Trình độ chuyên môn của cán bộ

Một phần của tài liệu Giải php mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp v&#.doc (Trang 49 - 54)

- Thứ ba: Là dạng liên kết dưới hình thức đối tác kinh doanh

3. Theo thành phần kinh tế 2,543,200 3,036,000 3,564,

2.3.2.6. Trình độ chuyên môn của cán bộ

Trong vài năm trở lại đây hiện tượng “khát” nhân lực ngành Ngân hàng diễn ra ở tất cả các Ngân hàng từ TMQD cho đến các Ngân hàng cổ phần. Hiện tượng những cán bộ có trình độ năng lực cao có xu hướng chuyển từ Ngân hàng Nhà nước sang Ngân hàng cổ phần với mức đãi ngộ cao hơn diễn ra rất phổ biến. Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long là một chi nhánh mới thành lập được hơn 5 năm nên có thể coi là một chi nhánh non tre trong hệ thống NHNo Việt Nam, trong suốt quá trình phát triển thì cũng gặp không ít khó khăn trong đó có khó khăn vrrg nhân sự.

Hiện nay các cán bộ làm công tác tín dụng tại Chi nhánh có trình độ đại học chuyên nghành học còn ít nên dẫn đến trình độ đội ngũ cán bộ tín dụng thực sự có nghiệp vụ cứng có thể nói là rất ít mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thực tế. Các cán bộ trẻ được nhận vào làm phải có một thời gain nhất định mới có thể chủ động làm việc tín dụng được. Tư tưởng cán bộ tín dụng chờ khách hàng tìm đến với mình còn diễn ra, trong khi đó mỗi một cán bộ tín dụng phải là người chủ động tìm đến khách hàng để chào sản phẩm của Ngân hàng, tư vấn trực tiếp cho khách hàng về các dịch vụ của Ngân hàng và phải là người cùng chia sẻ các khó khăn trong kinh doanh với khách hàng. Những thông tin về Doanh nghiệp mà Ngân hàng có được chủ yếu là do khách hàng cung cấp nên thường thiếu chính sác, không đầy đủ, chưa thực sự đáng tin cậy…công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay còn một số hạn chế nhất định.

Nguyền nhân của hiện trạng trên: > Từ phía Ngân hàng:

Quy đinh từ Ngân hàng về hạn mức tín dụng cho vay tối đa với một khách hàng còn thấp, kỳ hạn các khoản vay chủ yếu là ngắn hạn,

chưa phù hợp với nhu cầu thực sự của Doanh nghiệp, lãi suất cho vay còn cao, các ưu đãi chủ yếu dành cho các Doanh nghiệp lớn.

Tâm lý cho vay còn phân biệt giữa Doanh nghiệp lớn và các DNV&N đang còn tồn tại. Mặc dù các DNV&N chiếm một tỷ trọng lớn trong số lượng các Doanh nghiệp ở bất cứ quốc gia nào, nhưng việc cho các DNV&N vay vẫn bị các Ngân hàng nhìn nhận là kém hấp dẫn. Ngân hàng thường có xu hướng cung cấp hạn mức tín dụng cho các khách hàng là các Doanh nghiệp lớn, có quan hệ lâu dài vì trong mắt Ngân hàng thì các Doanh nghiệp lớn ít bị rủi ro về phá sản. Mắc dù trong thời gian gần đây, cách nhìn nhận về các DNV&N đã đuợc cải thiện rất nhiều nhưng NHNo&PTNT chưa thực sự mặn mà với đối tượng này.

Uy tín của các Doanh nghiệp thường tương đối thấp, các Doanh nghiệp chưa tạo được sự tin tưởng đối với Ngân hàng cho nên dẫn đến việc thẩm định các dự án còn thấp và chứa đựng nhiều rủi ro.

Quy trình và thủ tục cho vay còn nhiều bất cập chưa thực sự phù hợp với các DNV&N. Hiện nay các Ngân hàng áp dụng quy trình cho vay đối với Doanh nghiệp lớn và Doanh nghiệp nhỏ đêu như nhau nên dẫn đến sự thiệt thòi cho các DNV&N.

Trên thực tế các Doanh nghiệp “ma” vẫn ngang nhiên tồn tại và không thể quản lý được nên cũng gây ra tâm lý e ngại cho phía Ngân hàng.

Năng lực, trình độ của cán bộ Ngân hàng chưa thực sự cao đặc biệt là trong công tác thẩm định dự án loon và phức tạp

Thiếu thông tin thực tế trung thực về các DNV&N.

Bên cạnh đó còn không ít hạn chế cần được chi nhánh tiếp tục tìm kiếm giải pháp khắc phục để nâng cao hơn nữa hoạt động tín dụng DNV&N từ đó tăng cường hiệu quả hoạt động góp phần vào việc thực

hiện định hướng kinh doanh của toàn ngành Ngân hàng, mục tiêu và chiến lược kinh doanh của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.

