NHỮNG QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ KHU

Một phần của tài liệu Quản lý thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Hà Tây -Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 81 - 86)

L N HÃ ĐẠO CHI CỤC THUẾ Cáchộ cá Các h ộ cá

NHỮNG QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ KHU

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ KHU VỰC KINH TẾ NQD Ở HÀ TÂY NHỮNG NĂM TỚI

3.1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ NGOÀI QUỐC DOANH Ở HÀ TÂY NGOÀI QUỐC DOANH Ở HÀ TÂY

3.1.1. Quản lý thu thuế là nhiệm vụ chung của cơ quan thuế, chính quyền địa phương và cơ quan liên quan quyền địa phương và cơ quan liên quan

Thuế giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, đối với hoạt động của nhà nước và có ảnh hưởng đến toàn bộ dân cư. Vì vậy, quản lý thuế nói chung, quản lý thuế đối với khu vực KTNQD nói riêng, phải được coi là nhiệm vụ chung của cơ quan thuế, chính quyền địa phương và cơ quan liên quan. Cụ thể là:

- Phải xác định việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác thuế là một trong những nhiệm vụ trung tâm, thường xuyên của chính quyền địa phương.

Tăng cường sự chỉ đạo, lãnh đạo của chính quyền các cấp (đặc biệt là cấp cơ sở) đối với công tác thuế là yếu tố quan trọng nhằm quản lý thu thuế đạt hiệu quả đồng thời phát huy hiệu lực quản lý Nhà nước của chính quyền cơ sở.

Chính quyền các cấp có chức năng quản lý Nhà nước ở địa phương nhằm đảm bảo cho hiến pháp, pháp luật của Nhà nước được tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh cở cơ sở, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân lao động, động viên mọi công dân làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước. Chính quyền cơ sở có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nhiệm vụ ngân sách của địa phương, phối hợp với các cơ quan chức năng để đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời các loại thuế và các khoản thu phát sinh ở địa phương. Với tư cách là chính quyền Nhà nước, UBND các cấp có quyền giám sát, kiểm tra các hoạt động kinh tế - xã hội của mọi thành phần kinh tế để đảm bảo chính sách pháp luật, giữ gìn pháp chếp XHCN và quyền lợi chung của Nhà nước cũng như của mọi tầng lớp nhân dân.

nhân dân; là cuộc đấu tranh gay gắt giữa lợi ích cá nhân cục bộ với lợi ích quốc gia, giữa quyền lợi và nghĩa vụ của mọi công dân, mọi tổ chức hoạt động kinh doanh. Vì vậy, không thể tách công tác quản lý thu thuế của ngành thuế ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, của chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở. Phải coi việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác thuế là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của địa phương. Trong việc cấp phát kinh phí bằng nguồn vốn ngân sách cho chính quyền các cấp cần gắn với nhiệm vụ hoàn thành kế hoạch thu trên các địa bàn. Các cấp uỷ Đảng cần coi trọng công tác chỉ đạo chấp hành chính sách thuế, hoàn thành nghĩa vụ thuế là một chỉ tiêu để đánh giá đơn vị cơ sở và Đảng bộ vững mạnh. UBND xác cấp cần chỉ đạo các ban, ngành liên quan, các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, mặt trận cùng phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế đẻ làm tốt công tác quản lý thu thuế, chống thất thu thuế cho ngân sách.

Các cơ quan chức năng trong địa phương cần xác định rõ mối quan hệ với cơ quan thuế, vừa là phối hợp hỗ trợ nhưng vừa là trách nhiệm cùng cơ quan thuế đẻ thực hiện tót các luật thuế.

Cơ quan thuế các cấp phải chủ động, thường xuyên báo cáo cấp uỷ Đảng, UBND các cấp về kết quả thu được, thực trạng quản lý thu trên địa bàn, những khó khăn vướng mắc, kiến nghị đề xuất các phương án thu, các biện pháp nghiệp vụ cụ thể để UBND các cấp chỉ đạo các ngành có liên quan phối hợp với cơ quan thuế tăng cường quản lý thu thuế đạt hiệu quả ngày càng cao hơn. Từ thực tiễn công tác quản lý thu thuế khu vực KTNQD trên địa bàn tỉnh Hà Tây trong những năm qua cho thấy rằng; sự tăng cường chỉ đạo của chính quyền các cấp đối với công tác thuế là bài học kinh nghiệm để phát huy được sức mạnh tổng hợp giúp cơ quan thuế hoàn thành nhiệm vụ thu, đồng thời phát huy hiệu lực của chính quyền cơ sở. Những địa bàn chính quyền chưa quan tâm đến công tác thuế thì kết quả công tác thu ở đó hạn chế thất thu nhiều.

