- Thứ ba: Là dạng liên kết dưới hình thức đối tác kinh doanh
Chương 3: giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNo&PTNT Thăng long
3.2.5 Chú trọng đến việc xử lý và thu hồi nợ nhằm làm giảm nợ quá hạn
nợ quá hạn
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thì việc phát sinh nợ quá hạn là tất yếu do tác động của nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan từ phía ngân hàng, khách hàng, môi trường kinh tế – xã hội. Nợ quá hạn làm giảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, ngân hàng cần chú trọng quan tâm hơn nữa đến quá trình xử lý và thu hồi nợ nhằm có được các giải pháp hữu hiệu làm giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống mức thấp nhất có thể.
Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ là một vấn đề không đơn giản. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang trong giai đoạn khởi đầu, tài sản năng lực tài chính nhỏ, kỹ năng quản trị còn kém không đủ các điều kiện theo quy chế vay vốn phải có thế chấp tài sản bảo lãnh. Doanh nghiệp hoạt động chưa ổn định, một số sau khi thành lập một thời gian kinh doanh đã rút lui, thay tên đổi chủ (ta gọi là doanh nghiệp ma) gây tâm lý lo ngại cho ngân hàng khi tiếp cận với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ có tính trung thực và minh bạch thấp, độ tin cậy không cao cũng gây tâm lý lo ngại cho ngân hàng vì vậy khi tiếp cạn rủi ro có thể xảy ra.
Ngân hàng phải có các chính sách và biện pháp phù hợp áp dụng cho từng đối tượng khách hàng. Cụ thể là:
- Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thua lỗ do nguyên nhân bất khả kháng chưa có khả năng trả nợ ngân hàng, lúc này họ cần vốn để vực dậy sản xuất kinh doanh ngân hàng cần phải nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng xem có nên tiếp tục cho doanh nghiệp đó vay thêm hay không, cho vay bao nhiêu, và phải xuống kiểm tra trực tiếp tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của từng doanh nghiệp.
- Đối với doanh nghiệp có khả năng trả nợ mà cố tình chây ỳ không trả nợ thì ngân hàng phải phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan pháp luật để có các biện pháp xử lý nghiêm minh làm gương cho các doanh nghiệp khác.
- Đối với doanh nghiệp có hàng hoá tồn động nhiều chưa bán được để có tiền trả nợ ngân hàng có thể giới thiệu đơn vị mua bán hàng hoá giúp doanh nghiệp giải quyết số hàng tồn động này thu hồi vốn để trả nợ ngân hàng.
- Đối với nợ quá hạn, nhân viên ngân hàng cần phân tích thực trạng dư nợ một cách thường xuyên và có hệ thống phân loại, theo dõi và xử lý nợ quá hạn tiềm ẩn và nợ quá hạn phát sinh mới. Nên phân tích tình hình nợ quá hạn qua đó xác định được cán bộ tín dụng nào có vấn đề và mức độ quá hạn, xác định được nợ quá hạn tiềm ẩn thuộc các địa bàn, khách hàng và đơn vị nào. Định kỳ hàng tháng hoặc quý nên chia hoạt động tín dụng ra bốn phần để phân tích và chỉ đạo từng phần cụ thể như sau:
- Tổ chức phân tích nợ quá hạn ra các loại: loại thu được ngay, loại thu dần từng phần, loại khó thu và loại không có khả năng thu hồi, từ đó xác định rõ nguyên nhân, nguồn thu, biện pháp thu và thời gian thu phù hợp.
- Tổ chức in giấy báo nợ các khoản nợ đến hạn của tháng sau, thông báo cho cán bộ tín dụng phụ trách doanh nghiệp có trách nhiệm đối với khách hàng mình phụ trách có nợ đến hạn để xác định khả năng thu hồi nợ của từng khách hàng, từ đó có biện pháp cụ thể, nếu khách hàng nào có khó khăn báo cáo cán bộ lãnh đạo trực tiếp để có biện pháp cụ thể giúp đỡ tháo gỡ kịp thời. Làm tốt công tác này sẽ hạn chế tình hình nợ quá hạn phát sinh.
- Với các món nợ chưa đến hạn, thường xuyên tổ chức kiểm tra sau khi vay với nội dung kiểm tra là tiền vay có được sử dụng đúng mục đích xin vay hay không, số lượng, giá trị vật tư tương đương làm đảm bảo, diễn biến tài sản thế chấp...để có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ khách hàng khắc phục khó khăn và có điều kiện trả nợ ngân hàng.
- Với các món cho vay mới, yêu cầu cho vay đúng chế độ, đúng đối tượng xin vay, thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ đảm bảo vốn vay phát huy tối đa hiệu quả nhằm tạo ra mặt bằng dư nợ mới với chất lượng lành mạnh hơn.
Bên cạnh các công tác trên, ngân hàng cũng nên thành lập tổ thu hồi nợ qúa hạn riêng để chuyên môn hoá trong nghiệp vụ cũng như phân định rõ trách nhiệm của từng cán bộ từ đó nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp đối với từng cán bộ.