Thuế GTGT: Thuế GTGT tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh ở từng khâu trong quá trình sản xuất, lưu

Một phần của tài liệu Quản lý thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Hà Tây -Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 34 - 40)

thông, tiêu dùng, thuế GTGT được hoàn đối với hàng hoá xuất khẩu sẽ phát huy tốt tác dụng khuyến khích xuất khaủa, tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế; thuế GTGT kết hợp với hàng nhập khẩu làm tăng giá vốn đối với hàng nhập khẩu; góp phần tích cực bảo vệ hàng sản xuất trong nước, tăng cường hạch toán kế toán kinh doanh, thúc đẩy việc mua bán hàng hoá thực hiện tốt chế độ hoá đơn để được trừ thuế GTGT đầu vào, khuyến khích hiện đại hoá, chuyên môn hoá sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm…

Đối tượng đánh thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng ở Việt Nam, kể cả hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu, hàng tiêu dùng nội bộ hoặc làm quà biếu, quà tặng đem trao đổi (không thanh toán bằng tiền), từ 26 nhóm mặt hàng quy định trong luật thuế GTGT (như hàng

nông sản tự sản xuất, tự chăn nuôi của người nông dân trực tiếp bán ra, các dịch vụ không mang tính chất kinh doanh, dịch vụ công cộng, dịch vụ y tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo, thông tin đại chúng)…

Đối tượng nộp thuế GTGT là tất cả các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh mọi ngành nghề sản xuất, xây dựng, vận tải, thương nghiệp, ăn uống, dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế, hoạt động các ngành hàng, dịch vụ thuộc diện đánh thuế GTGT.

Giá tính thuế GTGT là giá chưa có thuế GTGT. Khi bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ, trên hoá đơn phải ghi rõ giá bán hàng (hoặc giá dịch vụ) chưa có thuế GTGT, tiền thuế GTGT phải nộp và giá bán gồm cả thuế GTGT (tổng giá thanh toán). Đối với hàng nhập khẩu là giá tính thuế hàng nhập khẩu (giá CIF hoặc giá do Bộ tài chính quy định) cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có). Giá tính thuế đối với hoạt động hưởng hoa hồng là tiền hoa hồng được hưởng chưa trừ khoản phí tổn nào từ hoạt động này. Riêng đối với các loại hàng hoá, dịch vụ mang tính đặc thù, dùng các chứng từ thanh toán gồm cả thuế GTGT (như vé cước tàu xe, tem bưu điện, giá bìa sách..) thì giá ghi trên chứng từ thanh toán hoặc giá bìa sách được công nhận là giá đã có thuế GTGT, cần quy đổi tìm giá chưa có thuế GTGT làm căn cứ tính thuế.

Thuế suất GTGT có 4 mức: 0% (áp dụng cho hàng hoá, dịch vụ thực tế xuất khẩu); 5% đối với những hàng hoá dịch vụ cần thiết cho nhu cầu đời sống và sản xuất; 20% đối với hàng hoá dịch vụ cần điều tiết cao; 10% đối với đại bộ phận các mặt hàng và dịch vụ.

Thuế GTGT được thực hiện theo hai phương pháp: Khấu trừ và trực tiếp. Phương pháp thu có khấu trừ áp dụng đối với mọi cơ sở kinh doanh phải thực hiện chế độ hoá đơn GTGT và sỏ sách kế toán, có căn cứ xác định thuế đầu ra và thuế đầu vào để thực hiện chế độ khấu trừ thuế. Phương pháp thu trực tiếp được thực hiện đối với các cơ sở kinh doanh không có điều kiện thực hiện chế độ hoá đơn GTGT, sổ sách kế toán, chủ yếu áp dụng đối với hộ nhỏ, thuế tính theo tỷ lệ giá trị gia tăng trên doanh thu khoán, trong thời gian từ 6 tháng đến 1 năm.

Thuế GTGT chỉ thực hiện việc khấu trừ thuế đầu vào đã nộp của hàng hoá, nguyên nhiên vật liệu, TSCĐ, dịch vụ đầu vào dùng để sản xuất, kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng đánh thuế GTGT khi bán hàng ra.

