết dưới hình thức đối tác kinh doanh

3.3.1Kiến nghị đối với chính phủ

Chương 3: giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNo&PTNT Thăng long

3.3.1Kiến nghị đối với chính phủ

Để tạo điều kiện phát triển các DNV&N ở nước ta, giúp DNV&N nâng cao khả năng cạnh tranh khi phải đối mặt với nhiều áp lực từ việc cắt giảm thuế quan theo lộ trình AFTA/CEPT, thực hiện cam kết sâu hơn theo Hiệp định thương mại Việt – Mỹ cũng như khi

Việt Nam chính thức là thành viên của WTO, cần sớm thực thi một số giải pháp:

- Nới lỏng các điều kiện để DNV&N có thể tham gia vào thị trường chứng khoán nhằm đa dạng hoá hình thức huy động vốn trên thị trường tài chính, hỗ trợ cho DNV&N trong hoạt động nghiên cứu và triển khai ( R&D)

- Xây dựng, phát triển hệ thống các quỹ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển như quỹ hỗ trợ sản phẩm mới, quỹ phát triển khoa học, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ bảo lãnh xuất khẩu, hỗ trợ xuất khẩu, quỹ khen thưởng xuất khẩu với những tiêu chí riêng đối với DNV&N.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho DNV&N tích tụ vốn cho đầu tư sản xuất, mở rộng kênh khai thác nguồn vốn từ ngân hàng, tạo điều kiện để DNV&N tiếp cận vốn vay ưu đãi của Chính phủ và các nhà tài trợ quốc tế cũng như chính phủ các nước thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng đối với DNV&N theo Quyết định 193/QĐ- TTG ngày 20/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ.

- Thành lập trung tâm hỗ trợ kỹ thuật cho DNV&N, quy hoạch phát triển các mạng lưới đào tạo nghề, các trung tâm dạy nghề để hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống thông tin về thị trường lao động cho DNV&N.

- Phát triển kết cấu hạ tầng, chuyển giao công nghệ, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cho vùng sâu, vùng xa, những vùng đặc biệt khóc khăn điều chỉnh các quy định về ưu đãi đầu tư những lĩnh vực, ngành nghề cần hưởng ưu đãi.

- Hoàn thiện hệ thống pháp lý, tăng cường cung ứng các dịch vụ pháp lý cho các DNV&N. Rà soát các văn bản pháp luật, bãi bỏ những quy định không còn phù hợp gây cản trở hoạt động sản xuất

kinh doanh, đơn giản thủ tục hành chính, đồng thời tiếp tụccải cách thể chế kinh tế để toạ môi trường kinh doanh thuận lợi cho DNV&N.

- Trợ giúp các DNV&N tiếp cận thương mại điện tử nhằm giảm chi phí sản xuất, tìm kiếm thông tin để mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trương quốc tế, tiến tới xoá bỏ độc quyền của các DNNN, tạo điều kiện chung cho các DNV&N sử dụng dịch vụ giá rẻ nhằm giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Hoàn thiện chính sách đất đai, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có mặt bàng sản xuất, dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thế chấp vay vốn ngân hàng hoặc dùng giá trị sử dụng đất liên doanh với doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, thành lạp quỹ khuyến khích phát triển ngành nghề truyền thống. Cần hỗ trợ tài chính cho DNV&N thông qua hình thức thuê mua tài chính, miễn giảm thuế đối với DNV&N mới thành lập và các doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh.

- Tiếp tục phát triển đồng bộ các loại thì trường, nhất là thị trường chứng khoán để khai thông nguôn vốn đầu tư, tăng khả năng huy động vốn vào sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh khuyến khích đầu tư trong nước, khuyến khích các tầng lớp dân cư tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Tổ chức tuyên truyền đối với công chúng để mọi người hiểu biết về những tác động kinh tế xã hội mà các DNV&N mang lại, nhằm tránh định kiến của xã hội đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói chung, trong đó có DNV&N.

- Nhà nước sớm ban hành các quy định để hoàn thiện chính sách hỗ trợ các DNV&N, giúp chính sách này hoạt dộng được hiệu quả hơn. Nên thực hiện phương châm Nhà nước không can thiệp trực

tiếp, tạo ra san chơi bình đẳng với cac chính sắch khuyến khích và hỗ trợ, không nên phân biệt đối xử giũa DNNN và DNV&N.

- Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành khẩn trương rà soát, thống nhất hoá các văn bản hiện hành về cơ chế cho vay, bảo đảm tiền vay, cơ chế sử lý nọ và mua bán nợ thế chấp, thu hồi nợ vốn vay không phải thông qua một cơ quan tài phán nào, trừ trường hợp có tranh chấp, Khi doang nghiệp phá sản đình chỉ hoạt động ưu ttiên thanh toán vốn vay cho tổ chức tín dụng để hoàn thành trả vốn vay lưu động của dân, có như vậy mới tạo được sợ yên tâm cho tổ chức tín dụng khi đầu tư vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Hoàn thiện các quy định về quỹ bảo lãnh tín dụng nên để quỹ này sớm đi vào hoạt độngtheo cơ chế thị trường, quỹ này đứng ra bảo lãnh cho các DNV&N vay vốn tín dụng tạo cơ hội cho DNV&N khi vay vốn tín dụng.

- Nhà nước cần có quy định cụ thể về hình thức tín chấp để bảo lãnh cho DNV&N vay vốn, khuyến khích chính quyền địa phương, các hiệp hội đứng ra thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng để bảo lãnh cho DNV&N, có cơ chế và khuyến khích các loại hình tín dụng khác ra đời để đa dạng hoá các kênh cho vvốn, có thể khuyến khích sự ra đời của các cty Tài chính, của các hiệp hội kinh doanh để bảo lãnh cho doanh nghiệp vvốn tín dụng.

- Vấn đề cuối cùng là phải tăng cường công tácc đàp tạo nguồn nhân lực, đọi ngũ quản lý các DNV&N. Trong sự phát triển khá nhanh của quy mô này, đây thực sự là vấn đề bức thiết. Những nàh quản lý cần phải được trang bị những kiến thức một cách bài bản, chu đáo. Yếu tố con người có tính chất rất quan trọng và ta có những bài học rất bổ ích từ những nước đi trước ta như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…

Một phần của tài liệu Giải php mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp v&#.doc (Trang 72 - 76)