Đi đô với cải cách hệ thống hành chính cần phải quy định rõ ràng về quyền hạn, trách nhiệm của UBND các cấp đối với công tác thuế. Cơ quan thuế phải thực sự là công cụ quản lý của chính quyền địa phương các cấp đối với nền kinh tế.

Cùng với việc giao nhiệm vụ chỉ đạo quản lý thu thuế cho chính quyền địa phương, Nhà nước cần nghiên cứu cải tiến chế độ điều tiết ngân sách cho phường, xã đối với một số khoản thuế để bù đắp các chi phí cần thiết cho hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương, tránh tình trạng UBND các cấp tự đặt ra các khoản thu không hợp lệ.

3.1.2. Bảo đảm bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế.

Trong cơ chế trị trường, mọi thành phần kinh tế được bình đẳng trước pháp luật để cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh. Do đó, hệ thống thuế cũng phải được thực hiện thống nhất nhằm đảm bảo sự bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp cho NSNN giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, giữa các tầng lớp dân cư. Các nhà doanh nghiệp và cá nhân có thu nhập cao phải nộp thuế nhiều hơn những doanh nghiệp và cá nhân có thu nhập thấp. Hàng tiêu dùng cao cấp, dịch vụ xa xỉ phải chịu thuế suất cao hơn hàng hoá và dịch vụ thiết yếu. Qua sự điều chỉnh của thuế góp phần điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư, hạn chế sự phân hoá và chênh lệch quá xa về thu nhập, đời sống trong xã hội. Tuy nhiên, người có kỹ thuật cao, làm ăn giỏi vào còn thu nhập coa sau khi nộp thuế, khuyến khích làm giàu một cách chính đáng, hợp pháp. Với chính sách phân phối và phân phối thu nhập qua thuế, Nhà nước có nguồn thu để trợ cấp, giúp đỡ các cơ sở sản xuất kinh doanh có khó khăn, thực hiện xoá đói giảm nghèo và thực hiện các chính sách xã hội khác.

Trong thời gian 15 năm, nền kinh tế nước ta từng bước chuyển từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liên, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước, đã thúc đầy nền kinh tế có những bước phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, ở thành phần kinh tế Nhà nước một số doanh nghiệp Nhà nước đang từng bước sắp xếp, tháo gỡ khó khăn, “để kinh tế Nhà nước thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế” [21, tr. 1989] cần thiết phải có những ưu đãi phù hợp.

Những để huy động tối đa nguồn lực, tạo sức bật mới cho phát triển sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế với các hình thức sở hữu khác nhau. Mọi doanh nghiệp, mọi công dân được đầu tư kinh doanh theo các hình tứhc do luật định và được pháp luật bảo vệ. Mọi tổ

chức kinh doanh theo các hình thức sở hữu khác nhau đan xen hỗn hợp đều được khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác, cạnh tranh bình đẳng và làm bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN [21, tr. 188].

Đối với những cơ sở sản xuất kinh doanh có tính chất độc quyền, có nhiều lợi thuế về trang thiết bị, về sản xuất, về tiêu thụ, giá cả… phải có sự điều tiết cao hơn, vì thường các cơ sở này có thu nhập cao hoặc rất cao so với các ngành nghề bình thường.

“Đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận của nền kinh tế Việt Nam, được khuyến khích phát triển, hướng mạnh vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu, hàng hoá và dịch vụ có công nghệ cao, xây dựng kết cấu hạ tầng” [13, tr. 191 - 192], việc ưu đãi về thuế ở mức độ nhất định, thời gian đầu tư của quá trình chủ động mở cửa hội nhập là cần thiết nhằm mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng thực tế, đây không phải là yếu tố hấp dẫn duy nhất, những vấn đề mà các nhà đầu tư quan tâm hơn là: tình hình chính trị, luật pháp ổn định, điều kiện về cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc, kinh tế - xã hội… Ưu đãi về thuế quá nhiều chưa hẳn đã gây được sự quan tâm của các nhà đầu tư, có khi còn tạo cho họ hoài nghi môi trường đầu tư và tạo sơ hở để họ lợi dụng hoạt động “núp bóng” nhằm trốn thuế. Thường thường, môi trường đầu tư tốt được thể hiện trên các mặt quan trọng về chính sách thuế thống nhất, quyền lực thuế tập trung, pháp chế thuế được kiện toàn. Về mặt tài chính của NSNN, nhiều cuộc điều tra ở các nước đang phát triển cho thấy những ưu đãi về thuế thường làm giảm từ 2 - 13% tổng số thu ngân sách, có khi kết quả mang lại về tài chính – kinh tế - xã hội cho nước chủ nhà bị suy giảm nhưng lại làm giàu cho tư bản nước ngoài, có điều kiện khai thác tài nguyên, nhân công rẻ mạt để có thu nhập siêu ngạch. Do đó, về lâu dài cần phải nghiên cứu, thu hẹp, từng bước xoá bỏ mọi sự phân biệt đối xử tràn lan về nghĩa vụ nộp thuế đối với thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, bảo đảm sự bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh với các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế trong nước, tạo điều kiện bảo vệ và thúc đẩy sản xuất nội địa phát triển lành mạnh, có lợi cho quốc tế dân sinh.