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ đối hàng hoá, nguyên nhiên vật liệu và dịch vụ dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá tính thuế GTGT, phát sinh trong tháng nào thì được kê khai khấu trừ khi xác định thuế GTGT phải nộp của tháng đó, không phân biệt đã xuất dùng, bán ra hay còn trong kho.

Nếu số thuế GTGT được khấu trừ trong tháng lớn hơn số thuế GTGT đầu ra của tháng đó thì số thuế GTGT nộp thừa còn lại sẽ được chuyển để tiếp tục khấu trừ trong tháng sau hoặc được xét hoàn thuế theo quy định trong chế độ.

Đối với hàng hoá dịch vụ đầu vào trong nước hoặc nhập khẩu, sử dụng đồng thời cho cả hoạt động thuộc diện chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT, cơ sở kinh doanh chỉ được khấu trừ số thuế đầu vào đối với hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá thuộc diện chịu thuế GTGT.

Đối với hàng hoá là nông, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến mua của người sản xuất mà không có hoá đơn GTGT, thuế GTGT đầu vào được khấu trừ đối với các cơ sở sản xuất, chế biến theo tỷ lệ % đã được quy định trong Nghị định của Chính phủ về “Quy định chi tiết thi hành luật thuế GTGT” [10].

Đối với TSCĐ, về nguyên tắc việc khấu trừ GTGT đầu vào đối với TSCĐ được áp dụng tương tự như đói với vật tư, hàng hoá và dịch vụ. Nhưng nếu khấu trừ liên tục trong 3 năm mà số thuế GTGT đầu vào vẫn chưa được khấu trừ hết thì cơ sở kinh doanh được làm thủ tục đề nghị cơ quan thuế xét hoàn lại hết số thuế GTGT đầu vò chưa được khấu trừ theo chế độ.

Điều kiện chung để được khấu trừ GTGT đầu vào là cơ sở kinh doanh phải thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hàng hoá dịch vụ mua vào phải có hoá đơn GTGT hay chứng từ thanh toán đặc thù; hàng hoá vật tư nhập khẩu phải có chứng từ nộp thuế

GTGT hàng nhập khẩu, hàng nông, lâm, thủy sản phải có bảng kê thu mua theo mẫu quy định, trên hoá đơn ghi rõ số thuế GTGT đầu vào.

Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được xét hoàn thuế khi cơ sở kinh doanh có luỹ kế số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra phát sinh liên tục 3 tháng (không phân biệt niên độ kế toán) hoặc sau khi sát nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể có số thuế GTGT nộp thừa.

Đối với cơ sở doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng theo thời vụ hoặc xuất khẩu theo từng lần với số lượng lớn, phát sinh số thuế đầu vào được khấu trừ cao, thì được hoàn thuế GTGT theo từng kỳ hoặc theo háng.

Cơ quan thuế phải xác định số thuế phải hoàn và ra quyết định hoàn thuế trong vòng 15 ngày (tối đa là 30 ngày) kể từ ngày nhận hồ sơ xin hoàn thuế hợp pháp, đầy đủ.

Ngoài ra trong luật thuế GTGT còn quy định một số trường hợp miễn giảm thuế như: một số hàng hoá, dịch vụ sản xuất, kinh doanh đang gặp khó khăn; hộ cá thể kinh doanh trong tháng từ 15 ngày trở lên; những cá nhân kinh doanh có thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

1.3.3. Thuế TNDN:

Thuế TNDN là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập có được của một số doanh nghiệp trong một kỳ sản xuất kinh doanh nhất định (gồm thu nhập kinh doanh và các thu nhập khác). Có nhiều nước trên thế giới gọi thuế này là thuế thu nhập công ty. Dù tên gọi có thể khác nhau nhưng nộidung cơ bản thì đều giống nhau. Đánh vào thu nhập sau khi đã trừ chi phí hợp lý [8, tr.93].

Việc ban hành luật thuế TNDN nhằm bao quát và điều tiết được tất cả các khoả thu nhập đã, đang và sẽ phát sinh của cơ sở kinh doanh trong cơ chế thị trường; khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài và khuyến khích các tổ chức cá nhân trong nước tiết kiệm vốn cho đầu tư phát triển kinh doanh qua các chế độ miễn, giảm thuế: từng bước thu hẹp sự khác biệt về chính sách thuế để đảm bảo sự bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế; hệ thống hoá những quy định ưu đãi

về thuế trong nhiều luật khác nhau, bảo đảm sự rõ ràng thống nhất trong việc thực hiện các chế độ ưu đã thuế.

