Rủi ro 4: Rủi ro về sản phẩm, dịch vụ

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ.docx (Trang 41 - 43)

- Từ phía NH:

2.3.4. Rủi ro 4: Rủi ro về sản phẩm, dịch vụ

Hiện nay Chi nhánh chủ yếu thực hiện mở Thư tín dụng trả ngay và trả chậm. Các loại Thư tín dụng khác hầu như không có sử dụng mặc dù nó rất hữu ích cho những nhu cầu khác nhau của từng DN. Do đó vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của phương thức TDCT. Lãi suất, phí dịch vụ cũng ảnh hưởng tới hoạt động của Chi nhánh, tại Chi nhánh chưa có bộ phận tập hợp, nghiên cứu tổng thể các chính sách của các tổ chức tài chính khác đưa đến phí dịch vụ hiện nay có dịch vụ thì phí quá cao, có dịch vụ thì phí quá thấp so với mặt bằng chung trên địa bàn. Và mới đây NHNo đã điều chỉnh tăng biểu phí một số khâu điều này làm cho NH khó mà cạnh tranh với các NH khác đang tìm cách giảm phí để thu hút khách hàng. Ví dụ: theo biểu phí tải về từ trang web www.agribank.com thì phí mở L/C và phí hủy L/C vào ngày 25/7/2010 đã tăng 5 USD so với ngày 27/5/2010. Đây là một điểm yếu đối với các NH khác, các NH khác có thể lợi dụng điểm yếu này để cạnh tranh với NH.

Mức ký quỹ mở L/C khá cao, giao động từ >10% đến 100% giá trị L/C với khách hàng mới lần đầu tiên đến giao dịch với NH, khiến cho mức độ cạnh tranh giảm sút và không thu hút được nhiều khách hàng mới do khách hàng có tâm lý không muốn đồng vốn của mình bị ứ đọng.

Giao BCT được thực hiện sau khi khách hàng thanh toán cho nên tạo được an toàn và lợi thế hơn cho NH, gây thế bị đọng cho nhà NK và để nhận BCT thì khách hàng phải đến NH lại tốn thêm thời gian và chi phí của khách hàng.

Tuy việc thanh toán phí được thực hiện theo từng giai đoạn rõ ràng cho khách hàng dễ hiểu và thuận tiện cho việc kiểm toán về sau nhưng việc thu phí nhiều lần sẽ là tốn thêm chi phí tạo tâm lý ngán ngẫm cho khách hàng

=> Tất cả những điều trên đều dẫn đến rủi ro chung là khách hàng sẽ tìm NH khác để mở L/C (tâm lý chung nơi nào cho lợi hơn về chi phí hay chất lượng dịch vụ hoặc cả hai thì khách hàng sẽ tìm tới nơi đó), NH dễ mất khách hàng hiện tại, khó thu hút khách hàng mới dẫn đến giảm doanh thu.

2.3.5. Rủi ro 5: Rủi ro về công nghệ, cơ sở vật chất

Công nghệ phục vụ cho chế độ báo cáo thống kê chưa hoàn thiện về cơ bản vẫn phải gởi văn bản đi, rất thủ công và mất thời gian, nhân sự phòng Kinh doanh ngoại hối rất mỏng nhưng hiện nay mỗi sáng nhân viên đều phải dành ra 2 tiếng để báo cáo cho NHNo Việt Nam và NH Nhà nước (lấy số liệu, ký đầy đủ 3 chữ ký và sau đó fax về trụ sở chính) gây mất thời gian và lãng phí. Vì sử dụng đa phần trên máy tính và mạng SWIFT nên lệ thuộc hoàn toàn vào công nghệ, ngành điện và viễn thông, vẫn xảy ra tình trạng treo hệ thống làm mất nhiều thời gian dẫn đến công tác thực hiện của các thanh toán viên bị chậm trễ, có thể phải nhập làm lại từ đầu, mất thời gian chờ đợi của khách hàng.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị và giờ làm việc. Mặc dù NHNo&PTNT(CN6) có điều kiện và tiện nghi khá tốt. Tuy nhiên, diện tích phòng làm việc nhỏ (Các tủ chứa hồ sơ hiện nay đã kín. Nếu xảy ra hỏa hoạn thì sẽ ảnh hưởng đến hồ sơ và dữ liệu của NH), hơn nữa cũng ảnh hưởng tới điều kiện làm việc của cán bộ NH. Mặt khác, trang thiết bị của NH khá hiện đại song vẫn còn nhiều hạn chế, điều này làm chậm tiến trình giao dịch với khách hàng (chưa có máy photo tại phòng Kinh doanh ngoại hối sử dụng chung với phòng Tín dụng). Về giờ làm việc: trong khi

các NH nước ngoài mở cửa làm việc đến 18h thì NH đóng cửa vào lúc 16h30. Điều này làm hạn chế lượng khách hàng đến giao dịch với NH.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ.docx (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w