3.1.3. Quản lý thuế NQD phải được đổi mới theo hướng: ĐTNT tự tính, tự khai và tự nộp thuế. tự tính, tự khai và tự nộp thuế.

Chế độ tự khai, tự tính, tự nộp thuế là xu hướng của nền quản lý thuế hiện đại, sẽ nâng cao ý thức tự giác, đề cao trách nhiệm trước pháp luật của người nộp thuế. Có như vậy mới thể hiện nộp thuế là nghĩa vụ và là quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân. Nếu việc tính thuế, khai thuế sai và nộp thuế không đúng thời hạn sẽ bị xử lý vi phạm hành chính về thuế mà không thể đổ lỗi cho người khác.

Trong cơ chế kinh tế thị trường, đối tượng nộp thuế ngày càng nhiều. Đối tượng nộp thuế thuế sử dụng đất, thuế thu nhập cá nhân đã và sẽ lên tới hàng chục triệu. Cơ quan thuế sẽ không thể làm thay công việc của đối tượng nộp thuế. Hiện nay cơ quan thuế còn kiểm tra để ra thông báo mức thuế phải nộp cho các đối tượng nộp thuế. Việc thông báo này có hạn chế do tờ khai thuế là các số liệu tổng hợp nên việc kiểm tra tính chính xác hay không chính xác rất khó khăn, vì vậy, chủ yếu là thông báo theo mức kê khai của đối tượng nộp thuế; Nếu chờ nhận được tờ khai, kiểm tra và ra thông báo thuế thường phải dồn vào khoảng tuần thứ 2 của tháng (tuần đầu do đơn vị kê khai), do đó tạo ra cho cơ quan thế một khối lượng công việc rất nặng nề, phải triển khai trong một khoảng thời gian ngắn; Mặt khác trong trường hợp này, đối tượng nộp thuế phải chờ đợi thông báo thuế nên việc nộp thuế bị chậm trễ.

Chế độ tự khai, tự tính, tự nộp thuế sẽ giảm bớt được chi phí thông báo nộp thuế và chi phí tuân thủ pháp luật thuế của cơ sở kinh doanh. Với cơ chế nộp thuế hiện nay, hàng năm cơ quan thuế phải thông báo thuế ít nhất là 2 lần cho gần 23 triệu hộ nộp thuế ổn định (trong đó: 11 triệu hộ nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp; khoảng 10,5 triệu hộ nộp thuế nhà đất và gần 1,5 triệu hộ kinh doanh cá thể). Ngoài ra hàng tháng cơ quan thuế phát hành thông báo nộp thuế GTGT cho khoảng 137.000 tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh 30.000 tờ/tháng, TP Hà Nội 15.000 tờ/tháng. Với số lượng in thông báo nêu trên rất tốn kém.

Đặc biệt áp dụng chế độ tự khai, tự tính, tự nộp thuế là phù hợp với cơ chế quản lý thuế của tất cả các nước trên thế giới, các nước trong khối ASIAN và các nước có nền kinh tế chuyển đổi như Trung Quốc và Đông Âu.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH

3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác quản lý thuế đối với KTNQD trên địa bàn. KTNQD trên địa bàn.

Chất lượng công tác quản lý thuế đối với khu vực KTNQD liên quan tới rất nhiều vấn đề nhưng trước hết trực tiếp phụ thuộc vào công tác quản lý đối tượng nộp thuế (đơn vị kinh doanh) và quản lý số thuế phải nộp tại các đơn vị này.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Hà Tây -Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w