Hãi khai thuế đi Ông (bà) vui lòng nộp thuế để xây dựng đất nước Nguồn: [7, tr 41].

Một phần của tài liệu Quản lý thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Hà Tây -Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 92 - 93)

Nguồn: [7, tr. 41]. Thực tế công tác quản lý thuế ở Hà Tây cho thấy, những thành công đạt được của ngành thuế gắn liền với những cố gắng trong việc kiện toàn bộ máy và công tác cán bộ. Song cũng đã có những biểu hiện tiêu cực và sai phạm trong quản lý thuế mà một nguyên nhân quan trọng bắt nguồn từ việc xa rời chế độ quản lý và nguyên tắc quản lý cán bộ. Ví dụ điển hình cho vấn đề này là vụ vi phạm quy định về chính sách hoàn thuế ở Cục Thuế Hà Tây năm 2002. Chính vì vậy, quan tâm đầy đủ đến việc nâng cao trình độ và thường xuyên làm tốt công tác giáo dục phẩm chất cán bộ ngành thuế là một nhân tố quan trọng hàng đầu đảm bảo cho công tác quản lý thuế đi vào nền nếp và có hiệu quả.

3.2.3. Hoàn thiện chế độ sổ sách kế toán, chứng từ hoá đơn trong quản lý thu thuế. trong quản lý thu thuế.

Hoá đơn và sổ sách kế toán là phương tiện để ngành thuế tiến hành quản lý các đối tượng kinh doanh và thực hiện thu thuế theo đúng luật.

Hoá đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ là chứng từ ban đầu cho việc hạch toán hoạt động kinh doanh vào các sổ kế toán của cơ sở. Hoá đơn phải ánh đầy đủ quan hệ tín nhiệm giữa cơ sở kinh doanh và khách hàng. Đây cũng là căn cứ hợp pháp cho việc thanh toán tiền mua hàng, tiền dịch vụ trong các cơ quan, doanh nghiệp… Hoá đơn là chỗ dựa để xác định doanh thu tính thuế, các chi phí hợp lý được trừ khi xác định TNCT. Việc lập và lưu hành bắt buộc hoá đơn là một biện pháp quan trọng làm lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hoá theo nền nếp, kỷ cương, hạn chế buôn bán trốn thuế, hạn chế làm hàng giả.

Kế toán là công việc ghi chép, tính toán bằng con số những hiện vật, thời gian lao động chủ yếu dưới hình thái giá trị để phản ánh, kiểm tra tình hình vận động của các loại tài sản, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn ở cơ sở.

Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, kế toán là công cụ để tính toán, điều hành các hoạt động kinh tế, kiểm tra việc bảo vệ sử dụng tài sản, vật tư,

Kế toán có nhiệm vụ ghi chép, tính toán, phải ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời, liên tục và có hệ thống số hiện có và quá trình sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, lao động, kết quả… Mọi công việc trên phải được thực hiện theo đúng chế độ kế toán do Nhà nước quy định và yêu cầu quản lý kinh tế - tài chính của cơ sở. Thông qua việc ghi chép, tính toán, hoạch toán kế toán phục vụ yêu cầu kiểm tra, thực hiện kế hoạch, chủ trương, hợp đồng sản xuất kinh doanh… Cung cấp số liệu, tài liệu, thông tin kinh tế phục vụ cho chủ cơ sở và Nhà nước điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế.

Muốn thực hiện tốt mục tiêu thực hiện chế độ sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ ở các cơ sở sản xuất kinh doanh cần thiết phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Một phần của tài liệu Quản lý thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Hà Tây -Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 92 - 93)