Kiểm tra vi sinh vật nước mắm, nước chấm:

Một phần của tài liệu Vi sinh vật thực phẩm (Trang 92 - 93)

- Vi sinh vật hiếu khí

- E.coli

- Trực khuẩn kỵ khí sinh H2S - Trực khuẩn hiếu khí sinh H2S

VI.3. Phương pháp thu, bảo quản và chuẩn bị mẫu thực phẩm: VI.3.1. Phương pháp thu, bảo quản mẫu thực phẩm:

Tiêu chuẩn quy định về mật độ cho phép của các vi sinh vật trong thực phẩm thay đổi tùy theo nhòm vi sinh vật cần phân tích, đối tượng thực phẩm, tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của từng quốc gia. Đối với vi sinh vật gây bệnh, mức độ nguy hiểm cao, tiêu chuẩn thường không cho phép sự hiện diện của vi sinh vật trong một đơn vị khối lượng thực phẩm. Trường hợp này cần định tính sự hiện diện của vi sinh vật. Thông thường, tiêu chuẩn quy định mật độ vi sinh vật cho phép hiện diện trong một khối lượng thực phẩm xác định. Trong trường hợp này cần tiến hành định lượng mật độ vi sinh vật hiện diện trong mẫu thực phẩm. Tuy nhiên kết quả phân tích, định lượng vi sinh vật trong từng mẫu thực phẩm thường không phản ánh chính xác mật độ vi sinh vật thực tế hiện diện trong mẫu. do vậy, thông thường cần thực hiện việc định lượng mẫu trên một số lượng mẫu xác định và sử dụng những khoảng giới hạn quy ước để nhận định kết quả như:

- Khoảng chấp nhận: khi mật độ vi sinh vật nhỏ hơn trị số m. - Khoảng không chấp nhận: khi mật độ vi sinh vật lớn hơn trị số M.

- Khoảng lân cận giới hạn: khi mật độ vi sinh vật lớn hơn m và nhỏ hơn M. Dựa vào tiêu chuẩn quy định, người phân tích cần có kế hoạch (thông số về khối lượng và số lượng) mẫu thích hợp. Các thông số này thay đổi tùy thuộc vào độ nguy hiểm của từng loại thực phẩm khi có sự hiện diện của vi sinh vật gây bệnh.

Kết quả phân tích, định lượng phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp và quy trình thu mẫu.

a. Dụng cụ thu, chứa mẫu:

Dụng cụ thu, chứa mẫu thay đổi tùy loại thực phẩm nhưng phải vô trùng để bảo đảm tính chính xác của phương pháp định lượng. Khối lượng cần thu của mỗi mẫu thay đổi tùy thuộc khối lượng các chỉ tiêu cần phân tích. Mẫu cần phải đảm bảo tính đại diện. dụng cụ chứa mẫu thường là các bình nhựa có nắp bằng nhôm hay bằng chất dẻo, bao nilon chứa mẫu. Tránh sử dụng các bình thủy tinh vì dễ vỡ.

b. Vận chuyển và bảo quản mẫu:

Mẫu sau khi thu được bảo quản một cách độc lập với nhau trong các thùng bảo quản mẫu được làm lạnh bằng các bao nước đá. Nước đã phải kho được tan chảy trong suốt quá trình vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm. Tại phòng thí nghiệm mẫu được chuyển vào tủ đông và được phân tích ngay khi có thể. Nếu không phân tích ngay, mẫu phải được bảo quản ở - 20oC cho đến khi phân tích. Trường hợp mẫu không thể bảo quản đông thì có thể bảo quản trong tủ lạnh ở 0 – 4oC nhưng không được quá 36 giờ. Các loại thực phẩm như đồ hộp hay các loại thực phẩm khó hư hỏng có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng đến khi phân tích.

VI.3.2. Chuẩn bị mẫu:

a. Giải đông mẫu: mẫu đông lạnh cần được giải đông trong điều kiện vô trùng trước khi phân tích. Việc giải đông được thực hiện ở nhiệt độ 2 – 5oC

Một phần của tài liệu Vi sinh vật thực phẩm (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w