- Từ phía NH:
3.1.2. Giải pháp 2: Thành lập bộ phận tư vấn thanh toán L/C cho khách hàng
lưu giữ một cách an toàn, bảo mật, đầy đủ, rõ ràng.
3.1.1.3. Dự kiến hiệu quả giải pháp mang lại
Ví dụ: trường hợp mở L/C thuận lợi (không tu chỉnh hay hủy bỏ): để mở một L/C khách hàng phải lên NH ít nhất là hai lần. Khoảng cách từ DN đến NH là 10 km, một lít xăng giá 16.000 VND đi được 40 km => mất 16.000 VND cho hai lần đi về giữa NH và DN để hoàn tất việc mở một L/C. Tuy đây là con số nhỏ đối với DN nhưng trong đó chưa kể là các vấn đề phát sinh trong quá trình đi đường như hao mòn tài sản (nắng, mưa…) sức khỏe bị suy giảm do hít phải khói bụi, căng thẳng do kẹt xe, tai nạn giao thông,… DN ký quỹ <100% với phí là 0.10% trị giá L/C tương đương 30 USD => 570.000 VND (tỷ giá 19.000 VND/USD). Các phụ phí như: văn phòng phẩm, sao y công chứng, tốn 10.000 VND cho một bộ hồ sơ mở L/C. Tổng cộng để mở 1 L/C DN tốn ít nhất 596.000 VND. Nếu áp dụng TMĐT vào thì DN sẽ giảm được tiền lộ phí đi lại giữa NH, các phụ phí => mở 1 L/C DN tốn 570.000 VND. Số tiền DN tiết kiệm được là: 26.000 VND cùng với vô số các lợi ích vô hình khác kèm theo nhất là sự thoải mái, hài lòng của khách hàng, cho DN cảm thấy mọi việc trong tầm tay của mình và làm chủ được tình hình, làm chủ thời gian (trước đây thì lệ thuộc vào NH). Khoảng thời gian đi lại giữa NH và DN, họ có thể ở tại công ty làm rất nhiều công việc còn nếu đến NH thì các công việc đó phải bỏ dỡ giữa chừng.
3.1.2. Giải pháp 2: Thành lập bộ phận tư vấn thanh toán L/C cho khách hàng hàng
Đây là giải pháp nhằm giải quyết rủi ro 2, 4 đã nêu ra ở thực trạng: thiếu sót của khách hàng trong công việc mở L/C, có L/C phải tu chỉnh do sự thay đổi Hợp đồng ngoại thương, quá trình thanh toán còn nhiều trường hợp cho nên công tác tư vấn cho khách hàng vô cùng cần thiết, góp phần nâng cao trình độ, nghiệp vụ của nhân viên làm nên gói sản phẩm, dịch vụ của NH thêm đa dạng.