Đối tượng đánh thuế TNDN là TNCT phát sinh trong năm kinh doanh của doanh nghiệp, từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khoản thu nhập khác; kể cả thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài.

Đối tượng nộp thuế TNDN là các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có TNCT.

Đối tượng không thuộc diện chịu thuế TNDN là các hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp có thu nhập từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản (trừ hộ gia đình, cá nhân, nông dân sản xuất hàng hoá lớn có thu nhập cao theo quy định của Chính phủ). Ngoài ra đối với Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Chính phủ Việt Nam ký kết có quy định khác thì thực hiện theo quy định đó.

TNCT từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ là khoản chênh lệch giữa doanh thu với các khoản chi phí hợp lý được trừ, có liên quan đến TNCT.

TNCT khác bao gồm: thu nhập từ chênh lệch mua bán chứng khoán, quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; lãi về chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản; lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; kết dư cuối năm các khoản dự phòng; thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ nay đòi được; thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ; các khoản thu nhập từ kinh doanh của nhữngnăm trước bị bỏ sót nay mới phát hiện ra các khoản thu nhập khác.

Doanh thu để xác định TNCT là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, kể cả trợ giá, phụ thu. Nếu có doanh thu bằng ngoại tệ, thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá chính thức do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời ddiểm thu ngoại tệ.

Các khoản chi phí hợp lý được trừ để xác định TNCT là những khoản chi phí về vật chất, thực tế có liên quan đến doanh thu, TNCT trong năm, với mức hợp lý theo các văn bản pháp quy của Nhà nước hiện hành.

Không được tính vào chi phí hợp lý các khoản sau đây: chi phí trích trước mà thực tế không chi; các khoản chi không có chứng từ hoặc chứng từ không hợp lệ; các khoản tiền phạt; các khoản chi không liên quan đến doanh thu, TNCT trong năm; các khoản chi do các nguồn vốn khác đài thọ.

Theo nguyên tắc chung thuế suất thuế TNCT áp dụng đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài là 32%. Cơ sở kinh doanh có địa điểm kinh doanh thuật lợi, ngành nghề kinh doanh ít bị cạnh tranh, sau khi đã nộp thuế TNDN theo thuế suất ổn định 32% mà thu nhập còn lại vẫn cao thì phải nộp thuế TNDN bổ sung đối với thu nhập còn lại vượt 20% vốn chủ sở hữu tại thời điểm quyết toán, với thuế suất thuế TNDN bổ sung là 25% [19], [27].

Ngoài ra, để khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh đầu tư mở rộng, đầu tư theo chiều sâu; các cơ sở hoạt động ở những vùng miền núi, hải đảo; vùng sâu, vùng xa, vùng có khó khăn… Luật thuế TNDN thể hiện sự ưu đã qua chế độ miền, giảm thuế. Hơn nữa các doanh nghiệp còn được chuyển lỗ sang năm sau nếu thực sự trong năm kinh doanh bị lỗ và thời gian chuyển lỗ không quá 5 năm.

Như vậy, thuế có vị trí và vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, thuế không những là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước; là công cụ giúp Nhà nước thực hiện công cụ điều tiết vĩ mô. Nền kinh tế mà còn góp phần thực hiện công bằng các chính sách xã hội khác.

Trong điều kiện cơ chế thị trường, cùng với sự phát triển mạnh của các thành phần kinh tế, hiện tượng khai man, trốn lậu thuế tồn tại như một hiện tượng khá phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên sự bất bình đẳng và sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các thành phần kinh tế.

Vì vậy quản lý thuế nhất là đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh phải tiếp tục cải tiến và hoàn thiện nhằm thực hiện được mục tiêu, yêu cầu của hệ thống thuế đặt ra.

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ KHU VỰCKINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH Ở HÀ TÂY

Một phần của tài liệu Quản lý thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Hà Tây -Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 34 - 40)