- Thứ ba: Là dạng liên kết dưới hình thức đối tác kinh doanh
Chương 3: giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNo&PTNT Thăng long
3.1.1.1 Đối với doanh nghiệp:
Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO đây chính là cơ hội cũng như thách thức cho các Doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các Doanh nghiệp sẽ có thị trường rộng lớn, môi trường cạnh tranh đổi mới và rất khác nhiệt. Nền kinh tế quốc gia trở thành một bộ phận của nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp giao lưu thuận lợi trong các nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hoá, chuyển giao công nghệ và trao đổi chuyên gia, giới thiệu được sản phẩm của mình trên thị trường quốc tế, từ đó tạo dựng nhiều cơ hội cho các DNV&N trong việc liên kết với nước ngoài. Nhưng bên cạnh đó sẽ có không ít những khó khăn đang chờ đợi, các nước thành viên WTO đã công nhận Việt Nam là nước phát triển ở trình độ thấp và là nền kinh tế đang chuyển đổi. Thực trạng này đã phản ánh toàn diện những khó khăn và thách thức của các DNV&N trước những vận hội mới. Từ môi trường cạnh tranh nội địa, chuyển sang cạnh tranh quốc tế, các DNV&N sẽ gặp rất nhiều khó khăn nên rất cần có sự can thiệp của ngân hàng thể hiện ở các mặt sau:
Thứ nhất:Cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn do mở cửa thị trường. Mở cửa thị trường, các Doanh nghiệp nước ngoài sẽ ồ ạt tràn vào Việt Nam, trong khi quy mô của các DNV&N lại quá nhỏ so với các Doanh nghiệp sản xuất cùng loại sản phẩm của một số nước trong khu vực và trên thế giới, Doanh nghiệp phải đối diện với tập
đoàn đa quốc gia, các Doanh nghiệp hàng đầu thế giới… với quy mô và tài sản hàng trăm, hàng ngàn tỷ USD và có trình độ quả lý cũng như kỹ thuật công nghệ hàng đầu. Đó là một vấn đề không nhỏ cho các DNV&N, đặc biệt với kiểu kinh doanh truyền thống hiện nay của các Doanh nghiệp thì đây sẽ là một thách thức rất lớn. Nguồn vốn là rất quan trọng trong lúc này để có thể mở rộng sản xuất, nhập các công nghệ hiện đại và đào tạo nguồn nhân luck kỹ thuật cao để phục vụ sản xuất.
Số lượng các DNV&N chiếm trên 90% trong tổng số Doanh nghiệp song tổng số vốn giành cho sản xuất kinh doanh chỉ mới bằng 30% so với tổng vốn của các Doanh nghiệp trong cả nước. Điều này một mặt phản ánh khả năng thu hút vốn vào sản xuất, kinh doanh của các DNV&N còn thấp, mặt khác cho thấy các DNV&N chưa được quan tâm đầu tư vốn để mở rộng sản xuất. DNV&N giải quyết nhu cầu vốn chủ yếu dựa vào thị trường tài chính phi chính thức, ít tiếp cận được các nguồn tín dụng chính thức thông qua các tổ chức tín dụng do hạn chế về tài sản đảm bảo và thiếu các điều kiện khác. Không chỉ bị hạn chế về mở rộng sản xuất, các DNV&N còn bị lạc hậu về công nghệ, trang thiết bị máy móc và đội ngũ lao động chủ yếu là lao động phổ thông ít được đào tạo bài bản, thiếu kĩ năng...
Hiện nay trên địa bàn thành phố có khoảng 81.000 DNV&N với số vốn đăng ký gần 86.000 tỉ đồng, đây là thị trường đầy tiềm năng trong việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ tài chính, tín dụng của ngân hàng. Thế nhưng theo hầu hết các DNV&N thì khi có nhu cầu phát triển thường chỉ huy động vốn từ ngươi thân, bạn bè, thậm chí cả vốn vay nặng lãi bên ngoài, còn việc tiếp cận các nguồn tín dụng là rất khó khăn. Theo các chuyên gia thực tế nguồn vốn bơm cho các DNV&N vẫn còn rất ít so với nhu cầu và còn khá nhiều Doanh nghiệp chưa
được vay vốn. Tại khu công nghiệp làng nghề Bắc Ninh, vốn lưu động dự trữ cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các DNV&N tại đây thường gấp 2 – 3 lần vốn đầu tư cố định, chính vì lẽ đó nhu cầu vốn cho các khu công nghiệp làng nghề ngày càng là áp lực với các tổ chức tín dụng.
Sự thiếu hụt và hạn chế về vốn đã kéo theo hàng loạt những hạn chế khác làm giảm năng suất, không đáp ứng được nhu cầu về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm. Từ đó thấy rõ hơn được sự cần thiết của việc mở rộng tín dụng đối với các DNV&N
Thứ hai: Trình độ KHCN của DNV&N còn rất thấp, quy mô
tài chính có hạn nên các DN “ lực bất tòng tâm “, không có khả năng đổi mới KH-CN. Vậy các ngân hàng cần phải làm gì để các Doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng này?
Sức ép về vốn tự có đối với các DN càng lớn, lượng vốn tự có của bản thân các DNV&N không đủ xây dựng nhà xưởng và sắm mới dây truyền công nghệ, thậm chí nhiều Doanh nghiệp ngay từ tiền thuê mặt bằng đã phải huy động từ bên ngoài. Tại khu công nghiệp làng nghề Bắc Ninh với trên 700 DNV&N được hình thành chủ yếu từ hộ gia đình trong các làng nghề truyền thống, nay việc chuyển sang sản xuất các mặt hàng cao cấp đòi hỏi phải đầu tư các dây truyền máy móc thiết bị hiện đại, nhà xưởng có quy mô công nghiệp là rất khó khăn do vướng mắc về vốn.
Trình độ khoa học công nghệ lạc hậu của các DNV&N không chỉ làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng đến việc sản xuất hiện tại của các Doanh nghiệp này mà còn là mối lo ngại khi Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập, các DNV&N của Việt Nam sẽ đối đầu với các Doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực tài chính hùng mạnh, với trình độ KHCN tiên tiến nhất trên thế giới.
Thứ ba: Kinh nghiệm trên thương trường quốc tế chưa nhiều,
sản phẩm của các DNV&N chủ yếu được tiêu thụ trong nước mà rất ít được xuất khẩu ra nước ngoài. Vì vậy, khi Việt Nam gia nhập WTO, các DNV&N như những con thuyền từ trong hồ bơi ra biển lớn, chưa có kinh nghiệm nhiều về chào hàng, tính giá, kiến thức quản trị doanh nghiệp và trình độ tay nghề người lao động chưa cao... do đó gặp không ít rắc rối về tuân thủ luật pháp quốc tế, về bán phá giá, về thuế... tại thị trường nước ngoài. Do đó, vào WTO các DNV&N chắc chắn còn phải tốn nhiều ” học phí” thì mới trưởng thành và hội nhập được với cộng đồng quốc tế.