> Từ phía DNV&N:

Có một thực tế là phần lớn các DNV&N không bổ xung và cung cấp cho ngân hàng các thông tin cần thiết, trung thực để các Ngân hàng có thể thẩm định để xét duyện cho vay hay không. Trên thực tế tài sản của DNV&N là của chủ Doanh nghiệp, nên trong các trường hợp đó các báo cáo tài chính thường là không chính xác và không trung thực, đây chính là thông tin mất đối xứng giữa Doanh nghiệp và Ngân hàng nên dẫn đến các Ngân hàng thường hạn chế tín dụng.

Các DNV&N thưòng là các Doanh nghiệp có quy mô sản xuất nhỏ bé, manh múm, vốn ít, trình độ khoa học kỹ thuật và công nghẹ sản xuất còn lạc hậu. Thêm vào đó, trình độ quản lý, quản trị điều hành còn thiếu và yếu, việc phân tích và đưa ra chiến lược kinh doanh còn nhiều hạn chế, mang nặng tính thời vụ, thiếu một chiến lược rõ ràng. Các DNV&N khi mới thành lập thì gặp rất nhiều lúng tong trong việc xây dung chiến lược kinh doanh, chiến lược phát triển và chiến lược sản phẩm. Trình độ tay nghề của người lao động còn hạn chế, sản phẩm nghèo nàn. Trong quản lý và kinh doanh các DNV&N không chú trọng đến việc nắm bắt các cơ hội khai thác thông tin về các thị trường như: Thị trường vốn, lao động, nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường xuất khẩu... các DNV&N vẫn có thói quen kinh doanh kiểu cũ là sản xuất những gị mình có chứ không chú trọng sản xuất những gì thị trường cần. Chính vì các yếu tố đó mà sự phát triển đi lên của các DNV&N là gặp nhiều khó khăn, không thể phát triển mạnh mẽ được dẫn đến các Ngân hàng không dám mạo hiểm đầu tư cho các đối tượng này.

Thêm vào đó là có không ít các công ty thành lập theo kiểu chụp giật, các công ty “ma”…điều này làm cho các DNV&N rất khó tiếp cận vốn với các Ngân hàng.

> Từ phía cơ chế, chính sắch:

Các cơ chế hỗ trợ cho sự phát triển củaccác DNV&N còn thiếu, còn phân biệt đối xử vơi các loại hình Doanh nghiệp này. Các quy định của phấp luật về thế chấp, bảo lãnh, đăng ký giao dich đảm bảo còn nhiều bất cập gây khó khăn, kéo dài thời gian làm thủ tục khi vay vốn. Thị trường vốn của Việt Nam còn non trẻ, các quỹ đầu tư, quỹ hỗ trợ phát triển DNV&N đã hình thành nhưng hoạt động chưa thực sự hiệu quả, cơ chế về xử lý tài sản thế chấp còn nhiều bất cập và chưa thực sự bảo vệ quyền lợi của các phía

Các cơ chế về hỗ trợ tài chính cho các DNV&N còn nhiều vẫn đề phải bàn cãi. Việc các cơ quan Nhà nước cung cấp các sản phẩm về dịch vụ và tài chính cho các DNV&N trực tiếp là chủ yếu. Làm như vậy sẽ giảm khả năng cạnh tranh của các DNV&N, tốt nhất hãy tạo ra cho các DNV&N mọt hành lang pháp lý, xây dung một môi trường cạnh tranh lành mạnh đề Ngân hàng có thể cung cấp các sản phẩm của mình một cách tự nhiên và thực sự có hiệu quả.

Trên thực tế hiện nay, đang tồn tại sự bất bình đẳng giữa DNNN và các DNV&N trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng. Trong khi các DNNN có thể vay vốn Ngân hàng mà không cần có tài sản thế chấp, thậm chí còn được chính phủ bảo lãnh cho các khoản vay dài hạn với lãi suất thấp. Còn các DNV&N thì không đuợc ưu ái như vậy, các DNV&N muốn vay phải có tài sản thế chấp. Thêm vào đó khung pháp lý lại thực sự không chú ý đên các DNV&N, các cơ chế chính sách về vay vốn, bảo lãnh chủ yếu là cho các DNNN. Các DNV&N khó có thể được chính phủ bảo lãnh để tiếp

cạn với nguồn vốn dài hạn, lãi suất thấp nên hầu hết các DNV&N sẽ ding các khoản vay ngắn hạn để đầu tư trung và dài hạn, đây là điều tối kỵ trong nguyên tác tài chính dẫn đến không hiệu quả trong quá trình kinh doanh, thậm chí còn dẫn đến phá sản Doanh nghiệp.

Tóm lại: Những kết quả đạt được, những hạn chế trên đây của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long trong việc cho vay DNV&N là do nhiều nguyên nhân phát sinh bao gồm nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng, những nguyên nhân khách quan từ phía môi trường vĩ mô và nguyên nhân từ phía các DNV&N. Việc thúc đẩy hoạt động tín dụng DNV&N có thực sự hiệu quả đòi hỏi phải tiến hành tìm hiểu, phân tích kỹ càng và chuyên nghiệp những nguyên nhân đó để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất và sớm nhất.

Một phần của tài liệu Giải php mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp v&#.doc (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w