- Từ phía NH:
2.3.3. Rủi ro 3: Rủi ro về pháp lý, chính trị xã hội (bất khả kháng)
Nền kinh tế nước ta có hệ thống pháp luật, các chính sách kinh tế, thương mại chưa hoàn chỉnh và ổn định thường xuyên được sửa đổi bổ sung gây khó khăn cho các bên tham gia thanh toán TDCT. Phương thức TDCT ở nhiều quốc gia khác nhau và tham gia vào nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của môi trường chính trị - xã hội (thay đổi đột ngột về thuế XNK, hạn ngạch, năm nay cho phép NK thì đến năm sau lại không được phép NK nữa trong khi các DN đã ký Hợp đồng NK với nước ngoài làm họ rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan…., cơ chế ngoại hối (hạn chế ngoại hối), luật XNK, các cuộc nổi loạn, biểu tình, …những rủi ro bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn) của các quốc gia. Một sự biến động dù là nhỏ về chính trị - xã hội của một quốc gia cũng sẽ ảnh hưởng tới sự vận động của tự do thương mại, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN…từ đó ảnh hưởng tới quá trình thanh toán. Ví dụ: trong quá trình mua bán hàng hóa thì nhà NK đã mua bảo hiểm cho lô hàng theo điều kiện loại C. Trong quá trình vận chuyển trên biển hàng bị sét đánh trúng hoặc bom do chiến tranh rơi trúng hư hỏng toàn bộ lúc này bảo hiểm sẽ không đền bù vì không thuộc phạm vi bảo hiểm của loại C. Vì hàng đã được giao nên nhà XK gởi BCT để thanh toán, BCT hoàn toàn phù hợp nên NH mở phải yêu cầu công ty NK nộp tiền để thanh toán cho dù khách hàng của mình không nhận được hàng hóa. Công ty NK phải có trách nhiệm thanh toán vì trong yêu cầu mở Thư tín dụng nhà NK đã đồng ý rằng:
“Chuyển đủ số tiền theo giá trị L/C đến NH ngay sau khi nhận được thông báo của NH về việc chuyển tiền vào NH để thanh toán L/C”. Nếu như nhà NK có tiền để thanh toán thì rủi ro chỉ do nhà NK gánh, nhưng nếu nhà NK không có khả năng thanh toán thì rủi ro cả cho NH. Tuy NH luôn có các biện pháp để khách hàng thanh toán như các cam kết từ phía khách hàng hay thế chấp về tài sản, nhưng với việc dùng tiền của NH để thanh toán sau đó mới lấy lại từ từ thì doanh thu từ các hoạt động khác sẽ giảm do bị giam vốn.
Hoạt động kinh doanh TTQT nói chung và TDCT nói riêng của Chi nhánh dựa trên cơ sở là khung pháp lý của NHNo&PTNT Việt Nam, về cơ bản NHNo&PTNT Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống các cơ chế, chính sách liên quan tới hoạt động này. Tuy nhiên một số văn bản đã lỗi thời chưa theo kịp tình hình thực tế của hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại các Chi nhánh, gây khó khăn cho Chi nhánh. Ví dụ như trong thời gian gần đây các văn bản của NHNo Việt Nam hướng dẫn và cho phép sử dụng các công cụ phái sinh trong kinh doanh ngoại tệ (như nghiệp vụ mua bán ngoại tệ qua đồng thứ 3, SWAP hay FUTURE để quản trị rủi ro cho khách hàng và NH) đều ban hành rất chậm đến khi ra đời thì NH Nhà nước lại đưa ra văn bản cấm không cho phép làm.